Hướng dẫn sử dụng thuốc tiêm truyền

Cỡ chữ: A- A A+

Để thống nhất về chỉ định, liều dùng và cách dùng thuốc chứa cefmetazol đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 13398/QLD-ĐK ngày 13/7/2018 về việc cập nhật thông tin hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa cefmetazol đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch. Sở Y tế Bắc Giang yêu cầu các đơn vị triển khai một số nhiệm vụ sau:

Để thống nhất về chỉ định, liều dùng và cách dùng thuốc chứa cefmetazol  đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch, Cục Quản lý Dược đã có công văn số 13398/QLD-ĐK  ngày 13/7/2018 về việc cập nhật thông tin hướng dẫn sử dụng đối với thuốc chứa cefmetazol đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch. Sở Y tế Bắc Giang yêu cầu các đơn vị triển khai một số nhiệm vụ sau:


 

Các đơn vị khám, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh thông báo cho các khoa, phòng, đơn vị thuộc phạm vi quản lý; Phòng Y tế các huyện, thành phố thông báo cho các cơ sở bán lẻ không trực thuộc doanh nghiệp dược; các doanh nghiệp dược thông báo cho các cơ sở bán buôn, bán lẻ trực thuộc cập nhật các thông tin hướng dẫn sử dụng đối với các thuốc chứa cefmetazol đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch.Sau 6 tháng kể từ ngày 13/7/2018, các đơn vị khám, chữa bệnh phải kê đơn và sử dụng thuốc tuân thủ hoàn toàn theo chỉ định, liều dùng và cách dùng đã cập nhật theo công văn số 13398/QLD-ĐK của Cục Quản lý Dược. Tăng cường theo dõi, phát hiện và xử trí các trường hợp xảy ra phản ứng có hại của thuốc chứa cefmetazol đường tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch [nếu có], báo cáo những trường hợp xảy ra phản ứng có hại liên quan đến việc sử dụng thuốc trên về Sở Y tế [phòng Nghiệp vụ Dược] và Trung tâm quốc gia về Thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc.

Xem chi tiết công văn 13398/QLD-ĐK tại đây


Khi sử dụng thuốc tiêm, tác dụng có thể đạt được nhanh và mạnh hơn. Thuốc có thể được sử dụng qua các cách thức khác nhau, như tiêm vào tĩnh mạch, bắp hoặc dưới da. Dù là cách thức nào, nguyên tắc sử dụng thuốc tiêm là cần tuân thủ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe người bệnh.

Thuốc tiêm là gì? Đây là những chế phẩm vô khuẩn, có thể là hỗn dịch, nhũ tương, dung dịch hoặc bột khô khi tiêm mới pha thành dung dịch hay hỗn dịch để tiêm vào cơ thể theo các đường tiêm khác nhau.

Sử dụng thuốc tiêm an toàn là tập hợp các biện pháp để thực hiện tiêm một cách tối ưu cho bệnh nhân. Nhân viên y tế thực hành tiêm thuốc an toàn bao gồm:

  • Sử dụng các kỹ thuật vô trùng để ngăn ngừa sự lây truyền mầm bệnh qua đường máu cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
  • Tuân thủ đúng các nguyên tắc dùng thuốc.
  • Đảm bảo hiệu quả điều trị và chăm sóc cho người bệnh.
  • Giảm thiểu cảm giác đau đớn do tiêm chích cũng như các tai biến do sử dụng thuốc tiêm có thể mắc phải.

Các nguyên tắc sử dụng thuốc tiêm an toàn như sau:

  • Chọn đúng lọ thuốc.
  • Kiểm tra tên trên lọ thuốc so với chỉ định của bác sĩ để xác minh.
  • Kiểm tra ngày hết hạn trên lọ thuốc.
  • Chỉ chuẩn bị thuốc tiêm khi đã sẵn sàng để tiêm.
  • Kiểm tra lọ thuốc có bị nhiễm bẩn hay không, bao gồm sự đổi màu, các hạt kết tủa, nếu cần thiết thì nên trì hoãn việc dùng thuốc.
  • Tháo lớp bảo vệ lọ thuốc và làm sạch nút cao su bằng cồn đóng gói sẵn vô trùng.
  • Sử dụng kim và ống tiêm mới, vô trùng, được bọc riêng cho một lần dùng trên mỗi bệnh nhân.
  • Vệ sinh tay trước và sau khi chuẩn bị, thực hiện tiêm, đeo găng tay.
  • Rút thuốc vào ống tiêm, bộc lộ và sát trùng vị trí tiêm.
  • Thực hiện tiêm thuốc theo đúng chỉ định.
  • Vứt bỏ kim và ống tiêm ngay sau khi sử dụng trong hộp đựng vật sắc nhọn.
  • Vứt bỏ lọ, ngay cả khi còn dư thuốc.
  • Hướng dẫn người bệnh ngồi nghỉ và theo sau tiêm thuốc.
  • Ghi báo cáo vào hồ sơ theo dõi bệnh án.

Để sử dụng thuốc tiêm an toàn, cần phải chọn đúng lọ thuốc, kiểm tra lọ thuốc có bị nhiễm bẩn hay không.

  • Không sử dụng lại kim và ống tiêm, lọ thuốc dùng một lần, ống truyền hoặc túi dung dịch tiêm tĩnh mạch.
  • Không rút từng phần liều từ các lọ thuốc riêng biệt để tạo thành một liều thuốc tổng hợp.
  • Không chuyển thuốc từ ống tiêm này sang ống tiêm khác.
  • Không rút thuốc trong lọ với kim tiêm hoặc ống tiêm đã qua sử dụng.

Tiêm thuốc có nhiều rủi ro tiềm ẩn hơn so với các phương pháp dùng thuốc khác. Người bệnh không chỉ có nguy cơ phơi nhiễm tác dụng của thuốc mà còn có thể mắc phải các vấn đề liên quan đến việc tiêm chích, chẳng hạn như:

  • Các tá dược: Đây là thành phần được thêm vào để làm thay đổi tính chất vật lý của thuốc cho dễ sử dụng hơn. Tá dược thường không có hoạt tính và bản thân các thuốc dùng đường uống hay hít vẫn có chứa thành phần này. Tuy nhiên, vì việc sử dụng thuốc tiêm đem lại tác dụng nhanh và mạnh hơn nên sẽ làm tăng nguy cơ phản ứng mẫn cảm với thuốc hay cả tá dược nói riêng.
  • Nhiễm trùng vi khuẩn và vi rút: Tiêm thuốc bằng kim chưa được khử trùng hay đã sử dụng, có thể đưa vi khuẩn và vi rút vào cơ thể. Do đó, một khối áp xe có thể phát triển gần chỗ tiêm hoặc vi khuẩn, vi rút có thể di chuyển theo đường máu đến các bộ phận khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi, tim, não, gan hoặc xương và gây nhiễm trùng. Nhiễm trùng van tim [viêm nội tâm mạc] là hậu quả nghiêm trọng thường gặp khi tiêm thuốc bị nhiễm vi khuẩn hoặc sử dụng kim tiêm bẩn. Bên cạnh đó, việc dùng chung kim tiêm có thể gây lây lan các bệnh truyền nhiễm qua đường máu khác, chẳng hạn như viêm gan B và C, nhiễm vi rút suy giảm miễn dịch ở người [HIV].
  • Chấn thương do sử dụng kim tiêm: Việc sử dụng thuốc tiêm có thể gây hình thành mô sẹo trên da, nhất là khi tiêm truyền nhiều lần hay không cẩn thận. Tiêm dưới da có thể gây lở loét da. Tiêm tĩnh mạch dẫn đến sẹo tĩnh mạch, làm cho đoạn tĩnh mạch ngày càng chai sần và sẽ trở nên khó tiêm, nặng hơn là làm suy giảm lưu lượng máu.

Tóm lại, sử dụng thuốc tiêm đòi hỏi được thực hiện tại các cơ sở y tế. Trong mỗi lần tiêm thuốc, các nguyên tắc an toàn đều phải được tuân thủ nghiêm ngặt nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị, bảo vệ sức khỏe người bệnh và phòng tránh nguy cơ lây nhiễm qua đường máu cho cả hai bên. Đặc biệt, các cơ sở y tế có tổ chức việc tiêm thuốc phải trang bị những điều kiện cấp cứu đầy đủ, để phòng những trường hợp xấu có thể xảy ra.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: Health.state.mn.us, Msdmanuals.com

XEM THÊM:

Hướng dẫn pha tiêm/truyền các thuốc kháng sinh sử dụng tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

11-06-2020

  • Đang truy cập22
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay6,275
  • Tháng hiện tại6,275
  • Tổng lượt truy cập21,764,104

Cơ quan chủ quản: BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG TRỊĐC: 266, Hùng Vương, Tp. Đông Hà, Quảng TrịĐT: 0233.3852 209 - Fax: 0233.3852152

Đơn vị thiết kế: TRUNG TÂM TIN HỌC TỈNH QUẢNG TRỊĐC: 45 Hùng Vương, TP Đông Hà, Quảng Trị

ĐT: 0233.553350 - Email:

Video liên quan

Chủ Đề