Hướng hữu cơ là gì

Chứng nhận hữu cơ là gì? Đây là tiêu chuẩn để đánh giá chi tiết về chất lượng sản phẩm. Sẽ giúp bạn hoàn thiện quy trình sản xuất đem đến sản phẩm chất lượng tốt nhất, đạt chứng nhận thực phẩm hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.

Vậy áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ vào quy trình sản xuất như thế nào có những yêu cầu gì bắt buộc thực hiện? Làm thế nào để sản phẩm đạt chứng nhận hữu cơ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Thực phẩm hữu cơ là gì?

Thực phẩm hữu cơ là các thực phẩm được trồng, xử lý và chế biến theo cách an toàn cho môi trường. Đối với nông sản đó là sản phẩm được trồng mà không sử dụng đến hầu hết các loại thuốc trừ sâu thông thường, sử dụng phân bón nhân tạo, bùn thải, phóng xạ và sinh vật biến đổi gen. Đối với các loại thịt động vật thì không được tiêm kháng sinh hoặc hormone.

Tiêu chuẩn hữu cơ áp dụng đối với lĩnh vực trồng trọt hữu cơ, chăn nuôi hữu cơ, nuôi trồng thủy sản hữu cơ và các sản phẩm là nguyên liệu được sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi.

Tiêu chuẩn hữu cơ được thừa nhận tại Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành và công bố tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ quốc gia TCVN 11041:2017 gồm 3 tiêu chuẩn:

TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ Phần 1: Yêu cầu chung đối với sản xuất, chế biến, ghi nhãn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.

TCVN 11041-2:2017: Nông nghiệp hữu cơ Phần 2: Trồng trọt hữu cơ

TCVN 11041-3:2017: Nông nghiệp hữu cơ Phần 3: Chăn nuôi hữu cơ

Chứng nhận hữu cơ là gì?

Chứng nhận hữu cơ [Chứng nhận hữu cơ Việt Nam] là giấy chứng nhận được cấp cho sản phẩm nhằm khẳng định đó là sản phẩm hữu cơ, thực phẩm hữu cơ an toàn cho người sử dụng.

Giấy chứng nhận hữu cơ sẽ có nhiều dạng khác nhau và có những quy định riêng biệt. Phụ thuộc vào % hữu cơ có trong thành phần của sản phẩm sẽ có quy định ghi nhãn tương ứng.

Liên quan đến ghi nhãn sản phẩm hữu cơ, chúng tôi sẽ chia sẻ về quy định của việc ghi nhãn đối với những sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ. Cùng theo dõi phần tiếp theo nhé!

Ghi nhãn cho sản phẩm đã được chứng nhận hữu cơ Việt Nam

Căn cứ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-1:2017: Nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm đã được chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn hữu cơ mới được ghi nhãn liên quan đến cụm từ hữu cơ.

  • Chỉ công bố sản phẩm là 100 % hữu cơ khi sản phẩm có chứa 100 % thành phần cấu tạo là hữu cơ.
  • Chỉ công bố sản phẩm là hữu cơ khi sản phẩm có chứa ít nhất 95 % thành phần cấu tạo là hữu cơ. Các thành phần cấu tạo còn lại có thể có nguồn gốc nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp nhưng không phải là thành phần biến đổi gen, thành phần được chiếu xạ hoặc xử lý bằng các chất hỗ trợ chế biến không có trong danh sách được phép sử dụng.
  • Chỉ công bố sản phẩm được sản xuất từ các thành phần hữu cơ, được chế biến từ các thành phần hữu cơ, có chứa các thành phần hữu cơ hoặc cụm từ tương đương khi sản phẩm có chứa ít nhất 70 % thành phần cấu tạo là hữu cơ.
  • Không được ghi nhãn là hữu cơ hoặc được sản xuất từ các thành phần hữu cơ, được chế biến từ các thành phần hữu cơ, có chứa các thành phần hữu cơ hoặc cụm từ tương đương, hoặc thực hiện bất kỳ công bố chứng nhận hữu cơ nào đối với sản phẩm có thành phần cấu tạo hữu cơ nhỏ hơn 70 %. Tuy nhiên, có thể sử dụng cụm từ hữu cơ đối với thành phần cấu tạo cụ thể được liệt kê.

Lưu ý: thành phần cấu tạo là hữu cơ: tính theo khối lượng đối với chất rắn hoặc tính theo thể tích đối với chất lỏng, không tính nước và muối [natri clorua].

Quy trình chứng nhận hữu cơ

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hữu cơ

Đầu tiên, bạn phải nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận thực phẩm hữu cơ Việt Nam.

Hồ sơ bao gồm:

  • Bản đăng ký chứng nhận hữu cơ.
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Quyết định giao đất hoặc hợp đồng cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền.
  • Kế hoạch hệ thống hữu cơ, bao gồm cả mẫu bao bì và thông tin trên bao bì sản phẩm.
  • Các thông tin cần thiết khác để chứng minh sự tuân thủ với quy định sản xuất hữu cơ.
  • Hồ sơ, tài liệu cần thiết khác.

Ký hết hợp đồng chứng nhận sau khi trao đổi trao đổi thông tin với khách hàng và nhận đủ hồ sơ đăng ký chứng nhận.

Bước 2: Chuẩn bị đánh giá

Căn cứ theo hồ sơ đăng ký chứng nhận, Tổ chức chứng nhận sẽ thành lập đoàn đánh giá và chi tiết chương trình đánh giá.

Bước 3: Tiến hành đánh giá

Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp.

Trong khi kiểm tra chứng nhận tại thực địa, sẽ xác định hiệu quả của hệ thống kiểm soát chất lượng sản phẩm.

Bước 4: Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá, kết luận đánh giá

Để đảm bảo tính khách quan, công bằng, Tổ chức chứng nhận thực hiện thẩm xét toàn bộ hồ sơ quá trình đánh giá trước khi ra quyết định cấp giấy chứng nhận.

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

Sau khi thẩm xét hồ sơ chứng nhận, nếu phù hợp sẽ được cấp giấy chứng nhận hữu cơ và cho phép doanh nghiệp sử dụng dấu hữu cơ.

Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận không quá 02 năm kể từ ngày cấp.

Bước 6: Đánh giá giám sát

Đánh giá giám sát được thực hiện sau khi cơ sở được cấp Giấy chứng nhận hữu cơ. Đánh giá giám sát có thể thực hiện định kỳ [báo trước] hoặc đột xuất [không báo trước].

Trong thời gian hiệu lực của giấy chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát, tần suất đánh giá giám sát không quá 12 tháng /1 lần.

Nội dung các bước tiến hành đánh giá giám sát tại cơ sở được thực hiện tương tự như đánh giá lần đầu.

Bước 7: Đánh giá lại

Đánh giá lại được thực hiện khi cơ sở sản xuất yêu cầu cấp lại giấy chứng nhận hữu cơ đã hết hiệu lực.

03 tháng trước khi hết hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, sẽ thông báo hướng dẫn cho cơ sở biết để làm quy trình đăng ký đánh giá lại để cấp giấy chứng nhận mới.

Bài viết cùng chủ đề:

  • Quy trình chứng nhận hữu cơ USDA Tiêu chuẩn Mỹ
  • Chứng nhận hữu cơ Châu Âu [Organic EU]
  • Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là gì?
  • Làm gì để đạt chứng nhận hữu cơ tại Việt Nam?

Video liên quan

Chủ Đề