Học sinh THCS có cần tham gia phòng chống tệ nạn xã hội không vì sao

Nâng cao hiểu biết phòng tránh ma túy cho học sinh

Những năm gần đây ở Việt Nam tệ nạn ma túy diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng tăng. Ma túy đã trở thành hiểm họa lớn đối với mỗi người, cộng đồng và toàn xã hội; bởi nó hủy hoại sức khỏe dẫn đến mất khả năng lao động, suy thoái nòi giống, phẩm giá con người, phá hoại hạnh phúc gia đình, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và an ninh quốc gia.

Vì một trường học không ma túy

Nhận thức được những hiểm họa đó, trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính
Hà Nội tổ chức Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật PCMT năm 2021 và triển khai các hoạt động PCMT. Ông Vương Anh Tuấn - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Việc tổ chức hội nghị cũng nhằm hưởng ứng Tháng hành động PCMT, Ngày thế giới và Ngày toàn dân PCMT 26/6.

Mục đích của nhà trường là giúp cho cán bộ, giáo viên và học sinh nâng cao hiểu biết về Luật PCMT, có những kiến thức và kỹ năng PCMT để từ đó tăng cường hiệu quả trong công tác phòng chống và kiểm soát ma túy. “Chúng tôi muốn, thông qua hội nghị này, các em học sinh biết được tác hại của ma túy, các loại ma túy, cũng như biểu hiện nghiện ma túy từ đó tránh xa, không để cuộc đời mình đi vào ngõ cụt vì chất cấm này” – thầy Vương Minh Tuấn cho hay.

Ngay sau khi kết thúc Hội nghị tuyên truyền phổ biến Luật PCMT năm 2021 và triển khai các hoạt động phòng chống, một số em học sinh tiếp tục lên lớp học bài Khái niệm, đặc điểm của tệ nạn xã hội và mục đích công tác phòng chống tệ nạn xã hội do thầy giáo Nguyễn Minh Ngọc công tác tại khoa Tin học – Pháp luật cơ bản đứng lớp. Trên bục giảng, thầy giáo trẻ cung cấp cho học trò thông tin về các loại tệ nạn xã hội như mại dâm, cờ bạc, đua xe trái phép, mê tín dị đoan, nghiện game, trộm cắp, lừa đảo, bạo lực gia đình, bạo lực học đường…

Thầy giáo cũng lưu ý học trò tránh xa các loại ma túy cũng như nhớ tuyên truyền đến người thân, bạn bè bài trừ tệ nạn xã hội trong đó có ma túy để luôn giữ cơ thể khỏe mạnh. Về phía các em học sinh chăm chú nghe thầy giáo trẻ giảng bài và hào hứng giơ tay phát biểu.

Em Nguyễn Lê Minh Long đã có chia sẻ sau khi tham gia hội nghị và bài học về phòng chống tệ nạn xã hội: "Em đã biết được các tệ nạn xã hội và những tác hại khi mắc phải; sử dụng trái phép chất ma túy gây hại nhiều đến sức khỏe bản thân, việc học hành… và rút ra bài học cho mình là tránh xa tất cả các tệ nạn xã hội, tuyên truyền mọi người đang sử dụng ma túy hãy từ bỏ cái chết trắng này".

Nhà trường quan tâm, sát sao học sinh

Ma túy đã khiến cho không ít gia đình rơi vào tình cảnh của cải trong nhà cứ đội nón ra đi, cuộc sống đảo lộn, thấp thỏm lo âu khi người nghiện ma túy lên cơn mất kiểm soát bản thân.

Khi hiện nay có nhiều loại ma túy mới xuất hiện thì những người người thầy vô cùng trăn trở, lo lắng cho học trò của mình trước những nguy hiểm rình rập. Vì thế, “để có bài giảng sinh động truyền đạt tới học sinh, tôi cũng như các đồng nghiệp đã tìm tòi những hình ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng và chắt lọc, rồi trình chiếu giúp các em dễ nhận biết, tiếp thu bài học nhanh hơn” – thầy Nguyễn Minh Ngọc cho biết.

Thầy Minh Ngọc cũng chia sẻ về việc nhà trường luôn tuyên truyền, thực hiện tốt công tác PCMT nói riêng và các tệ nạn xã hội để đảm bảo cho học sinh một môi trường trong sạch giúp yên tâm học tập.

Thực tế cho thấy, 61 năm kể từ khi thành lập cho đến nay, trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội luôn quan tâm đến công tác PCMT và chưa phát hiện trường hợp học sinh, cán bộ, giáo viên nào sử dụng ma túy.

Hiệu trưởng Vương Minh Tuấn cho biết, hằng ngày cứ vào buổi sáng, nhà trường kiểm duyệt rất kỹ học sinh đến trường. Những học sinh có biểu hiện không bình thường, chúng tôi yêu cầu kiểm tra cốp xe máy. Đối với những học sinh có nghi ngờ, chúng tôi gọi xuống phòng y tế nhà trường để kiểm tra và hỏi han bạn bè, gia đình em đó để có thêm thông tin.

Ma túy có tác hại ghê gớm, trong khi học sinh của trường còn ít tuổi [mới tốt nghiệp THCS đi học trung cấp, THPT] nên chúng tôi gắn kết với gia đình các em quan tâm sát sao, nếu có biểu hiện gì thì phải kiểm tra ngay, tránh xảy ra sử dụng ma túy.

Trước tình hình xuất hiện nhiều loại ma túy mới, trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội đã kiểm soát rất chặt tất cả các loại đồ uống, bánh kẹo…; lương thực thực phẩm mang vào nhà trường chế biến phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không chỉ vậy, hằng ngày, nhà trường đều lưu mẫu thức ăn để kiểm soát an toàn thực phẩm.

Với quyết tâm nhà trường không ma túy, trường Trung cấp Kinh tế - Tài chính Hà Nội đã tập trung tất cả học sinh để nghe phổ biến về Luật PCMT năm 2021. Điều quan trọng nhất, đó là, sau hội nghị này, nhà trường đã tổ chức thi tìm hiểu Luật PCMT mới do Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội phát động với tỷ lệ 100% cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia.

Điều nhà trường mong muốn là thông qua tìm hiểu và cuộc thi, các em đọng lại trong đầu những quy định của văn bản luật này, góp phần hoàn thiện bản thân và tránh xa ma túy và các tệ nạn xã hội khác. Và cũng để nhà trường đạt mục tiêu đào tạo ra những học sinh vừa có đức, vừa có tài phục vụ cuộc sống của các em và đất nước trong tương lai.

PHÒNG, CHỐNG CÁC TỆ NẠN XÃ HỘI HIỆN NAY

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu

- Tình hình tệ nạn xã hội hiện nay và tác hại của nó

- Một số quy định cơ bản của pháp luật và ý nghĩa của pháp luật nước ta về phòng chống tệ nạn xã hội.

- Trách nhiệm của công dân nói chung, của học sinh nói riêng trong phòng chống tệ nạn xã hội và biện pháp phòng tránh

2. Kĩ năng

- Nhận biết được những tệ nạn xã hội

- Biết phòng ngừa tệ nạn xã hội cho bản thân

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội ở trường, địa phương.

3. Thái độ: Học sinh có thái độ

- Xa lánh các tệ nạn xã hội

- Ủng hộ các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội

- Đồng tình với những chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật

II. NHỮNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Tìm hiểu về tệ nạn xã hội ?

- Thế nào là tệ nạn xã hội

- Thực trạng

- Nguyên nhân

- Hậu quả

2. Những quy định cơ bản của pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội

3. Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng, chống tệ nạn xã hội

III. CHUẨN BỊ

- Tiểu phẩm

- Các câu hỏi

- Quà tặng cho học sinh

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Khởi động

Tệ nạn xã hội thực sự là vấn đề bức xúc trong xã hội hiện nay. Nó gõ cửa từng nhà, len lỏi vào khắp ngõ ngách từ thành thị đến nống thôn. Nó gặm nhấm, bào mòn nhân cách con người, làm rối loạn trậ tự xã hội, trường học và  làm tan nát hạnh phúc gia đình. Vậy nguyên nhân nào dãn đến tình trạng này? Làm thế nào để giảm bớt các tệ nạn xã hội? Chúng ta cùng tìm hiểu trong tiểu phẩm hôm nay

2. Bài dạy

3. Tiểu phẩm

Câu chuyện xảy ra tại một nhóm học sinh lớp 8A tụ tập quay tiktok và gây gổ nhau từ những bình luận trên mạng xã hội .

  • Nhân vật gồm : 1 người quay, 8 nam +8 nữ nhảy, 2 bạn
  • Mở đầu chương trình Nam sẽ quay cảnh cho nhóm bạn nhảy tiktok
  • Nhóm nhảy trong vòng 2 phút.
  • Ngân: Mấy bài này đang hót quá, trend này nhảy thế nhiều lượt like với follow lắm đó tụi mày
  • Nam: Quá hót luôn đó, trend này tao chỉnh cho tụi mày lên xu hướng luôn nha
  • Hoa: Uh tao thấy hót quá trời luôn, kiểu gì cũng nhiểu follow
  • Lan: Uh thấy ok đó mày, mà bọn mày mang về chỉnh đi tí gửi tao đăng nha, tao về học bài đã
  • Hoa: Tao cũng về nấu cơm cho bố mẹ tao đã, bọn mày ở lại chơi rồi về sau nha
  • Hoàng : Đúng cái bọn trẻ trâu, bọn mày bao nhiêu tuổi rồi mà suốt ngày tik với tok vớ vẩn này. Đàn ông con trai là như tao đây này phải biết hút thuốc, uống rượu đánh bài
  • Nam: Đánh bài là vi phạm pháp luật đấy
  • Hoàng: Vi phạm cái gì,tao chơi suốt, ở nhà bố mẹ tao cũng chơi có bị sao đâu. Chúng mày cứ lo linh tinh, tao có mang bộ bài đây này, chơi cho biết, cuốn lắm.
  • Kiệt: chơi không vậy thôi à, thắng cũng không có gì vui cả, chơi tiền đi, thằng nào thắng nhiều chiều bao bọn tao trà sữa nha.
  • Nam: tao không chơi đâu, vi phạm pháp luật đấy, chúng mày chơi thì chơi đi, tao ngồi coi
  • Tuấn: đúng là tư tưởng trẻ trâu, mày không đủ tuổi chơi với anh rồi. Không có tiền thì qua kia nhảy tiktok cũng bọn con gái đi.
  • Hoàng: chơi thì chơi sợ gì, nhà tao cả núi tiền, tao chơi với mày cả đời cũng ko hết, nhưng mà tao chỉ chơi 1 lần này thôi để cho mày biết thế nào là lễ độ
  • Tuấn, Hoàng, Kiệt và 1 bạn nam cùng lập sòng 4 người chơi đến ván thứ 3
  • Tuấn: ê Hoàng lại thua rồi, chung tiền đi mày
  • Hoàng: Không, tao không chung nữa, chúng mày đi mà chơi với nhau
  • Kiệt: thằng này mày chơi kiểu đàn ông là vậy hả, đánh cho nó một trận cho chừa đi tụi mày ,,
  • Nam: Cô giáo tới kìa, chạy đi tụi mày ơi…

 TỐP HỌC SINH RA SÂN KHẤU CHÀO KHÁN GIẢ VÀ NHƯỜNG SÂN KHẤU LẠI CHO MC.

Các em vừa xem xong bài nhảy và tiểu phẩm do các anh chị lớp 8a4 biểu diễn

Theo các em, các bạn trong tiểu phẩm vừa rồi đã vi phạm điều gì?

HS: chơi đánh bài ăn tiền dẫn đến đánh nhau, gây mất trật tự, đoàn kết trong lớp

Bài bạc là 1 trong những tệ nạn xã hội bị pháp luật nước ta nghiêm cấm. Vậy tệ nạn xã hội là gì, nó có tác hại gì và chúng ta cần làm gì để phòng chống tệ nạn xã hội. Ngày hôm nay cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu thông qua chuyên đề ngoại khoá phòng chống tệ nạn xã hội.

Và để tìm hiểu các vấn đề liên quan về tệ nạn xã hội, cô sẽ đặt ra một số câu hỏi cho các em, bạn nào có câu trả lời nhanh và chính xác nhất sẽ nhận được phần quà từ ban tổ chức.

Câu 1: Các hành vi nào được coi là tệ nạn xã hội?

Tệ nạn xã hội có thể được biểu hiện qua:

- Các hành vi sai trái là thói hư tật xấu như: cờ bạc, nghiện hút, mại dâm…

- Các phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu

- Mê tín dị đoan, bói toán

- Lối sống trụy lạc, sa đọa, suy đồi đạo đức…

Vậy tệ nạn xã hội là gì?

Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội bao gồm những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội. có nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm nhất là các tệ nạn cờ bạc, ma tuý, mại dâm…

Câu 2: Theo em, những nguyên nhân nào dẫn con người sa vào tệ nạn xã hội?

+ Lười nhác, ham chơi, đua đòi

+ Cha mẹ nuông chiều

+Tiêu cực trong xã hội

+ Do tò mò

+ Hoàn cảnh gia đình éo le, cha mẹ buông lỏng con cái

+ Do bạn bè xấu rủ rê lôi kéo

+ Do bị dụ dỗ, ép buộc, khống chế

+ Do thiếu hiểu biết

+ Kinh tế khó khăn.

+ Muốn được chứng tỏ bản thân.

Câu 3: Em hãy nêu 1 vài tác hại của tệ nạn xã hội?

1. Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ nạn xã hội:

Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân người tham gia [gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch, hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy…]; làm tha hóa về nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.

2. Tác hại đối với gia đình:

Đối với các gia đình có người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân – gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Tệ nạn cờ bạc không những làm mất đi thời gian, tiền bạc của người lao động mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Thực tế cho thấy, những người thường xuyên tham gia đánh bạc dễ rơi vào lối sống buông thả mất cân đối về kinh tế, nếu tham gia đánh bạc thắng số tiền cũng chỉ sử dụng cho mục đích cá nhân đáp ứng cho lối sống buông thả còn nếu thua dễ túng quẫn dẫn đến những vi phạm pháp luật.

‘Cờ bạc là bác thằng bần, đánh đề ra đề mà ở’, đối với nhiều trường hợp đã trở thành hiện thực các đối tượng tổ chức đánh bạc và tham gia đánh bạc đã vướng vào vòng lao lý. Những người nông dân ham lợi từ trò đỏ đen dẫn đến hết tiền, hết của, những chị me phụ nữ đánh bạc chơi đề dẫn đến mất hạnh phúc gia đình. Đó là những hậu quả nhãn tiền của những ai có ý định tham gia tệ nạn này.

3. Tác hại đối với xã hội:

+ Có tính lây lan nhanh trong xã hội: tệ nạn xã hội là những hiện tượng có tính chất cộng đồng nên thường dễ nhanh chóng lan tỏa trong một khoảng thời gian ngắn.

+ Tồn tại và phát triển dưới nhiều hình thức như mại dâm, may túy, cờ bạc… Đối tượng tham gia rất đa dạng và phức tạp về thành phần.

+ Các đối tượng hoạt động có nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi để đối phó với lực lượng chức năng và che mắt quần chúng nhân dân thường cấu kết với nhau thành đường dây, ổ nhóm.

+ Tệ nạn xã hội thường có quan hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự như các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, các tội phạm về ma túy, các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Đó là biểu hiện của các hiện tượng tiêu cực xã hội và có sự chuyển hoá lẫn nhau.

+ Địa bàn tập trung hoạt động thường là những nơi tập trung đông người, các khu công nghiệp, du lịch, nơi người dân có trình độ dân trí thấp, có xu hướng tập trung thành băng đảng, ô nhóm.

Theo số liệu thống kết trong nước có khoảng 80 tụ điểm và gần 1500 điểm phức tạp về ma túy. Tổng số người nghiện có hồ sơ quản lý là 240.000 người. Điều đang nói là xu hướng người sử dụng ma túy tổng hợp tăng nhanh đang dần thay thế thuốc phiện, heroin, ước tính có đến 40 -50% người sử dụng ma túy tổng hợp, thậm chí một tỉnh lên đến 90%. Đối với công tác phòng, chống mại dâm, cả nước thống kê được hơn 11.900 người hoạt động mại dâm. Tuy nhiên trên thực tế con số này lớn hơn rất nhiều hình thức hoạt động phức tạp, đa dạng ví dụ đôi với tệ nạn mại dâm, phổ biến hiện nay là hình thức chúng ta hay gọi là suggar baby, suggar dady; tệ nạn ma tuý thì có nấm ma thuật, cỏ mỹ, bóng cười, shisha, tem giấy… cờ bạc: bắn cá, chơi xèng, bầu cua, đá gà, lô đề…

GV giới thiệu thêm về một số loại ma tuý phổ biến hiện nay

"Nấm thần" hay "nấm ma thuật"

Loại ma túy mới xuất hiện tại Việt Nam, đang được một bộ phận giới trẻ lạm dụng và sa vào gọi là 'nấm thần' hay nấm ma thuật. Đây là loại nấm mọc phổ biến tại nhiều nơi trên thế giới như châu Mỹ, bán đảo Scandinavia ở Bắc Âu và vài vùng ở châu Á. Theo các mẫu được xét nghiệm tại Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an cho thấy nấm này có chứa psilocybine và psilocine, chất ma túy tuyệt đối cấm sử dụng trong y học và đời sống xã hội.

Loại nấm này khi ăn vào sẽ gây ảo giác vô cùng nguy hại. Nấm khi ăn vào gây ảo thị, cặp mắt lờ đờ, vật vã mồ hôi, nôn ói, rối loạn nhịp tim, huyết áp và mạch tăng rất cao. Hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu các tác hại của nấm thần mà bệnh nhân thường được điều trị giống như các trường hợp nghiện ma tuý đá.

Cỏ Mỹ

Cỏ Mỹ là một loại ma tuý cực mạnh, nguy hiểm hơn cả cần sa, có thể biến một người hiền lành, thật thà thành con quỷ giết người trong nháy mắt. Sử dụng cỏ Mỹ là thú chơi vô cùng nguy hiểm nhưng nó lại đang rất hút một bộ phận giới trẻ. Khủng khiếp hơn, các bạn trẻ còn có xu hướng sử dụng cùng một lúc nhiều loại ma túy tổng hợp để tăng cảm giác “phê”. Hành động này đồng nghĩa với việc họ đang tự đầu độc chính bản thân một cách nhanh và mạnh hơn.

Bóng cười

Bóng cười là quả bóng bay thông thường, được bơm khí dinitơ oxit [N2O]. Sau khi hít khí này, cơ thể có cảm giác tê tê, phấn khích, cười ngả nghiêng. Tuy nhiên, khí N2O khi vào cơ thể, gây ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thần kinh và tim mạch, xấu nhất là dẫn tới trầm cảm, thiệt mạng. Chưa kể đến khả năng có thể khí N2O dùng trong bóng cười đã được pha thêm một số loại khí khác để tăng hưng phấn, dẫn đến những biến đổi nguy hiểm khác trong cơ thể.

Shisha 

Shisha hay còn gọi là “thuốc lào Ả rập”, là loại thảo dược mà thành phần trong lá, rễ chứa nicotine, có tác hại giống thuốc lá và thuốc lào. Lượng nicotine vào trong cơ thể do hút shisha > thuốc lá đến 75%. Nhiều tạp chất ở tinh dầu shisha được cho vào giảm giá thành nhưng lại tăng sự độc hảo đối với sức khoẻ. 

Tem giấy/Bùa lưỡi

Tem giấy có kích thước chừng 1,5x1,5 cm được dán trên một miếng bìa. Loại này được tẩm chất LSD - chất gây ảo giác mạnh nhất từ trước đến nay mà con người biết đến. Chỉ cần dùng vài chục microgam đã có thể gây tác động đến thần kinh và kéo dài có khi đến 12 tiếng.

Tem giấy, bùa lưỡi đã xâm nhập vào Việt Nam vài năm nay, thường được sử dụng ở những nơi có nhạc mạnh và ánh sáng sôi động. Người dùng có trạng thái uể oải, ngủ nhiều chứ không biểu hiện rõ ở hành động như dùng thuốc phiện.

Chúng ta vừa tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hội. vậy để phòng chống tệ nạn xã hội, pháp luật nước ta đã qui định những gì?

Câu 4: Pháp luật nước ta quy định những gì để phòng chống tệ nạn xã hội?

- Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào, nghiêm cấm tổ chức đánh bạc

- Nghiêm cấm sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tôt chức sử dụng, cưỡng bức, lôi kéo dử dụng trái phép chất ma tuý. Những người nghiện ma tuý bắt buộc phải cai nghiện

- Nghiêm cấm hành vi mại dâm, dụ dỗ hoặc dẫn dắt mại dâm

- Trẻ em không đượ đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ. Nghiêm cấm lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rược, hút thuốc, dùng chất kích thích; nghiêm cấm dụ dỗ, dẫn dắt trẻ em mại dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi truỵ, đồ chơi hoặc trò chơi có hạicho sự phát triển lành mạnh của

Do đó, nếu vi phậm sẽ bị xử lí và trừng trị thích đáng theo qui định của pháp luật

Câu 5: Là học sinh, em cần làm gì để tham gia vào việc phòng chống tệ nạn xã hội?

1.Ko uống rượu bia, hút thuốc,đua xe bài bac, đánh nhau

2.Ko thử, sử dụng ma túy,các chất kích thích, gây nghiện

3. Sống phải lành mạnh, giản dị, ko đua đòi

4. Nếu thấy người khác làm việc trái pháp luật phải báo ngay với công an địa phương hoặc người lớn để ngăn chặn việc đo

5. Tích cực tham gia vào các hoạt động bổ ích, các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội do nhà trường, địa phương tổ chức.

Chúng ta cần phải sống lành mạnh, biết giữ mình và giúp đỡ nhau để không sa vào tệ nạn xã hội. Học tập và tìm hiểu kiến thức về phòng chống tệ nạn xã hội. Cần tuân theo những quy định của pháp luật và tích cự tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội trong nhà trường và địa phương

Qua thời gia rất ngắn, các em vừa được tìm hiểu chuyên đề tệ nạn xã hội và cách phòng chống tệ nạn xã hội. Cảm ơn tinh thần hợp tác, sự hoạt động tích cực, tự giác của các em. Cảm ơn các anh chị lớp 8a4 đã giúp đỡ cô thực hiện chuyên đề này

Cuối cùng, xin kính chúc các thầy cô trong nhà trường và các em một sức khoẻ dồi dào, một năm học thành công!

Video liên quan

Chủ Đề