Học sinh trường sư phạm được gọi là gì

Chiếm số lượng đông đảo nhất trong hệ thống giáo dục ở bất kỳ quốc gia nào là khu vực các trường phổ thông [tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông].

Theo thống kê, năm học 2003 - 2004, cả nước ta có gần 26.500 trường phổ thông với hơn 17,5 triệu học sinh. Trường phổ thông có nhiệm vụ cung cấp những kiến thức nền, cơ bản và toàn diện cho học sinh.

Các trường đại học, cao đẳng... chủ yếu đào tạo kiến thức chuyên ngành cho đối tượng học viên đã tốt nghiệp phổ thông trung học.

Các trường dạy nghề và trung học chuyên nghiệp... đào tạo những cán bộ kỹ thuật và công nhân, liên quan tới những nghề nghiệp cụ thể.

Như vậy, khi bạn chọn làm việc trong ngành sư phạm, tùy thuộc vào trình độ, năng lực và sở thích, bạn có thể trở thành:

·        Giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học

Yêu cầu: tốt nghiệp các trường trung học sư phạm, hoặc đại học sư phạm khoa giáo dục tiểu học.

Giáo viên mầm non và tiểu học làm việc tại các trường mẫu giáo, tiểu học [còn gọi là trường cấp I] thường được phân giảng dạy nhiều môn học. Ngoài giảng dạy, những giáo viên này thường còn chịu trách nhiệm trông nom, chăm sóc các em học sinh trong thời gian ở trường.

·        Giáo viên trung học cơ sở, trung học phổ thông

Yêu cầu với giáo viên trung học cơ sở: tốt nghiệp cao đẳng sư phạm.

Yêu cầu với giáo viên trung học phổ thông: tốt nghiệp đại học sư phạm.

Giáo viên trường trung học cơ sở [thường gọi là trường cấp II] và trung học phổ thông [thường gọi là trường cấp III] được đào tạo chuyên biệt về từng môn học như Văn, Toán, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh... Họ có nhiệm vụ giúp học sinh đào sâu hơn những môn học đã được giới thiệu ở trường tiểu học cũng như đến với những môn học mới.

·        Giáo viên trung học chuyên nghiệp

Yêu cầu: tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc đại học khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.

·        Giảng viên đại học, cao đẳng...

Yêu cầu: tốt nghiệp đại học trở lên.

Dựa trên lĩnh vực chuyên môn, giảng viên được tổ chức thành các khoa, bộ môn. Chức năng chính của giảng viên là giảng dạy và chỉ dẫn cho sinh viên, hướng dẫn sinh viên làm nghiên cứu khoa học, khóa luận tốt nghiệp...

Đồng thời, giảng viên cũng chiếm một phần quan trọng trong đội ngũ nghiên cứu. Họ thường công bố những công trình, khám phá của mình trong các bài báo chuyên ngành, sách và trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác... Các giảng viên đại học, cao đẳng do đặc thù nghề nghiệp luôn gắng theo kịp những tiến bộ trong lĩnh vực của mình bằng việc đọc những tài liệu mới, thảo luận với đồng nghiệp và các nhà chuyên môn khác, tham gia vào những hội nghị chuyên ngành...


·        Giáo viên dạy các môn văn hóa, kỹ thuật, nghề nghiệp tại Trường dạy nghề

Yêu cầu: tốt nghiệp cao đẳng sư phạm hoặc cao đẳng khác, tuỳ thuộc vào các chuyên ngành đào tạo của trường.

·        Giáo viên hướng dẫn thực hành tại trường dạy nghề

Yêu cầu: tốt nghiệp trường dạy nghề, nghệ nhân, kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

Ngoài lĩnh vực giảng dạy, trong ngành sư phạm, bạn còn có thể tham gia công tác quản lý Nhà nước về giáo dục. Bạn sẽ làm việc tại các bộ phận chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các Phòng Giáo dục tại các quận, huyện...

Tuỳ vào vị trí, nhiệm vụ công tác của bạn mà có những yêu cầu riêng về trình độ nghiệp vụ chuyên môn.

[Trở về trang thcsthoison]

1. Ngành sư phạm 

2. Câu chuyện nghề giáo 

3. Sư phạm là gì? 

4. Trong ngành sư phạm, bạn sẽ làm gì? 

5. Một ngày của nhà giáo 

6. Những lý do để bạn chọn nghề giáo 

7. Những phẩm chất giúp bạn thành đạt 

8. Học sư phạm ở đâu? 

9. Bạn quyết định

10. Bạn muốn biết 

11. Một số địa chỉ đào tạo sư phạm 

12. Danh ngôn nghề giáo 

13. Góc chia sẻ 

Chủ Đề