Cách chữa khò khè nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

Cách hạn chế sổ mũi, ngạt mũi cho trẻ

Ở trẻ sơ sinh khoang mũi rất nhỏ và hẹp, khi niêm mạc mũi bên trong sản xuất chất nhầy nhiều nhưng không được tống đi hết sẽ khiến cho trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè.

Trên thực tế, phần nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ngạt mũi là do nhiễm lạnh, cảm lạnh. Các nhà nghiên cứu cho rằng, ở trẻ sơ sinh hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chính vì vậy trẻ sơ sinh dễ có nguy cơ bị cảm lạnh.

Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị ngạt mũi, sổ mũi do một số nguyên nhân như: Cúm, dị ứng phấn hoa, tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, thời tiết hanh khô kéo dài, hay trẻ mắc các bệnh do virus…

Giải thích về vấn đề dị ứng ở trẻ, các nhà nghiên cứu cho rằng, một số trẻ sơ sinh thường rất mẫn cảm với môi trường xung quanh, nên rất có thể dị ứng với thời tiết, phấn hoa…

Sổ mũi, ngạt mũi là một triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.

2. Cần xử trí đúng sổ mũi, ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ chảy nhiều nước mũi, có thể quánh dính dẫn đến ngạt mũi, tắc mũi [do tăng tiết nhiều ở đường hô hấp trên]. Có thể làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm ẩm để lau cho trẻ, như thế sẽ không gây kích thích nhiều ở mũi dẫn đến đau mũi, đỏ mũi do lau quá nhiều lần.

Để làm loãng dịch mũi, dùng nước muối sinh lý 9‰ nhỏ vào từng bên mũi cho trẻ, sau đó loại bỏ dịch mũi bằng dụng cụ hút mũi, rồi dùng tăm bông sạch ngoáy lại mũi cho trẻ.

Lưu ý:

  • Nếu dịch quá nhiều, quánh và dính, cần làm thông mũi trẻ trước khi trẻ bú, điều này sẽ tránh cho trẻ không bị nôn.
  • Không lạm dụng nước muối sinh lý quá nhiều để hút mũi, vì sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ.
  • Tuyệt đối không được chữa theo mách bảo như nhỏ nước ép tỏi cho trẻ, vì tỏi có vị cay dễ gây bỏng niêm mạc mũi của trẻ.
  • Không dùng miệng để hút chất nhầy hoặc nước mũi của trẻ.
  • Trong khi chăm sóc trẻ cần nhớ đặt trẻ nằm cao đầu hoặc bế trẻ ở tư thế thẳng, để trẻ dễ thở hơn.

Khi trẻ bị sổ mũi có thể làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách dùng khăn mềm ẩm để lau cho trẻ.

3. Biện pháp phòng sổ mũi, ngạt mũi ở trẻ sơ sinh

Để phòng ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ sơ sinh, các bậc cha mẹ nên vệ sinh nhà cửa, đồ dùng chăm sóc bé. Giữ ấm cho trẻ, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá, không để trẻ tiếp xúc quá gần với các vật nuôi…

Do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện, không cho trẻ tiếp xúc với những người bị bệnh, nhất là trong mùa dịch bệnh như hiện nay, hạn chế đến thăm, hạn chế ôm hôn trẻ. Trong quá trình chăm sóc trẻ cần rửa tay trước khi cho trẻ bú hoặc chạm vào.

Khi trẻ bị ngạt mũi, sổ mũi cần bế trẻ ở tư thế thẳng, để trẻ dễ thở hơn.

4. Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Ở trẻ sơ sinh, ngạt mũi, chảy nước mũi rất có thể là biểu hiện của viêm đường hô hấp và có thể nhanh chóng bị viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hoặc viêm phổi…

Do đó, nếu trẻ có các biểu hiện bất thường hoặc các dấu hiệu kèm theo như: Ho, sốt, quấy khóc, bú ít, ngủ nhiều… cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Ngoài ra, nếu thấy trẻ có các biểu hiện bất thường như: Bụng chướng, đi ngoài phân có nước, nhiều lần hơn bình thường... Trẻ thường bú mẹ từ 6 - 8 lần cả ngày lẫn đêm nhưng nếu trẻ bú ít, không ngậm bú mẹ hoặc ngậm chút rồi nhả ra ngay thì gia đình cần để ý theo dõi.

Nếu trẻ thở khò khè, tím quanh môi hoặc đau ngón tay, ngón chân kèm theo thì rất có thể là trẻ bị suy hô hấp… cũng cần đưa ngay tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Tóm lại: Diễn biến bệnh ở trẻ sơ sinh thường rất nhanh, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ, gia đình cần đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để được khám, chữa bệnh. Việc phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm kịp thời giúp làm tăng hiệu quả điều trị, đồng thời ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sự an toàn của trẻ.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Mối nguy hại khi trẻ em xem tivi quá nhiều và cách khắc phục


BS. Nguyễn Thị Bích

Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và luôn khiến các bậc phụ huynh vô cùng hoang mang, lo lắng. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu và phải xử trí bệnh như thế nào, trong trường hợp nào thì đưa con đi khám,… Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là những trường hợp dưới 6 tháng tuổi, thở khò khè không có nước mũi là khi bé thở có phát ra những tiếng khò khè, hoặc những âm thanh nghe không bình thường nhưng lại không có nước mũi chảy ra. Để nghe được rõ hơn, mẹ có thể áp tai vào gần cánh mũi hoặc áp tai vào gần miệng của trẻ.

Tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi

Hiện tượng thở khò khè có thể dễ phát hiện hơn khi bé ngủ. Tiếng thở của bé có thể không đều và rất giống với tiếng ngáy nhẹ. Đối với một số trường hợp khó phát hiện hơn, bác sĩ có thể phải sử dụng ống nghe để nhận biết rõ tình trạng này của trẻ.

2. Những nguyên nhân khiến bé thở khò khè nhưng không có nước mũi

Thở khò khè nhưng không có nước mũi do nhiều nguyên nhân gây ra và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:

- Do chứng ngạt mũi sơ sinh: Trên thực tế nhiều trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi dễ gặp phải tình trạng này. Nếu bé chỉ ngạt mũi mà không kèm theo hiện tượng sốt thì bạn không cần quá lo lắng, hãy vệ sinh mũi cho bé để đường hô hấp được thông thoáng.

- Viêm phổi, viêm phế quản: Những trường hợp này, đường hô hấp của bé bị nhiễm trùng khiến cho tiêu phế quản hay các mô phổi bị tổn thương. Những trường hợp viêm có thể gây ra hiện tượng dịch nhầy, có mủ khiến bé thở khò khè, thậm chí là tình trạng suy hô hấp khá nguy hiểm.

Vệ sinh mũi cho bé để đường hô hấp được thông thoáng

- Hen suyễn: Trẻ nhỏ rất dễ nhạy cảm với một số yếu tố gây kích thích như khói bụi, khói thuốc lá, phấn hoa,… do hệ hô hấp của trẻ còn yếu và chưa được hoàn thiện. Những trẻ hay tiếp xúc với những yếu tố kích thích kể trên có nguy cơ cao đối mặt với chứng hen suyễn và biểu hiện là những cơn khó thở, thở khò khè.

- Trào ngược dạ dày, thực quản: Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần hết sức lưu ý. Khi trẻ vừa ăn xong không nên đặt trẻ nằm xuống, không nên cho trẻ ăn quá nhiều, đặc biệt là về buổi tối. Những thói quen cho con ăn của các mẹ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng trào ngược dạ dày, thực quản ở trẻ. Lượng thức ăn khi trẻ bị tràn lên phổi chính là nguyên nhân gây ra tình trạng thở khò khè.

- Cảm lạnh: Dù là mùa đông hay mùa hè, trẻ cũng có thể phải đối mặt với tình trạng cảm lạnh. Khi bé đổ quá nhiều mồ hôi, mồ hôi có thể thấm ngược lại gây cảm lạnh. Hoặc một số trường hợp trẻ nhỏ nằm dưới nhiệt độ điều hòa thấp cũng dễ gây cảm lạnh. Lúc này bé có thể xuất hiện tình trạng thở khò khè cùng với một số triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mắt, sốt nhẹ hay ho.

- Cúm: Khi bị cúm, bé có biểu hiện sốt nhẹ, chán ăn, mệt mỏi và có thể kèm theo biểu hiện thở khò khè.

- Trong mũi có dị vật: Khi chơi đồ chơi, trẻ có thể vô tình để dị vật lọt vào trong mũi khiến mũi trẻ bị đau, chảy máu hoặc có hiện tượng nghẹt mũi. Để hạn chế dị vật lọt vào mũi trẻ, bố mẹ không nên cho trẻ cầm những đồ vật quá nhỏ và nên quan sát cẩn thận khi con vui chơi.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh, đặc biệt là những bệnh có liên quan đến đường hô hấp. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Chuyên gia khuyên rằng, khi bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, cha mẹ cũng không nên chủ quan mà cần liên tục quan sát và đưa con đến thăm khám kịp thời để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm.

3. Phải làm sao khi bé thở khò khè mà không có nước mũi

Những trường hợp trẻ dưới 6 tháng tuổi bị thở khò khè, cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng này cho trẻ:

Cho trẻ bú nhiều bữa trong ngày: Việc cho bé bú sữa nhiều hơn và chia thành nhiều bữa trong ngày sẽ giúp bé tránh được tình trạng mất nước, khô miệng. Hơn nữa việc cho con bú nhiều lần cũng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng.

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc bệnh

Lưu ý vệ sinh mũi cho trẻ: Việc vệ sinh mũi cho trẻ là rất quan trọng để đường hô hấp của trẻ luôn được thông thoáng. Mẹ có thể lựa chọn rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý với nồng độ an toàn, giúp kháng khuẩn hiệu quả hơn.

Hút dịch nhầy trong mũi cho trẻ: Trong trường hợp bé có dịch nhầy thì nên được hút sạch để đường thở của bé thông thoáng trở lại. Bố mẹ lưu ý cần vệ sinh dịch nhầy bằng những dụng cụ phù hợp và được đảm bảo tiệt trùng.

Day nhẹ cánh mũi của trẻ: Để khắc phục tình trạng bé thở khò khè nhưng không có nước mũi, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ day nhẹ cánh mũi của bé. Hành động này có thể giúp bé làm tan dịch nhầy một cách dễ dàng hơn, từ đó đường thở của trẻ sẽ trở nên thông thoáng và không còn triệu chứng thở khò khè.

Nên đưa trẻ đi khám sớm nếu kèm theo nhiều triệu chứng bất thường

Lưu ý: Mẹ nên giữ ấm vùng mũi, cổ, ngực, cho trẻ, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa hay khi trời lạnh mùa đông. Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà không thấy hiệu quả, mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm, nhất là khi trẻ có thêm một số triệu chứng sau:

- Toàn thân tím tái, thở khò khè.

- Tình trạng thở khò khè nhưng không có nước mũi xảy ra quá lâu, khoảng 2 - 3 tuần.

- Trẻ bị hen suyễn, tiểu phế quản có dị tật bẩm sinh bị thở khò khè.

- Trẻ thở khò khè kèm theo tình trạng sốt cao, nôn trớ.

- Trẻ thở khò khè và phải gắng sức khi thở.

- Trẻ thở khò khè kèm theo mệt mỏi, thở nhanh, bỏ bú.

Nếu có thắc mắc cần được giải đáp, mẹ hãy gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56 để được các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề