Kế hoạch phát triển văn hóa đọc cho học sinh Tiểu học

Có nhiều khái niệm khác nhau về văn hóa đọc, nhưng nhìn chung văn hóa đọc là tổng thể những thói quen đọc sách, cách lựa chọn sách từ đó đề cao tính nghệ thuật, tính thưởng thức văn hóa đích thực trong việc đọc sách, vượt lên trên khái niệm đọc đơn thuần. Thực trạng văn hóa đọc hiện nay của học sinh đang dần rơi vào quên lãng. Vậy, em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng trong thời gian tới cùng Top lời giải nhé!

Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng - Bài mẫu 1

- Mục tiêu:

Xây dựng và phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.

- Đối tượng hưởng lợi:Học sinh

- Nội dung công việc thực hiện:

Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.

Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Dạy cách đọc sách là một cách thức dạy học sinh tự học, tự phát huy tiềm năng, tự phát triển toàn diện theo nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân. Theo tinh thần “chuyển giao nhiệm vụ học tập cho mỗi học sinh”, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thêm các ngữ liệu từ sách, báo, tạp chí để học sinh chủ động khai thác thông tin, giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo, hứng thú. Đối với mỗi môn học, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn học sinh đọc thêm sách báo nào, loại nào để củng cố kiến thức, loại nào để mở rộng, nâng cao…

- Kết quả đạt được:Trau dồi thói quen đọc sách.

Nhiều cuốn sách hay đã được nhân rộng đến cộng đồng

Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng - Bài mẫu 2

Em sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những biện pháp thiết thực, phù hợp nhất để khuyến khích và lan truyền văn hóa đọc trong trường học. Việc quyên góp sách từ thiện cho các vùng trung du miền núi và xây dựng lên những thư viện đọc sách nhỏ nhằm đáp ứng nhu cầu đọc sách của mọi người để ai cũng có cơ hội đến gần hơn với sách là điều hết sức cần thiết. Em mơ ước có thể mở câu lạc bộ đọc sách, nhằm khuyến khích, gắn kết những người yêu sách đặc biệt là các bạn trẻ và giúp cho sách đến gần hơn nữa với con người.

Ở trường, em có thể vận động các thầy cô giáo, bạn bè quyên góp, ủng hộ và kết hợp với Thư viện Nhà trường để tổ chức một buổi hội chợ sách quy mô nhỏ, nơi các bạn có thể mua bán giá cả hợp túi tiền học sinh, hoặc trao đổi sách cũ với các bạn khác, để mọi học sinh trong trường có cơ hội đọc nhiều cuốn sách, để những cuốn sách em đã đọc và rất tâm đắc có thể đến tay nhiều người. Và em dự định cùng những bạn mê đọc sách sẽ làm một buổi triển lãm về một số bộ sách, trưng bày, giới thiệu về những cuốn sách nổi tiếng, trích dẫn các đoạn văn hay, thông tin thú vị trong sách nhằm tạo ra sự hứng thú tìm hiểu đối với các bạn. Những thông tin về các buổi trao đổi tập hợp sẽ được phổ biến rộng rãi trên trang web và fanpage trường, trên Thư viện điện tử để tạo ra một diễn đàn đọc sách thật ý nghĩa. Để làm được điều ấy, em rất cần sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả mọi người. "Hãy thay đổi nhận thức hôm nay, tôi làm được và bạn cũng thế!"

Ở mỗi lớp học, em thấy đều có một chiếc tủ nhỏ để đồ dùng học tập, dụng cụ thể thao, báo Đội, một số quyển sách và từ điển cần thiết cho việc học. Em muốn lấp đầy tủ sách ấy bằng việc mỗi thành viên trong lớp đóng góp một đầu sách. Trong vòng một học kì hoặc một năm học, tất cả các bạn trong lớp đều có thể đọc đủ số đầu sách này trước khi cuốn sách trở về với chủ. Thời gian tiếp theo, hoạt động này sẽ được duy trì với việc mỗi bạn đóng góp một cuốn sách khác. Để khuyến khích học sinh trong lớp đọc sách, các bạn có thể viết bài đánh giá và nhận nhuận bút cho trang viết học trò của trường, các thầy cô chủ nhiệm cũng có thể cho điểm khuyến khích hoặc tổ chức các buổi thảo luận về nội dung sách trong giờ sinh hoạt lớp. Làm được việc ấy, việc đọc sách sẽ trở thành thói quen, rồi sẽ trở thành niềm vui chung của nhiều bạn học sinh.

Kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng - Bài mẫu 3

Kế hoạch của em cũng yêu cầu xây dựng, phát triển phong trào văn hóa đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, Kế hoạch cũng yêu cầu xây dựng, phát triển phong trào đọc sách, hướng tới xây dựng một xã hội học tập, một nét đẹp trong đời sống xã hội; nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về ý nghĩa to lớn, tầm quan trọng của đọc sách đối với việc nghiên cứu, giáo dục và hình thành nhân cách con người; bám sát mục tiêu và các nhiệm vụ.

Mục đích của em khi xây dựng "Tủ sách lớp học" là để mọi người, học sinh hiểu được tầm quan trọng của sách trong giáo dục. Trong khi đó, "Tủ sách lớp học" hoạt động với mong muốn cho mọi người đọc và tạo ra kiến thức trong làng xóm, họ hàng. Đặc biệt, em sẽ tập trung chia sẻ sách đến những gia đình có con trong độ tuổi 0-5 tuổi để đọc. "Tủ sách lớp học" đã được mọi người đóng góp vài chục nghìn đồng cũng có thể cùng nhau xây dựng "Tủ sách lớp học". Giờ đây, khi nhận những cuốn sách và đọc cho con nghe, họ vừa giáo dục trẻ, lại vừa có thêm cơ hội tự giáo dục mình.

Như vậy, Top lời giải cùng các em xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân hoặc cộng đồng. Với những kế hoạch trên, mong rằng văn hóa đọc sẽ được lan tỏa tới cộng đồng. Từ đó sẽ có nhiều người đọc sách hơn và có thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn. Chúc các em học tốt!

Mỗi năm Cuộc thi được tổ chức đều khiến các bạn nhỏ tham gia nhiệt tình và cả sự hào hứng của các bậc phụ huynh. Học sinh của trường Tiểu học Trần Quốc Toản mỗi lần tham gia thi là những lần các bạn mang về cho trường những thành tích nổi bật và đáng nể.
Đây là những kết quả từ niềm say mê đọc sách mà các bạn nhỏ đạt được:

  1. Bạn Hà Thủy Tiên – Lớp 3A14: Đạt giải Nhất Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021:
  2. Bạn Vũ Thuỳ An – Lớp 4A11: Đạt giải Khuyến khích Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021”
  3. Bạn Nguyễn Bảo Vân – Lớp 3A13:
  4. Bạn Nguyễn Thị Vân Linh – Lớp 4A11
  5. Tranh vẽ của bạn Trần Thị Vân Anh lớp 3A7: Đạt giải Ba Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021”: Và được lựa chọn tham dự thi cấp Toàn quốc.

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, kéo theo là sự lên ngôi của văn hóa nghe – nhìn, văn hóa đọc đang được toàn xã hội quan tâm. Đó là một trong những vấn để then chốt của giáo dục khai phóng, hướng tới năng lực tự học suốt đời của con người. Văn hóa đọc, suy cho cùng là nền tảng quan trọng hình thành giá trị nhân văn, sáng tạo của một quốc gia. Văn hóa đọc chính là cốt lõi của đổi mới giáo dục, đặt nền móng cho sự phát triển xã hội. Phát triển văn hóa đọc là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá trình học tập, nghiên cứu, khám phá tri thức của học sinh. Đó cũng là hành trình giúp học sinh tự khám phá chính mình, hướng đến những giá trị cao đẹp trong cuộc sống, góp phần vào quá trình hình thành nhân cách, bồi đắp tâm hồn, bồi dưỡng và thắp sáng ước mơ, lý tưởng cho người học.

Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xác định chủ đề của Ngày Sách Việt Nam năm 2022 là “Chấn hưng và phát triển văn hóa đọc”, khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người; khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách, tạo dựng môi trường đọc thuận lợi, xây dựng thói quen đọc sách trong gia đình, trường học và cộng đồng; phát hiện, tôn vinh các tổ chức, cá nhân có những đóng góp cho phát triển sách và văn hóa đọc trong cộng đồng. Năm 2022 cũng là năm thành phố Hà Tĩnh xác định chủ đề trọng tâm là tạo bước đột phá mãnh mẽ trong xây dựng và phát triển văn hóa, giáo dục. Từ đó, giáo dục thành phố xác định rõ việc phát triển văn hóa đọc là một nhiệm vụ quan trọng, then chốt trong các nhà trường. Làm thế nào để kích thích được niềm đam mê đọc sách ở học sinh? Làm thế nào để quá trình đọc sách thực sự có hiệu quả? Làm thế nào để xây dựng và phát triển văn hóa đọc, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường…Đó là những nỗi niềm trăn trở của cán bộ quản lý, nhân viên thư viện và giáo viên ở các nhà trường, để từng bước lên kế hoạch, tìm ra những giải pháp, cách thức hiệu quả nhất nhằm mang sách đến gần hơn với các em học sinh, giúp các em hình thành thói quen đọc sách như một nhu cầu tự thân, một sở thích, niềm vui và khát vọng không thể thiếu trong đời sống tinh thần mỗi ngày.

Không gian xanh đọc sách tại trường tiểu học Bắc Hà-TPHT

Đổi mới hoạt động thư viện là yêu cầu cấp thiết hàng đầu để phát triển văn hóa đọc trong trường học. Hình thức tổ chức và hoạt động thư viện cần được thường xuyên nghiên cứu để đổi mới, sáng tạo. Tạo không gian xanh để quá trình đọc sách diễn ra thuận lợi hơn, học sinh có nhiều cảm hứng và sự yên tĩnh để thẩm thấu giá trị mà sách mang lại. Cán bộ thư viện cần năng động, cập nhật, lựa chọn, bổ sung các đầu sách phù hợp tạo nên kho sách đa dạng, phong phú, sắp xếp sách khoa học theo từng chủ đề, từng mảng cụ thể để học sinh dễ dàng tra cứu và lựa chọn. Tổ chức các tiết đọc hiệu quả tại thư viện, nếu điều kiện phù hợp có thể tổ chức trại đọc để thu hút học sinh tham gia. Tổ chức các cuộc thi quay video, giới thiệu sách nhằm mang đến sân chơi hấp dẫn, thú vị, tránh đơn điệu, nhàm chán. Mỗi tháng, nhân viên thư viện phối hợp với giáo viên bộ môn, đặc biệt là giáo viên Ngữ văn, tùy theo từng chủ đề, chủ điểm, lựa chọn các cuốn sách hay, giàu ý nghĩa để giới thiệu cho học sinh, hướng dẫn các em phương pháp đọc sách hiệu quả. Hưởng ứng Ngày sách Việt Nam và ngày văn hóa đọc, các nhà trường cần tổ chức các hoạt động đa dạng, phong phú để tôn vinh giá trị của sách, tuyên truyền, quảng bá sâu rộng vai trò, tầm quan trọng của việc đọc sách đến học sinh, phụ huynh và các tầng lớp nhân dân để sách thực sự đi vào đời sống, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của mỗi người. Các cuộc thi như giới thiệu sách, tìm hiểu về nhà văn và tác phẩm, kể chuyện theo sách…sẽ là những diễn đàn ý nghĩa để chúng ta xây dựng, phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.

Góc đọc sách xanh tại thư viện trường THCS Lê Văn Thiêm - TPHT

Bên cạnh đó, thông qua đổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học để xây dựng và phát triển văn hóa đọc cũng là một giải pháp quan trọng. Giáo viên xây dựng kế hoạch hướng dẫn học sinh phương pháp đọc sách nhằm trau dồi tri thức, làm giàu có thêm vốn sống, vốn hiểu biết và những trải nghiệm quý giá. Hướng dẫn học sinh kỹ thuật đọc hiệu quả, cách sử dụng kết quả đọc, cách lập thư mục tài liệu tham khảo…Dạy cách đọc sách là một cách thức dạy học sinh tự học, tự phát huy tiềm năng, tự phát triển toàn diện theo nhu cầu, sở thích của mỗi cá nhân.  Theo tinh thần “chuyển giao nhiệm vụ học tập cho mỗi học sinh”, giáo viên cần linh hoạt, sáng tạo, sử dụng thêm các ngữ liệu từ sách, báo, tạp chí để học sinh chủ động khai thác thông tin,  giải quyết các nhiệm vụ học tập một cách sáng tạo, hứng thú. Đối với mỗi môn học, giáo viên cần có kế hoạch hướng dẫn học sinh đọc thêm sách báo nào, loại nào để củng cố kiến thức, loại nào để mở rộng, nâng cao…Đặc biệt, giáo viên Ngữ văn cần xác định mình là sứ giả, là cầu nối, là người truyền lửa cho các em học sinh, thổi bùng lên trong các em ngọn lửa tình yêu đối với sách, say mê đọc, say mê khám phá thế giới vô cùng vô tận bên ngoài và thế giới tâm hồn con người thông qua những trang sách quý.

Góc thư viện lớp học ở trường tiểu học Trần Phú -TPHT

Giáo viên trên cơ sở rà soát và đối chiếu với nội dung chương trình các bộ môn và hoạt động giáo dục để hướng dẫn học sinh cách khai thác nguồn tài nguyên của thư viện, thúc đẩy ý thức tự giác đọc sách, hình thành thói quen đọc sách để giải quyết nhiệm vụ học tập. Giáo viên cũng cần hướng dẫn học sinh cách tra cứu thông tin và đọc sách báo qua mạng internet, mạng xã hội đúng cách, biết lựa chọn sách có giá trị để đọc, biết sàng lọc để tiếp nhận thông tin, có định hướng và bản lĩnh, trí tuệ trong quá trình tiếp cận và đọc qua mạng.

          Đổi mới hoạt động kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực người học cũng là một yêu cầu tất yếu trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học, triển khai có hiệu quả và chất lượng chương trình giáo dục phổ thông mới. Qua đây, giáo viên khuyến khích học sinh đọc sách thông qua việc kết hợp một cách hợp lý giữa kiểm tra lý thuyết và kiểm tra thực hành, tăng cường đưa vào đề kiểm tra các câu hỏi mở, nội dung gắn với các vấn đề thời sự của quê hương đất nước, quốc tế để hình thành trong học sinh thói quen đọc, tìm hiểu, quan tâm đến các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, đặc biệt là đối tượng học sinh ở các bậc học cao. Dạng câu hỏi này tránh được sự ghi nhớ máy móc, kích thích học sinh tư duy, tìm tòi, sáng tạo, bày tỏ quan điểm, chính kiến của bản thân mình. Giáo viên khích lệ học sinh đọc sách báo mở rộng, thực hiện các dự án học tập, hoạt động, trao đổi với nhóm theo kế hoạch, có mục tiêu, giải pháp cụ thể, báo cáo kết quả bằng các hình thức như quay clip, bài viết, bài trình chiếu, thuyết trình… Hình thức kiểm tra đánh giá này giúp học sinh rèn luyện thói quen đọc, nghiên cứu, kỹ năng làm việc nhóm…

Niềm vui đọc sách của cô trò trường tiểu học Đại Nài - TPHT

          Hình thành thói quen đọc sách ngay từ nhỏ đối với mỗi người hết sức quan trọng. Bởi vậy, giáo dục các em học sinh về tầm quan trọng, giá trị của sách, hướng dẫn các em phương pháp, kỹ năng đọc, xây dựng và phát triển văn hóa đọc là nhiệm vụ hàng đầu trong các nhà trường. Biết yêu quý và trân trọng sách nghĩa là biết nâng niu gìn giữ di sản trí tuệ mà cha ông đã gửi lại, biết trân quý bao tri thức mà các học giả, các nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ đã đúc kết tinh túy vào trong trang sách, từ đó các em biết trân trọng giá trị của cuộc sống, bồi đắp tâm hồn mình bằng những tình cảm nhân văn cao đẹp. Đọc sách là thói quen, là sở thích, niềm vui, và hơn nữa tạo thành một nét đẹp văn hóa. Đọc sách là tiêu thụ và quảng bá các giá trị văn hóa. Vì thế, có thể xem văn hóa đọc là một chỉ số văn hóa của nhà trường, cộng đồng, xã hội.

                                                             Hồ Minh Thông

                                             Nguồn: Bản tin Thành phố Hà Tĩnh

Video liên quan

Chủ Đề