Học bổng Đại học Mở Hà Nội 2022

Chủ động chuyển trạng thái để thích ứng

Năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức. Do tác động của dịch Covid-19, nhiều giai đoạn sinh viên không thể học trực tiếp tại trường. Trong bối cảnh đó, với thế mạnh là đào tạo trực tuyến, Trường ĐH Mở Hà Nội đã linh hoạt, chủ động chuyển trạng thái để thích ứng tình hình mới và thực hiện mục tiêu kép.

Với thế mạnh là đào tạo từ xa, đào tạo trực tuyến, năm học 2020 – 2021, công tác đào tạo của nhà trường từng bước được đổi mới và nâng cao chất lượng; trong đó nhà trường đặc biệt chú trọng và hoàn thiện hơn nữa hình thức dạy - học trực tuyến. Theo đó, hàng nghìn lớp học online, hàng triệu tương tác của giảng viên, sinh viên và cố vấn học tập được hệ thống ghi nhận.

Kết thúc năm học 2020 – 2021, đã có trên 70% sinh viên đạt kết quả học tập khá giỏi, hơn 5.700 lượt sinh viên trong 2 kỳ học đạt kết quả rèn luyện tốt và xuất sắc. Cũng trong năm học này, trên 1.400 lượt sinh viên đã xuất sắc nhận học bổng khuyến khích học tập của nhà trường với tổng số tiền hơn 13 tỷ đồng.

Đặc biệt, trong kỳ tuyển sinh năm 2021 đã có hơn 50.000 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Mở Hà Nội, tăng gần 10% so với năm 2020. Trong đó, tỉ lệ sinh viên đăng ký các nguyện vọng đầu tăng mạnh. Từ ngày 27/9 đến 30/9/2021, tân sinh viên đã tham gia Tuần sinh hoạt công dân sinh viên.

Phát biểu tại buổi lễ, PGS.TS Nguyễn Thị Nhung – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Hà Nội khẳng định, 28 năm qua, nhà trường đã đào tạo và trao bằng cho hơn 200 nghìn cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư, thạc sĩ và tiến sĩ, đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ cao cho xã hội, với nhiều ngành, nhiều trình độ, nhiều phương thức đào tạo chính quy, đào tạo từ xa, vừa làm vừa học, các khoá đào tạo bồi dưỡng, thông qua phương thức đào tạo truyền thống và phương thức trực tuyến ứng dụng công nghệ hiện đại...

PGS.TS Nguyễn Thị Nhung nhìn nhận, bên cạnh những thuận lợi, năm học 2021-2022, ngành Giáo dục nói chung và Trường ĐH Mở Hà Nội nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thử thách; trước mắt, đó là dịch bệnh Covid-19 vẫn còn những diễn biến phức tạp.

Ông Bùi Văn Linh phát biểu tại buổi lễ

Với tinh thần, tương thân, tương ái, nhà trường sẽ đồng hành cùng thầy, cô và người học giống như những gì chúng ta đã làm trong thời gian vừa qua” -  PGS.TS Nguyễn Thị Nhung nhấn mạnh.

Trang bị kỹ năng số cho sinh viên

Gửi lời chúng mừng đến thầy – trò Trường ĐH Mở Hà Nội, ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên [Bộ GD&ĐT] bày tỏ xúc động và ấn tượng với phương thức khai giảng online của Trường ĐH Mở.

Phương thức này mang đến nhiều sắc thái mới, khí thế mới và năng lượng mới cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên; nhất là với những tân sinh viên của trường.

Ông Bùi Văn Linh – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên tặng hoa chúc mừng nhà trường

Ghi nhận và biểu dương những kết quả đã đạt được trong năm học 2020 – 2021, ông Linh trao đổi, năm học này, chúng ta sẽ được thụ hưởng nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có việc triển khai thực hiện Nghị quyết XIII của Đại hội đảng toàn quốc, với nhiều nội dung quan trọng liên quan đến giáo dục, khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ. Đây được coi là luồng gió mới cho thầy – trò Trường ĐH Mở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung.

Bước vào môi trường học tập mới, tân sinh viên cần được trang bị hiểu biếu về pháp luật; trong đó có các quy chế của nhà trường. Ngoài ra, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên; nhất là trong bối cảnh các mạng 4.0.

Theo đó, sinh viên cần được trang bị năng lực, kỹ năng số, giúp các em chủ động bắt nhịp với chuyển đổi số trong giáo dục. “Muốn vậy, đạo đức số phải được đặt lên hàng đầu” – ông Linh nhấn mạnh, đồng thời lưu ý: Cần đẩy mạnh giáo dục, đào tạo toàn diện cho sinh viên.

Lãnh đạo Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên - đề nghị, Trường ĐH Mở Hà Nội cần tiếp tục phát huy thành tích trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, để bảo đảm nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng tốt. Qua đó, khẳng định được vị thế của nhà trường trong xã hội và từng bước hội nhập quốc tế.

Theo Đề án tuyển sinh của Trường ĐH Mở Hà Nội, năm nay, trường sẽ tuyển sinh 18 ngành với 3.600 chỉ tiêu. Trong đó, trường dành 3.270 chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, 250 chỉ tiêu xét tuyển học bạ và 80 chỉ tiêu xét kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Trong số 18 ngành tuyển sinh, có 13 ngành chỉ sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ngoài ra, 4 ngành sử dụng cả 2 phương án kết quả thi THPT và kết quả học bạ gồm: Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Kiến trúc và Thiết kế Công nghiệp.

Riêng ngành Thương mại điện tử chỉ xét kết quả bài thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức.

Điểm trúng tuyển của Trường ĐH Mở Hà Nội trong hai năm gần nhất.

Xét tuyển học bạ Trường Đại học Mở Hà Nội, thí sinh cần có điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6. Điểm trung bình của môn học tham gia xét tuyển là điểm trung bình cả năm lớp 12 của môn học đó. Nhà trường sẽ nhận hồ sơ xét học bạ đến ngày 19/8.

Với các ngành năng khiếu, trường sẽ tổ chức thi tuyển môn năng khiếu vẽ hoặc nhận kết quả thi của thí sinh dự thi năng khiếu vẽ tại các trường đại học khác trên cả nước.

Đối với các tổ hợp xét tuyển có môn ngoại ngữ, thí sinh có thể sử dụng các chứng chỉ quốc tế để quy đổi, thay thế cho môn ngoại ngữ khi xét tuyển vào Trường Đại học Mở Hà Nội. Cách quy đổi chứng chỉ IELTS, TOEFL, và các chứng chỉ ngoại ngữ của Trường Đại học Mở Hà Nội như sau:

Thúy Nga

Điểm chuẩn Trường Đại học Mở Hà Nội năm 2021 được Báo VietNamNet cập nhật nhanh nhất, để phụ huynh và các thí sinh tham khảo cho việc xét tuyển đại học năm 2021.

Có khoảng hơn 10 phương thức xét tuyển đã được các trường đại học công bố cho mùa tuyển sinh năm 2022. Phương thức ngày càng đa dạng, song cũng vì vậy, thí sinh nếu không biết cách lọc thông tin sẽ dễ rơi vào cảnh rối như tơ vò.

SVVN - Nguyễn Thị Thu Hà [năm thứ 3, chuyên ngành Tài chính Ngân hàng, trường ĐH Mở Hà Nội] sở hữu bảng thành tích học tập “khủng”. Cô nàng còn sở hữu 'Bí kíp' săn học bổng 'Bách phát, bách trúng'.

Nữ sinh viên Nguyễn Thị Thu Hà được mệnh danh là “cô gái chưa trượt một kỳ học bổng nào”, nằm trong top 5 sinh viên có thành tích học tập cao nhất khoa, “rinh” rất nhiều giải thưởng như: Giải Ba cuộc thi Olympic Tin học - Tiếng Anh không chuyên 2019 - 2020, Giải Ba nghiên cứu khoa học sinh viên cấp khoa 2019 - 2020; 2 năm liên tiếp đạt danh hiệu "Sinh viên 5 tốt"...

Chia sẻ về kinh nghiệm giành học bổng của mình, Thu Hà cho hay: “Mình luôn chú trọng và thể hiện sự trải nghiệm của mình trong quá trình học tập. Cụ thể ở đây là mình tham gia rất nhiều hoạt động tình nguyện, ngoại khóa vì cộng đồng. Quãng thời gian đó, mình tự trau dồi cho mình rất nhiều kỹ năng sống cũng như kinh nghiệm. Mình thấy mình tự tin và trưởng thành hơn qua đó.

Ngoài ra mình cũng không quên tìm hiểu thật kỹ cách học từng môn của các, chị khoá trước, sau đó kết hợp học trên lớp và trao đổi bài với các bạn, cùng với đó là lồng ghép các trải nghiệm của bản thân cho phù hợp. Mình nghĩ sự chân thành, tự tin cũng là một điểm cộng khi Thầy cô xét học bổng”.

Ngoài thành tích học tập đáng ngưỡng mộ, cô nàng còn đạt nhiều thành tích trong công tác Đoàn - Hội. Trải qua gần 3 năm đại học, Nguyễn Thị Thu Hà hiện đang giữ chức Phó Chủ tịch Hội Sinh viên trường ĐH Mở Hà Nội, được nhận nhiều bằng khen, giấy khen do Thành Đoàn Hà Nội và nhà trường trao tặng.

Điều đặc biệt ở cô gái nhỏ nhắn này niềm đam mê với các hoạt động thiện nguyện. Mới đây, Nguyễn Thị Thu Hà vừa tham gia chương trình “Xuân yêu thương 2021” tại Trung tâm bảo trợ xã hội III quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Cô sinh viên cho biết: “Mình yêu thích các hoạt động thiện nguyện như thế này. Mình không chỉ thăm hỏi, động viên các em nhỏ mà còn được tiếp xúc, san sẻ một phần khó khăn với rất nhiều mảnh đời, hoàn cảnh khác nữa. Đối với mình, trẻ em vốn là những mầm non cần được bảo vệ, các bé dễ bị tổn thương nên chúng ta càng phải kiên nhẫn và thấu hiểu nhiều hơn. Mình cảm thấy hạnh phúc khi mang tình yêu thương và sự lạc quan lan tỏa đến mọi người”.

Việc học vẫn luôn được Thu Hà ưu tiên lên hàng đầu. Bên cạnh đó, cô sinh viên tự ý thức “có tri thức có thể giúp người một cách hiệu quả nhất”, lại thêm “nỗi sợ” mọi người đánh giá không tốt về bản thân nên Hà luôn dặn lòng, nhất định phải học tập tốt trước đã.

Nguyễn Thị Thu Hà chia sẻ, sau 3 năm học tập và tham gia hoạt động, cô thật sự tin vào sự lựa chọn của mình dành cho trường ĐH Mở Hà Nội, cho khoa Tài chính ngân hàng. Ít ai nghĩ rằng từ một cô bé vốn nhút nhát, được bố mẹ bao bọc, Thu Hà lại trở thành thủ lĩnh cùng các bạn sinh viên tạo nên nhiều hoạt động có ích và đáng nhớ.

Dương Triều

Video liên quan

Chủ Đề