Kết cực của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên

Giải bài tập câu hỏi thảo luận trang 86 SGK Lịch sử 12

Đề bài

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng và Việt Nam Quốc dân đảng đã ra đời và hoạt động như thế nào?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào sgk Lịch sử 12 trang 83 – 86 để trả lời

Lời giải chi tiết

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên

- Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên nhằm tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, đấu tranh để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội là Tổng bộ, cho xuất bản báo Thanh niên.

- Tháng 7/1925, Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia lập ra “Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông”.

- Cuối năm 1928, Hội thực hiện chủ trương “vô sản hóa”, nhiều cán bộ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đi vào các nhà máy, hầm mỏ hoạt động cùng với giai cấp công nhân.

* Tân Việt Cách mạng Đảng

- Hội Phục Việt được thành lập vào năm 1925 sau đó đổi thành Hội Hưng Nam. Đến năm 1928, đổi tên thành Tân Việt cách mạng Đảng.

- Đảng chủ trương lãnh đạo quần chúng ở trong nước và liên lạc với các dân tộc bị áp bức trên thế giới để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa, nhằm thiết lập một chế độ bình đẳng và bác ái.

- Một số đảng viên tiên tiến sớm gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một số tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập chính đảng cách mạng theo tư tưởng Nguyễn Ái Quốc và học thuyết Mác – Lê-nin.

* Việt Nam Quốc dân đảng

- Ngày 25-12-1927, từ cơ sở hạt nhân là Nam Đồng thư xã, một số nhà yêu nước đã thành lập Việt Nam Quốc dân Đảng.

- Bản chương trình hành động của Việt Nam Quốc dân đảng công bố năm 1929, đã nêu các nguyên tắc tư tưởng: “Tự do - bình đẳng - bác ái”. Quốc dân đảng chủ trương tiến hành cách mạng bằng bạo lực, chú trọng lấy lực lượng binh lính người Việt trong quân đội Pháp giác ngộ làm lực lượng chủ lực.

- Địa bàn hoạt động: chủ yếu ở Bắc Kì.

- Tháng 2/1929, Việt Nam Quốc dân đảng tổ chức vụ ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội, thực dân Pháp đã tiến hành một cuộc khủng bố dã man. Việt Nam Quốc dân Đảng quyết định dốc hết lực lượng nhằm thực hiện cuộc bạo động cuối cùng.

- Ngày 9/2/1930, cuộc khởi nghĩa nổ ra ở Yên Bái, sau đó nổ ra ở nhiều địa điểm khác. Mặc dù chiến đấu anh dũng nhưng cuộc khởi nghĩa của Việt Nam Quốc dân đảng đã thất bại.

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 - Xem ngay

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên là một tổ chức của Nguyễn Ái Quốc hoạt với vị trí vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Vậy vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên cụ thể ra sao?

Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gắn liền với các hoạt động và công lao vĩ đại của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Tháng 11 -1924, Nguyễn Ái Quốc đã từ Liên Xô trở về Quảng Châu [Trung Quốc] để xúc tiến công việc chuẩn bị cho sự ra đời của chính đảng mácxít ở Việt Nam.

Tháng 2-1925 sau khi gặp nhóm thanh niên yêu nước trong tổ chức Tâm tâm xã, Người đã chọn một số thanh niên tích cực, thành lập ra nhóm Cộng sản đoàn. Trong số các thành viên lớp đầu có Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Vương Thúc Oánh, Trương Vân Lĩnh, Lưu Quốc Long, Lâm Đức Thụ. Trụ sở của Hội đặt tại Quảng Châu.

Dựa trên nhóm Cộng sản đoàn, tháng 6-1925 Nguyễn Ái Quốc thành lập một tổ chức cách mạng có tính chất quần chúng rộng rãi hơn, lấy tên là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, cơ quan tuyên truyền của Hội là tờ báo Thanh niên. Báo ra số đầu ngày 21-6-1925.

Tháng 7 – 1925, cùng một số nhà cách mạng Trung Quốc, Triều Tiên, Inđônêxia…, Người sáng lập tổ chức Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông, có quan hệ mật thiết với Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên. – Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên đã công bố chương trình và điều lệ bao gồm đường lối chính trị và nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Hội.

Mục đích hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Mục đích của Hội là tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết đánh đổ đế quốc Pháp và tay sai. Cụ “làm cuộc cách mạng dân tộc [đánh đổ thực dân Pháp và giành độc lập cho xứ sở ] rồi sau đó làm cách mạng thế giới [lật đổ chủ nghĩa đế quốc và giành độc lập cho xứ sở ] rồi sau làm cách mạng thế giới [lật đổ chủ nghĩa đế quốc và thực hiện chủ nghĩa cộng sản]”

Chương trình của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên: Tuyên truyền, giác ngộ quần chúng, lập các đoàn thể quần chúng; huy động lực lượng quần chúng đập tan bọn thực dân Pháp, giành lấy chính quyền khi có cơ hội tốt; lập chính phủ công, nông, binh; thực hiện chính sách kinh tế mới; bãi bỏ tư bản tư nhân; đoàn kết vô sản quốc tế và lập xã hội công sản.

Về tổ chức Hội có 5 cấp: tổng bộ, xứ bộ, tỉnh bộ, huyện bộ và chi bộ. Về thành phần xã hội, lúc đầu bao gồm 90% là trí thức tiểu tư sản, chi có 10% là công nông; vể sau tuy các thành phần công nông có tăng lên, nhưng lực lượng trí thức vẫn chiếm tới 40%.

Hoạt động của hội Việt Nam cách mạng thanh niên

Sau khi thành lập, Hội đã phái người về nước để tuyển người sang Trung Quốc dự các lớp huấn luyện ở Quảng Châu hay để gửi sang Liên Xô học tại Trường Đại học Phương Đông. Đồng thời, Hội tiến hành lập các chi bộ các cấp ở trong nước. Từ đầu năm 1925 đến tháng 9 năm 1927, Hội đã tổ chức được 10 khóa đào tạo cho các học viên được tuyển mộ với trên 200 hội viên. Nội dung chương trình học tập bao gồm cả kiến thức lý luận và thực tiễn cách mạng. Kết thúc các lớp đào tạo, phần lớn cán bộ được đưa về nước để tuyên truyền vận động, xây dựng các cơ sở của Hội.  Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc cho các học viên sau đó được tập hợp lại thành tập sách Đường kách mệnh.

+ Từ đầu năm 1926, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã bắt đầu phát triển cơ sở ở trong nước, đầu nărn 1927 các kỳ bộ được thành lập, ngoài ra còn chú trọng xây dựng cơ sở ở Xiêm, để mở rộng hoạt động tuyên truyền trong Việt kiều.

+ Năm 1927, Hội đã xây dựng được các cơ sở trên nhiều địa phương trong nước. Các Kỳ bộ, Tỉnh bộ được thành lập.

+  Cuối năm 1928, Hội tổ chức phong trào “vô sản hoá”, đưa các hội viên về các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, nông thôn để rèn luyện nâng cao lập trường giai cấp công nhân, đồng thời trực tiếp giác ngộ và tổ chức quần chúng đấu tranh.

Vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã được Hồ Chí Minh nhận xét: “Nó là quả trứng, mà từ đó, nở ra con chim non cộng sản [Đảng Cộng sản]”. Cụ thể vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên là:

+ Thứ nhất: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã đào tạo đội ngũ cán bộ cách mạng đông đảo từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa cộng sản.

+ Thứ hai: Hội Việt Nam cách mạng thanh niên góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về nước, thúc đẩy phong trào công nhân, phong trào yêu nước phát triển, góp phần đánh bại quan điểm “phi vô sản”.

+ Năm 1928 có 300 hội viên, đến năm 1929 có 1.700 hội viên, nếu kể cả hội viên dự bị thì có gần 3.000 người. Hội có cơ sở ở nhiều trung tâm kinh tế, chính trị và trở thành lực lượng chính trị yêu nước rộng lớn trong cả nước. Những hoạt động của Hội đã tích cực thúc đẩy phong trào yêu nước Việt Nam theo khuynh hướng cách mạng vô sản. Sự ra đời của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của cách mạng Việt Nam, lần đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện một tổ chức chính trị theo khuynh hướng vô sản.

+ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là một sáng tạo độc đáo của Nguyễn Ái Quốc trong việc tuyên truyền, tổ chức cách mạng ở Việt Nam. Đây là một bước quá độ nhằm chuẩn bị cho sự ra đời 1 chính đảng Cộng sản sau này.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề Vai trò của hội Việt Nam cách mạng thanh niên đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề