Hồ Xuân Hương sinh năm bao nhiêu?

Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa Thơ nôm với nhiều bài thơ để đời, hãy cùng Reader tìm hiểu về thi sĩ này nhé!

1. Tiểu sử

Hồ Xuân Hương [1772–1822] là một nhà thơ Việt Nam sinh vào cuối thời Lê. Sự thật về cuộc đời của bà rất khó xác minh, nhưng điều này được chứng minh rõ ràng: bà sinh ra ở tỉnh Nghệ An gần cuối thời chúa Trịnh, và chuyển đến Hà Nội khi còn là một đứa trẻ. Người ta đoán chắc rằng cô là con gái út của Hồ Phi Diễn. Cuộc đời của Hồ Xuân Hương mang nhiều ngang trái khi bà hai lần đi lấy chồng nhưng đều làm lẽ đến cuối cùng bà vẫn đơn độc một mình. Hồ Xuân Hương là một người đi nhiều nơi thế nên bà có mối quan hệ rất thân thiết với nhiều danh sĩ nổi tiếng.

Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương [chưa rõ năm sinh năm mất] quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây [Hà Nội bây giờ] lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.

Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật [tám câu bảy chữ] và thất ngôn tứ tuyệt [bốn câu bảy chữ]. Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2... Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.

2. Phong cách sáng tác

Hồ Xuân Hương là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn thế nhưng cuộc đời bà có vô vàn bất hạnh cũng chính những sự bất hạnh ấy giúp bà trở nên mạnh mẽ hơn. Những sáng tác của Hồ Xuân Hương đặc trưng thiên về người phụ nữ, lúc bấy giờ thơ của bà luôn được nhiều người biết đến. Chính nhờ sự miệt mài đóng góp trong văn chương, bà trở thành một người có tên tuổi và vị trí nhất định trong nền văn học Việt Nam.

Thơ của Hồ Xuân Hương chân thật, gần gũi bởi nó mang tính hiện thực cao. Bà phê phán xã hội phong kiến xưa, bà luôn khao khát muốn thoát khỏi chế độ phong kiến khắc nghiệt ấy. Trong thơ của Hồ Xuân Hương cảnh vật luôn được hiện lên một cách tươi mới.

Hồ Xuân Hương có biệt tài sử dụng điệp khúc, âm điệu, tiết tấu thích hợp với từng ý, từng hoàn cảnh giúp cho người đọc dễ hình dung và tưởng tượng trong thơ ca của bà.

Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương có bài thơ Bánh trôi nước. Bánh trôi nước thể hiện được vẻ đẹp thủy chung, son sắc của người phụ nữ. Thông qua đó Hồ Xuân Hương muốn người đọc hiểu được số phận ba chìm bảy nổi của người phụ nữ trong thời phong kiến xưa. Năm 2016 Bài thơ Bánh trôi nước được nhạc sĩ Hồ Hoài Anh phổ nhạc, được trình bày bởi ca sĩ Hoàng Thùy Linh. Ngay sau khi được ra mắt bài hát nhạc được khán giả ủng hộ và phản hồi rất tích cực.

3. Thành tựu của Hồ Xuân Hương

Hiện nay hầu hết các thành phố ở Việt Nam đều có con phố mang tên Hồ Xuân Hương. Đặc biệt tên của bà còn được đặt cho một hồ nước tại trung tâm Đà Lạt.

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương được lựa chọn trở thành tác phẩm dạy học trong bộ môn Ngữ Văn của các trường Trung học cơ sở tại Việt Nam.

Bài thơ “Tự tình II” được lựa chọn để dạy trong chương trình Ngữ văn 11 tại Việt Nam.

4. Nhận định về nhà thơ Hồ Xuân Hương

Thật là tinh quái, những câu hay đọc lên đến ghê người. Người ta thường có câu: “Thi trung hữu họa”, nghĩa là “Trong thơ có vẻ”. Như thơ Xuân Hương thì lại là “Thi trung hữu quỷ”, tức “Trong thơ có quỷ.” – nhà thơ Tản Đà

Trong suốt tập thơ của nàng, không mấy bài là không có lả lơi, dầu tả cảnh gì, vịnh vật gì cũng vậy. Mà tiếc thay nhời văn thật là chải chuốt, giọng văn thật là êm đềm. – Giáo sư Lê Quảng Hàm

Xuân Hương bị nỗi u hoài chua chát ám ảnh. Đó là khát vọng tiềm thức, là sự hiện thân của Tội - Gốc. – Nhà văn Trương Tửu

Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự thật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân, chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình cảm. – Nhà thơ Xuân Diệu

Lời kết

Trên đây là bài viết về Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương, hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp cầm bút của Hồ Xuân Hương. Chúc tất cả các bạn học tập thật tốt.

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một người con của quê hương Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Bà là nhà thơ nữ kiệt xuất của Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, được tôn vinh "Bà chúa thơ Nôm" với nhiều tác phẩm đạt đỉnh cao của thơ Nôm, là một hiện tượng hiếm có trong văn học thế giới.

Hồ Xuân Hương để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập thơ "Lưu Hương ký" có 24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm cùng 100 bài thơ Nôm theo phong cách dân gian, phóng túng, thể hiện sự đặc sắc, phong phú của tiếng Việt.

Trải qua hàng thế kỷ, đến nay, thơ Hồ Xuân Hương vẫn được các thế hệ đương đại yêu mến, bởi mỗi tiếng thơ của bà đều đại diện cho tâm tư, tình cảm, khát vọng yêu và sống, sự quyết liệt trong đấu tranh bình quyền… của người phụ nữ.

Với những giá trị tư tưởng, nghệ thuật mang tính quốc tế và vượt tầm thời đại, thơ Hồ Xuân Hương đã được dịch ra 12 thứ tiếng. Nhiều nhà thơ lớn nước ngoài ngợi ca bà là một trong những nữ sĩ hàng đầu châu Á, là nhà thơ nữ Việt Nam độc đáo nhất trong nền thi ca thế giới.

Tại kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 41 vào tháng 11-2021, UNESCO đã thông qua nghị quyết vinh danh, cùng kỷ niệm 250 năm năm sinh [1772-2022], 200 năm năm mất [1822-2022] của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Ông Christian Manhart - trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam - trao nghị quyết của UNESCO vinh danh và tham gia kỷ niệm 250 năm năm sinh [1772-2022], 200 năm năm mất [1822 - 2022] nữ sĩ Hồ Xuân Hương - Ảnh: DOÃN HÒA

Đọc diễn văn tại buổi lễ, Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Thái Thanh Quý nhấn mạnh vinh dự lớn lao này cũng là niềm vui chung của cả nước, mang lại sự ghi nhận toàn cầu đối với những lý tưởng về hòa bình, bình đẳng xã hội, học tập suốt đời mà Việt Nam cùng chia sẻ với thế giới, phù hợp với những mục tiêu chung của tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa Liên Hợp Quốc và những nét đẹp trong tâm hồn, trí tuệ của con người Việt Nam.

Ông Christian Manhart - trưởng đại diện UNESCO tại Việt Nam - bày tỏ vinh dự được thay mặt UNESCO dự lễ vinh danh ngay tại chính quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương.

Hồ sơ đề nghị của Việt Nam đã được nhiều quốc gia thành viên ủng hộ và đã thuyết phục được 193 thành viên của UNESCO, bởi nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một trong những nữ nhà thơ tiêu biểu của châu Á.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại lễ vinh danh - Ảnh: DOÃN HÒA

Phát biểu tại sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định đây là dịp để bày tỏ lòng tự hào, tôn vinh những cống hiến to lớn của bà đối với văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại, nhưng cũng là để tìm trong di sản của bà những kinh nghiệm và bài học quý báu cho sự phát triển của địa phương và đất nước trong tương lai.

""Ôn cố tri tân", đó là cách tiếp nối và phát huy truyền thống văn hóa lịch sử dân tộc, học hỏi từ những di sản văn hóa của các bậc tiền nhân và cũng là thực hiện theo tinh thần nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và Hội nghị Văn hóa toàn quốc do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì vào tháng 11-2021 vừa qua", Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Chương trình nghệ thuật "Ví đây đổi phận làm trai được" có sự góp mặt của gần 400 diễn viên, ca sĩ, trong đó có 180 diễn viên múa chuyên nghiệp, 200 diễn viên quần chúng và 8 ca sĩ.

Với kết cấu đan xen giữa quá khứ, hiện tại, sử dụng hoạt cảnh dân ca ví giặm và kịch múa để xâu chuỗi các sự kiện, chương trình gồm năm trường đoạn.

Trong đó, đáng chú ý là ở trường đoạn 1, có phân đoạn khắc họa nhân vật Hồ Xuân Hương 11 tuổi lần đầu được về thăm quê, hân hoan giữa cảnh làng quê trù phú, tắm mình trong những câu ví, giặm và những câu ca ý tại ngôn ngoại của các nhà nho xứ Nghệ.

Chủ tịch nước dâng hương tưởng niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương

TTO - Sáng 3-12, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã về xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An dâng hoa, dâng hương tưởng niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương tại quê hương của bà.

Hồ Xuân Hương sinh năm bao nhiêu mất năm bao nhiêu?

Hồ Xuân Hương.

Hồ Xuân Hương để lại bao nhiêu tác phẩm?

Hồ Xuân Hương để lại khoảng 150 bài thơ, bao gồm tập thơ "Lưu Hương ký" có 24 bài thơ chữ Hán, 28 bài thơ chữ Nôm cùng 100 bài thơ Nôm theo phong cách dân gian, phóng túng, thể hiện sự đặc sắc, phong phú của tiếng Việt.

Hồ Xuân Hương là người ở đâu?

Nữ sĩ Hồ Xuân Hương quê ở đâu? Theo sách giáo khoa Ngữ văn 11 - Chương trình 2006, nữ sĩ Hồ Xuân Hương chưa rõ năm sinh, năm mất, quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.

Hồ Xuân Hương dài bao nhiêu km?

Hồ Xuân Hương là hồ nhân tạo, có chu vi chừng 5 km, rộng 25ha, có hình trăng lưỡi liềm kéo dài hơn 2 km đi qua nhiều địa danh du lịch của thành phố Đà Lạt như: Vườn hoa thành phố, Công viên Yersin, Đồi Cù, Quảng trường Lâm Viên.

Chủ Đề