Hỗ trợ đợt 3 bao nhiêu tiền

  • Trả lời công dân - doanh nghiệp

Ông Ngô Tiến Mỹ cũng được UBND xã Vĩnh Lộc B [huyện Bình Chánh, TPHCM] thông báo, Nhà nước có gói hỗ trợ cho tất cả người dân bị nghỉ việc từ tháng 6 đến tháng 9/2021. Nhưng đến nay, tháng 4/2022, người dân Ấp 2 không có bất cứ thông tin nào về việc nhận gói hỗ trợ này.

Ông Mỹ hỏi, người dân có được nhận gói hỗ trợ này không? Nếu có thì đề nghị thông tin cho người dân được biết.

UBND huyện Bình Chánh [TPHCM] trả lời vấn đề này như sau:

Hiện tại, UBND huyện đang hoàn thiện thủ tục để chi trả hỗ trợ đợt 3 tại các khu vực, đang chờ kinh phí từ HĐND Thành phố. Khi có kinh phí, địa phương sẽ thông báo người dân ra nhận tiền hỗ trợ.

Chinhphu.vn


Đã có hơn 6 triệu người nhận hỗ trợ đợt 3

HÐND TP HCM vừa có báo cáo kết quả hoạt động giám sát tình hình triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19, các chính sách hỗ trợ cho nhân dân gặp khó khăn do tác động của dịch và việc tiếp nhận, giải quyết các thông tin, phản ánh, kiến nghị của nhân dân về công tác phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.

  • TP HCM: Khẩn trương hoàn tất việc chi hỗ trợ đợt 3

  • TP HCM: Lãnh đạo ngành xã hội nói gì về hàng trăm trường hợp "nhận nhầm" tiền hỗ trợ đợt 3

  • Ông Lê Minh Tấn: TP HCM sẽ kéo dài thời gian chi hỗ trợ đợt 3!

  • TP HCM: Kéo dài chi trả gói hỗ trợ đợt 3 đến ngày 22-10

Theo báo cáo, đến nay đã có 22/22 đơn vị triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương là 124.862/125.557 người, đạt tỉ lệ 99,45% với số tiền hỗ trợ hơn 258,8 tỉ đồng. 22/22 đơn vị triển khai thực hiện hỗ trợ người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp với số lượng 197/197 người, đạt tỉ lệ 100% với số tiền hỗ trợ hơn 400 triệu đồng.

Đối với việc hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng lao động [lao động tự do] bị mất việc làm, đợt 1 có 22/22 đơn vị, 370.581/371.053 người, đạt tỉ lệ 99,87% với tổng số tiền hơn 555,8 tỉ đồng.

Đợt 2 có 22/22 đơn vị, 651.368/656.498 người, đạt tỉ lệ 99,22% với tổng số tiền hơn 1.281 tỉ đồng. Ngoài ra, đến nay cũng có 9/22 đơn vị triển khai thực hiện hỗ trợ hộ kinh doanh phải dừng hoạt động với số lượng 9.333/9.333 người, đạt tỉ lệ 100% với tổng số tiền hơn 18 tỉ đồng. 22/22 đơn vị triển khai thực hiện hỗ trợ thương nhân tại các chợ truyền thống với số lượng 21.530/21.749 người, đạt tỉ lệ 98,99% với tổng số tiền hơn 32 tỉ đồng.

Về thực hiện Nghị quyết 97/2021 của HÐND TP HCM [hỗ trợ đợt 3] có 22/22 đơn vị triển khai thực hiện với số lượng 6.105.623/7.524.447 người, đạt tỉ lệ 81% với tổng số tiền hơn 6.105 tỉ đồng. Đến nay có 19 đơn vị chi đạt tỉ lệ trên 80%.

Thường trực HÐND TP HCM đề nghị UBND thành phố hướng dẫn TP Thủ Ðức và các quận - huyện rà soát, bổ sung đầy đủ, không để trùng, không để sót các đối tượng người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong thời gian giãn cách xã hội kéo dài trên địa bàn thành phố theo Nghị quyết 97. Ðồng thời, khẩn trương triển khai gói hỗ trợ đợt 3 cho người dân gặp khó khăn do ảnh hưởng dịch bệnh, hạn chế tình trạng người dân khiếu nại, kiến nghị, phản ánh.

Phan Anh

Ngày 20/10, phường Đông Hưng Thuận [quận 12] còn khoảng 16.000 người chưa nhận tiền hồ trợ đợt 3, chiếm 40% trong số 40.000 trường hợp cần giúp đỡ. Ông Lâm Quân Minh Vương, Chủ tịch UBND phường nói hiện các khu phố vẫn còn ít kinh phí quận vừa bổ sung, song 1-2 ngày nữa sẽ hết. "Chúng tôi đã kiến nghị cấp trên sớm chuyển kinh phí còn lại để chi cho người dân", ông Vương nói.

Cũng với lý do thiếu kinh phí, nhiều ngày qua một số phường ở quận 12 phải dừng chi trả hỗ trợ dù nhu cầu còn rất lớn. Ông Nguyễn Văn Xem, Trưởng phòng Lao động, Thương binh và Xã hội quận cho biết, toàn địa bàn có hơn 609.000 người khó khăn cần giúp đỡ, tức cần 609 tỷ đồng. Tuy nhiên, quận mới được thành phố phân bổ 300 tỷ đồng, số tiền này chi hết từ 9/10. Sau đó, địa phương ứng trước 100 tỷ đồng và chuyển hết cho các phường.

"Quận không còn nguồn nào để ứng nữa, người dân đang rất mong", ông Xem nói và cho biết địa phương còn phát sinh thêm 70.000 người khó khăn muốn được hỗ trợ. Đây cũng là áp lực trong bối cảnh ngân sách chi trả chưa rót về kịp.

Cán bộ phường 11 [quận Gò Vấp] đến từng nhà chi tiền hỗ trợ đợt 3 cho người khó khăn. Ảnh: Lê Tuyết

Tại Gò Vấp, Phó chủ tịch UBND quận Đào Thị My Thư cho hay, danh sách hỗ trợ đợt 3 của toàn quận hơn 374.000 người. Cuối tháng 9, địa phương được thành phố cấp 330 tỷ đồng gồm cả kinh phí chống dịch. Quận đã dùng 280 tỷ đồng để hỗ trợ cho người dân. Ngoài số tiền thành phố cấp, địa phương đã ứng thêm nhưng đã chi hết. Đến nay, hơn 34.000 người chưa nhận hỗ trợ.

"Nếu tính cả số tiền còn thiếu của hai gói đầu, địa phương cần thêm 200 tỷ đồng để hoàn thành việc hỗ trợ người dân", bà Thư nói và cho biết đã có văn bản đề nghị thành phố sớm cấp kinh phí để các phường đảm bảo hoàn thành tiến độ.

Tương tự, danh sách đợt hỗ trợ 3 của quận 11 hơn 146.000 người. Sau 20 ngày chi tiền, 80 tỷ đồng thành phố cấp về đã hết. Bà Trần Thị Bích Trâm, Phó chủ tịch UBND quận cho hay địa phương đang thiếu 66 tỷ đồng và đã ứng trước nhiều nguồn để chi cho người dân. Hiện hơn 26.000 người ở quận chưa nhận được tiền.

Giám đốc Sở Tài chính TP HCM Phạm Thị Hồng Hà cho biết chỉ đạo của Thành ủy là phải ưu tiên nguồn tiền cho gói hỗ trợ này. Sở đã chuẩn bị đủ kinh phí cấp cho các địa phương nhưng đang chờ Văn phòng UBND thành phố hoàn tất một số thủ tục. Dự kiến, tiền sẽ được rót về quận huyện trong vài ngày tới.

Gói hỗ trợ thứ 3 được TP HCM thông qua hồi cuối tháng 9, với kinh phí 7.300 tỷ đồng, giúp đỡ 7,3 triệu người hoàn cảnh thực sự khó khăn do Covid-19. Khác những đợt trước, lần hỗ trợ này không tính theo hộ mà theo nhân khẩu. Mỗi người nhận một triệu đồng không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú.

Các quận, huyện, TP Thủ Đức đã phê duyệt danh sách 6,3 triệu người cần giúp đỡ. Tính đến chiều 15/10, tỷ lệ chi mới đạt 74%, tương ứng 4,7 triệu người nhận tiền. Do đó, UBND thành phố kéo dài thời gian hỗ trợ đến 22/10.

Lê Tuyết

Mấy hôm nay, ngoài việc tiếp tục chi tiền hỗ trợ đợt 3, các cán bộ của phường 14 [quận Gò Vấp] phải đến từng nhà vận động người "nhận nhầm" trả lại tiền. Chủ tịch UBND phường 14 Nguyễn Thế Dũng nói trước hết tổ công tác phải nhận lỗi với người dân vì đã không kiểm tra kỹ, sau đó giải thích lý do chi nhầm. "Có người không đồng ý nhưng hôm sau gọi điện báo sẽ trả lại", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, do tính cấp bách của gói hỗ trợ nên ngay từ đầu thành phố có quan điểm lập danh sách tới đâu xét tới đó, thẩm định được bao nhiêu, chi bấy nhiêu, không để người khó khăn phải chờ. So với hai gói trước, lần này TP HCM ứng dụng công nghệ để rà soát và app SafeID Delivery là công cụ trợ giúp các tổ chi tiền. Tuy nhiên, thời gian đầu việc chi trả không như kỳ vọng.

Cán bộ phường 14 [Gò Vấp] chi tiền hỗ trợ cho người dân, ngày 30/9. Ảnh: Lê Tuyết

Để nhận hỗ trợ đợt 3, người dân tự kê khai thông tin, nộp cho tổ trưởng dân khố, trưởng ấp. Từ các thông tin này, hội đồng xét duyệt của xã, phường, thị trấn sẽ thẩm định. Sau đó, danh sách này được gửi cho Công ty TNHH MTV Phát triển công viên phần mềm Quang Trung [QTSC] để lọc các trường hợp không được nhận như đang đóng bảo hiểm xã hội, hưởng trợ cấp, lĩnh lương...

Ông Dũng cho hay, danh sách đưa lên QTSC phải "chính xác từng dấu chấm, phẩy" để phần mềm của đơn vị này lọc và loại trừ đúng người. Song số người có nhu cầu nhận quá nhiều, như phường 14 lên đến 43.600 người, áp lực thời gian, một người đảm nhận nhiều việc nên công tác nhập liệu không tránh khỏi sai sót.

"Đầu vào không đúng chuẩn thì đầu ra sẽ thiếu chính xác", ông Dũng nói. Nhiều trường hợp thuộc nhóm không được nhận hỗ trợ sau khi QTSC lọc ra, trả về bị mất địa chỉ nên phường không thể chuyển về khu phố để đối chiếu mà phải quay lại danh sách tổng, dùng excel kiểm tra rất thủ công. Chưa kể, trong mấy ngày đầu chi tiền, ứng dụng SafeID Delivery không chạy được nên rất khó đối soát, cán bộ phải kiểm tra trên giấy.

Chủ tịch phường 14 ví dụ một người đang hưởng lương, có đóng bảo hiểm xã hội nhưng do sai một con số trong dãy chứng minh nhân dân, phần mềm của QTSC không lọc ra được nên đương nhiên người này sẽ có trong danh sách hỗ trợ. Khi tổ công tác xuống tận nơi thấy đúng người, đúng địa chỉ, chỉ sai một con số, nghĩ rằng do nhập liệu nên điều chỉnh lại cho đúng và vẫn chi tiền. Sau này về cập nhật lên ứng dụng mới phát hiện chi nhầm người.

Quận 11 có gần 6.000 trường hợp bị trùng thông tin, không đáp ứng đúng tiêu chí nhưng vẫn được nhận hỗ trợ. Bà Trần Thị Bích Trâm, Phó chủ tịch UBND quận nói ở đợt 3, các phường chịu nhiều áp lực từ người dân muốn nhận tiền sớm và phải làm đúng tiêu chí, tiến độ thành phố yêu cầu. Cán bộ cơ sở chỉ có 5 ngày để rà soát, cập nhật danh sách lên ứng dụng nên "sai sót là điều khó tránh khỏi". Việc lọc danh sách bằng công nghệ không được như kỳ vọng do các trường dữ liệu từ cơ sở gửi lên QTSC không trùng khớp.

"Thời gian đầu ứng dụng SafeID Delivery 'chạy không nổi', dữ liệu không đồng bộ, danh sách không tải về được nên các tổ chi tiền không thể dùng để đối chiếu như kế hoạch", bà Trâm nói.

Cán bộ khu phố 2, phường Thạnh Xuân [quận 12] lấy thông tin người dân chuẩn bị cho đợt hỗ trợ thứ 3. Ảnh: Lê Tuyết

Ngoài ra, từ đầu tháng 9 thành phố có chủ trương giúp đỡ mọi người dân gặp khó khăn do dịch. Nhưng lúc này thành phố chưa có tiêu chí cụ thể người được hỗ trợ. Do đó các địa phương phải lập danh sách hỗ trợ đợt 3 theo biểu mẫu hai gói trước. Đến 16/9, thành phố có hướng dẫn các nhóm cần giúp đỡ, trong đó nhấn mạnh người "có hoàn cảnh thực sự khó khăn" mới được hỗ trợ. Trường hợp đang đóng bảo hiểm xã hội, hưởng lương, trợ cấp... không được nhận.

Lãnh đạo một quận nói rằng "cầm đèn chạy trước ôtô" là tình trạng chung của nhiều quận huyện khi lập danh sách hỗ trợ. Bởi nếu chờ hướng dẫn, khi triển khai địa phương sẽ không đảm bảo tiến độ chi, người dân càng bức xúc. Nếu ban đầu biết có tiêu chí "hoàn cảnh thực sự khó khăn", cán bộ cơ sở sẽ loại các trường hợp "có nhà lầu, xe hơi, còn thu nhập khác" chứ không đưa vào danh sách.

Tại Hóc Môn, bà Lê Thụy Mỵ Châu, Phó chủ tịch UBND huyện cho hay, địa bàn có hơn 500.000 người có nhu cầu nhận gói hỗ trợ. Thời gian đầu huyện nhận thấy những bất cập của ứng dụng SafeID Delivery nên chủ động làm app riêng để rà soát, theo dõi tiến độ chi. Trong khi khắc phục được những bất cập của công nghệ, huyện gặp tình huống nhiều người dân khai báo không đúng.

Bà Châu ví dụ có người đã lập gia đình và nhận hỗ trợ ở địa chỉ nhà chồng. Sau 30/9, thành phố cho đi lại, người này cùng các con về nhà mẹ đẻ khai báo vào danh sách bổ sung. Có trường hợp dùng cả căn cước công dân và chứng minh nhân dân để đăng ký tại hai địa chỉ, nhận hai nơi. Hiện đã có hơn 700 người "nhận nhầm" chủ động trả lại tiền.

Chuyên gia chính sách công Nguyễn Quang Đồng cho rằng, với số lượng người quá lớn, bối cảnh dịch cấp bách, thời gian thực hiện ngắn, gói hỗ trợ vốn chưa có tiền lệ nên sai sót, chi nhầm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chính quyền thành phố cần phân biệt việc chi sai hỗ trợ do khách quan, lỗi kỹ thuật hay cố tình trục lợi để có xử lý phù hợp đối với cán bộ phụ trách lẫn người dân.

"Với trường hợp 'nhận nhầm', giải pháp tốt nhất địa phương vận động trả lại bởi họ cũng là người dân thành phố, có đóng góp vào ngân sách suốt thời gian qua nên cần được thông cảm", ông Đồng nói.

Gói hỗ trợ thứ 3 được TP HCM thông qua hồi cuối tháng 9, với kinh phí 7.300 tỷ đồng, giúp đỡ 7,3 triệu người khó khăn do Covid-19, bị mất việc, không còn nguồn thu nhập nào. Khác những đợt trước, lần hỗ trợ này không tính hộ mà theo nhân khẩu. Mỗi người nhận một triệu đồng không phân biệt thường trú, tạm trú hay lưu trú.

Đến chiều 22/10, khoảng 5,3 triệu người đã nhận tiền, chiếm tỷ lệ 78%, vẫn còn 1,5 triệu người chưa nhận được tiền. Việc giải ngân dự kiến đến 7/11. Từ ngày 1/11 đến 15/11, thành phố tổ chức 3 đoàn kiểm tra việc chi hỗ trợ.

Lê Tuyết

Video liên quan

Chủ Đề