Hoàn thành các câu sau theo mẫu Ai là gì con đường làng

Mục Lục bài viết:
1. Bộ bài tập số 1:
2. Bộ bài tập số 2
3. Bộ bài tập số 3

Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3
 

1. Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3, bộ số 1: 

Đọc bài thơ Quê hương của Tác giả Đỗ Trung Quân và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Quê hương là chùm khế ngọtCho con trèo hái mỗi ngàyQuê hương là đường đi họcCon về rợp bướm vàng bayQuê hương là con diều biếcTuổi thơ con thả trên đồngQuê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sôngQuê hương là cầu tre nhỏMẹ về nón lá nghiêng cheQuê hương là đêm trăng tỏHoa cau rụng trắng ngoài thềm........Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người.

Câu 1. Quê hương được tác giả nhắc đến trong bài ở đâu?

A. thành phốB. nông thôn

C. miền núi

Câu 2. Các sự vật nào được nhắc đến trong bài thơ cho em biết điều đó.
..................................................................................................................................

Câu 3. Tìm từ cũng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ quê hương.
.................................................................................................................................

Câu 4. Tìm các hình ảnh so sánh có trong các dòng thơ trên:
............................................................................................................

Câu 5. Câu "Quê hương là chùm khế ngọt" thuộc kiểu câu gì?

A. Ai làm gì?B. Ai là gì?

C. Ai thế nào?

Câu 6. Đặt 1 câu với từ em vừa tìm được ở câu 3 trong đó có sử dụng hình ảnh so sánh.
........................................................................................................

* Đáp án:

Câu 1. B. Nông thônCâu 2. Các sự vật được nhắc đến trong bài thơ cho em biết điều đó.

chùm khế ngọt, đường đi học, bướm vàng, con diều biếc, đồng, con đò nhỏ, sông, cầu tre nhỏ, nón lá, trăng, Hoa cau, thềm nhà.

Câu 3. Tìm từ cũng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ quê hương:
quê quán, quê cha đất tổ, nơi chôn rau cắt rốn...

Câu 4. Tìm các hình ảnh so sánh có trong các dòng thơ trên:- Quê hương là chùm khế ngọt. - Quê hương là đường đi học.- Quê hương là con diều biếc. - Quê hương là đêm trăng tỏ

- Quê hương là con đò nhỏ - Êm đềm khua nước ven sông.

Câu 5. B. Ai là gì?Câu 6. Đặt 1 câu với từ em vừa tìm được ở câu 3.

Hs đặt câu lưu ý đầu câu viết hoa và chấm câu ở cuối câu.


2. Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3, bộ số 2:

I. Học sinh đọc thầm bài:

Vết sẹo

Bắc cảm thấy sửng sờ và có cảm giác xấu hổ khi lần này mẹ mình tham gia buổi họp phụ huynh. Câu không muốn mọi người nhìn thấy vẻ bề ngoài của mẹ. Bên má phải của mẹ có một vết sẹo rất lớn.Tình cờ, hôm đó Bắc nghe được câu chuyện giữa mẹ và cô giáo chủ nhiệm.- Dạ, vì sao bác lại bị vết sẹo trên mặt như vậy ạ ? - Cô giáo rụt rè hỏi.- Khi con trai tôi còn nhỏ, nó bị kẹt trong căn phòng bị hỏa hoạn. Tôi liều mình lao vào cứu con và bị một thanh xà nhà rơi trúng. Không thể xóa được vết sẹo xấu xí này, nhưng tôi không bao giờ ân hận vì điều đó.

Nghe thấy thế, Bắc ùa tới ôm chầm lấy mẹ , nước mắt lưng tròng. Câu cảm nhận được sự hi sinh của mẹ dành cho mình và nắm chặt tay mẹ suốt cả ngày hôm ấy.

Theo Hạt Giống Tâm Hồn

II. Khoanh vào ý trả lời đúng nhất:

1. Vì sao Bắc cảm thấy xấu hổ khi mẹ đến họp phụ huynh?

A. Vì mẹ Bắc chưa bao giờ đi họp phụ huynh.B. Vì trên mặt mẹ Bắc có một vết sẹo lớn xấu xí.

C. Vì kết quả học tập của Bắc chưa tốt.

2. Vì sao mẹ Bắc lại có vết sẹo xấu xí trên mặt?

A. Vì bà đã cứu Bắc trong một tai nạn hỏa hoạn.B. Vì bà bị một tai nạn bất ngờ khi còn nhỏ.

C. Vì bà bị ngã trong một đám cháy.

3. Bắc đã làm gì sau khi biết nguyên nhân của vết sẹo trên mặt mẹ?

A. Khóc mãi mà không nói lên lời.B. Ôm lấy mẹ khóc và nắm tay mẹ suốt cả ngày.

C. Ùa tới ôm chầm lấy mẹ.

4.Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?

A. Mẹ là người yêu thương con nhất.B. Mẹ là người hi sinh tất cả vì con.

C. Cả A và B đều đúng.

5. Dòng nào gồm toàn các từ chỉ hoạt động, trạng thái?

A. xấu hổ, nghe, rơi, ân hận, ôm chầm, sững sờ.B. xấu hổ, nghe, rơi, ân hận, ôm chầm, vết sẹo.

C. xấu hổ, nghe, rơi, ân hận, ôm chầm, xấu xí.

6. Câu "Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi." thuộc mẫu câu nào?

A. Ai là gì?B. Ai thế nào?

C. Ai làm gì?

7. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu sau:

Em biết quét nhà rửa bát lúc mẹ đi vắng

8. Viết 1 câu có hình ảnh so sánh để nói về con vật mà em yêu thích. ...

* Đáp án:

Học sinh tự đọc bài Vết sẹo và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời đúng.

1. Vì sao Bắc cảm thấy xấu hổ khi mẹ đến họp phụ huynh?
B. Vì trên mặt mẹ Bắc có một vết sẹo lớn xấu xí.

2. Vì sao mẹ Bắc lại có vết sẹo xấu xí trên mặt?
A. Vì bà đã cứu Bắc trong một tai nạn hỏa hoạn.

3. Bắc đã làm gì sau khi biết nguyên nhân của vết sẹo trên mặt mẹ?
B. Ôm lấy mẹ khóc và nắm tay mẹ suốt cả ngày.

4. Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì?
C. Cả A và B đều đúng.

5. Dòng nào gồm toàn các từ chỉ hoạt động,trạng thái?
A. xấu hổ,nghe, rơi, ân hận, ôm chầm,sững sờ.

6. Câu "Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi." thuộc mẫu câu nào?
B. Ai thế nào?

7. Đặt dấu chấm, dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu sau:
Em biết quét nhà, rửa bát lúc mẹ đi vắng.

8. Tự viết.
 

3. Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3, bộ số 3:

Quà của đồng nội

Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết.

Khi đi qua những cánh đồng xanh, bạn có ngửi thấy mùi thơm mắt của bông lúa non không? Trong cải vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.

Đơi đến lúc vừa nhất, người ta gặt mặt mang về. Bằng những cách thức riêng truyền từ đời này sang đời khác, một sự bí mật trân trọng và khe khắt giữ gì, các cô gai làng Vòng làm ra thứ cốm dẻo và thơm ấy...

Cốm là thức quà riêng biệt của những cánh đồng lúa bát ngát, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ Việt Nam...

Theo THẠCH LAM

Học sinh tự đọc bài Quà của đồng nội và khoanh vào chữ đặt trước phần trả lời đúng.

1. Những dấu hiệu nào báo trước mùa cốm sắp đến?

a. Cơn gió mùa hạ lướt qua.b. Mùi lá sen thoảng trong gió.

c. Cả hai dấu hiệu trên.

2. Những chi tiết nào cho thấy hạt lúa non rất tinh khiết và quý giá?

a, Khi đi qua những cánh đồng xanh, mùi thơm mát của bông lúa non bay lên.b, Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.

c, Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì chất quý trong sạch của trời.

3. Cốm là thức quà nổi tiếng của làng nào?

a, Làng Hạ b. Làng Vòng c. Nhật Tân

4. Vì sao cốm được gọi là thức quà riêng biệt của đồng nội?
...........................................................................................

5. Dòng nào dưới đây chỉ đặc điểm?

a, Đan, không vướng mái, truyền, tập trung,b, Đi, múa, ngủ, bảo vệ.

c, Bền, chắc, cao, không vướng mái.

6. Kể tên 4 dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết?

Sau khi hoàn thành 3 bộ Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3 trên đây, quý phụ huynh có thể kiểm tra mức độ hiểu bài cũng như khả năng làm bài của các con tương tự với những bài kiểm tra trên lớp qua Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3. Bên cạnh đó, để giúp con học tốt, quý phụ huynh cũng không nên bỏ qua các tài liệu học tập quan trọng như: Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Anh lớp 3, Bài tập ôn ở nhà môn Toán lớp 3.

Mời quý thầy cô và các bậc phụ huynh cùng tham khảo Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 3 dưới đây để xây dựng đề cương, kế hoạch ôn tập cho các em học sinh trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 này.

Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 4 Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 1 Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 1 Bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2 Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 5 Phiếu bài tập ôn ở nhà môn Tiếng Việt lớp 2

Đặt câu theo mẫu Ai là gì?

Câu hỏi: Đặt câu theo mẫu Ai là gì ?

Trả lời:

- Mẹ em là giáo viên.

 - Ông tôi là một bác sĩ.

- Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam.

- Anh trai tôi là huấn luyện viên thể hình.

- Văn miếu Quốc Tử Giám là ngôi trường đại học đầu tiên của nước ta nằm ở Hà Nội.

- Hà Nội là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học lớn của nước ta.

- Cô ấy là  chị gái tôi.

Các em cùng tìm hiểu thêm về các kiểu câu khác nhé!

1. Các kiểu câu

 CÁC KIỂU CÂU

Kiểu câu

Ai- là gì?

Ai- làm gì?

Ai thế nào?

Chức năng giao tiếp Dùng để nhận định, giới thiệu về một người, một vật nào đó. Dùng để kể về hoạt động của người, động vật hoặc vật được nhân hóa. Dùng để miêu tả đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của người, vật.
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai?

- Chỉ người, vật

- Trả lời cho câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

-Chỉ người, động vật hoặc vật được nhân hóa.

- Trả lời câu hỏi Ai? Con gì? Ít khi trả lời câu hỏi cái gì?[ trừ trường hợp sự vật ở bộ phận đứng trước được nhân hóa.]

-Chỉ người, vật.

- Trả lời câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì?

Bộ phận trả lời cho câu hỏi là gì? [làm gì?/ thế nào? ]

- Là tổ hợp của từ “là” với các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất.

- Trả lời cho câu hỏi là gì? là ai? là con gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ hoạt động.

- Trả lời cho câu hỏi làm gì?

- Là từ hoặc các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái.

- Trả lời cho câu hỏi thế nào?

Ví dụ

Bạn Nam là lớp trưởng lớp tôi.

Chim công là nghệ sĩ múa của rừng xanh.

Ai?: Bạn Nam

Là gì?: Là lớp trưởng lớp tôi.

- Đàn trâu đang gặm cỏ trên cánh đồng.

Ai?: Đàn trâu

Làm gì?: đang gặm cỏ.

- Bông hoa hồng rất đẹp

- Đàn voi đi đủng đỉnh trong rừng.

Ai?: Đàn voi

Thế nào?: đi đủng đỉnh trong rừng.

2. Bài tập về mẫu câu “Ai là gì?”

Bài tập 1: Tìm câu kể Ai là gì? trong các đoạn văn dưới đây rồi ghi vào vở

a. [1] Nguyễn Tri phương là người Thừa Thiên. Hoàng Diệu là người Quảng Nam. [2] Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. [3] Nhưng các ông đã anh dũng hi sinh bảo vệ thành Hà Nội trong hai cuộc chiến đầu giữ thành năm 1873 và 1882. [4] Ở trung tâm Hà Nội ngày nay có hai đường phố đẹp mang tên hai ông.

b. [1] Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. [2] Hồi ông mới ra chòi vịt, ông trầm lặng như một chiếc bóng.

c. [1] Tàu nào có hàng cần bốc lên là cần trục vươn tới. [2] Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.

Gợi ý làm bài:

a. [1] Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên, [câu giới thiệu]

    [2] Cả hai ông đều không phải là người Hà Nội. [câu nêu nhận định]

b. [1] Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. [câu giới thiệu]

c. [2] Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân, [câu nêu nhận định]

Bài tập 2: Viết đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu có câu kể Ai là gì ? để giới thiệu về các bạn trong lớp [hoặc giới thiệu từng người trong ảnh chụp gia đình em].

Gợi ý làm bài:

Mẫu 1

     Đây là ảnh chụp gia đình mình. Người ở ngồi trên ghế này là ông nội mình. Ông là sĩ quan về hưu đấy ! Ngồi bên cạnh là bà nội mình. Xem này, ở trong hình thôi mà ánh mắt của bà cũng toát lên được vẻ đẹp hiền từ. Đứng cạnh ông nội là ba mình. Người ôm vai bà nội mình là mẹ mình đấy ! Trông mẹ mình thật là đẹp phải không ? Cạnh mẹ mình là em gái nhỏ của mình. Bé đang là học sinh lớp 1. Và đây, là mình. Khi chụp tấm hình này mình đang học lớp ba. Trông mình thật là buồn cười !

Mẫu 2

     Đây là ảnh chụp toàn bộ gia đình tôi. Người đàn ông đứng chính giữa là ba tôi. Người ở bên cạnh ba tôi, về phía phải là mẹ tôi. Người đứng sát mẹ tôi là chị gái của tôi. Tôi là người đứng về phía trái của ba tôi.

Tham khảo các bài học khác

Video liên quan

Chủ Đề