Cách mạng trong triết học là gì

Cách mạng xã hội là một phạm trù triết học.

Cách mạng xã hội là sự biến đổi căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nó là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế-xã hội cũ sang hình thái kinh tế-xã hội tiến bộ hơn.

Nghĩa hẹp

Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chính quyền đã lỗi thời và thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ hơn.

Nguyên nhân này còn được gọi là nguyên nhân sâu xa. Nội dung của nguyên nhân này đó là mâu thuẫn gay gắt giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự hạn chế của quan hệ sản xuất lỗi thời mà lực lương sản xuất này tham gia.

Chủ quan

Nguyên nhân chủ quan của cách mạng xã hội là sự trưởng thành về mặt tổ chức và mặt nhận thức của giai cấp cách mạng.

Trong mọi cuộc cách mạng xã hội, để có thể xây dựng một hình thái kinh tế-xã hội mới, giai cấp cách mạng cần phải giành chính quyền từ tay của giai cấp phản cách mạng và sử dụng chính quyền đó. Như vậy, ta có thể thấy vấn đề chính quyền là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.

Cách mạng xã hội trải qua 2 giai đoạn chính:

  • Giành chính quyền.
  • Xây dựng chính quyền mới.

Cách mạng xã hội là động lực của sự phát triển của xã hội. Karl Marx cho rằng cách mạng xã hội là "đầu tàu của lịch sử ".

  • Cách mạng xã hội là cách để thay thế hình thái kinh tế-xã hội, tiến đến hình thái kinh tế-xã hội tiến bộ hơn.
  • Cách mạng xã hội là cách giải quyết triệt để các mâu thuẫn cơ bản, từ đó tiến tới một xã hội phát triển.

  1. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 166, 167
  2. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 167, 168
  3. ^ a b Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 167
  4. ^ Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, xuất bản năm 2015, trang 168, 169

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Cách_mạng_xã_hội&oldid=67954398”

Thực chất của cuộc cách mạng này được thể hiện ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, khắc phục sự tách rời giữa thế giới quan duy vật và phương pháp biện chứng trong lịch sử triết học trước đó, C.Mác đã tạo nên sự thống nhất hữu cơ không thể tách rời giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng - đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng. Trong triết học của C.Mác, chủ nghĩa duy vật gắn kết, thống nhất hữu cơ với phương pháp biện chứng. Chủ nghĩa duy vật được C.Mác làm giàu bằng phương pháp biện chứng, còn phương pháp biện chứng được ông đặt trên nền chủ nghĩa duy vật. Đồng thời, cả chủ nghĩa duy vật lẫn phương pháp biện chứng đều được C.Mác phát triển lên một trình độ mới về chất. Do vậy, sự thống nhất hữu cơ giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Mác hơn hẳn về chất so với sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật và phương pháp biện chứng trong triết học Hy Lạp cổ đại. Vì vậy, đây chính là bước phát triển cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ hai, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật lịch sử là biểu hiện vĩ đại nhất của cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác thực hiện. Thứ ba, với sự sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với hoạt động thực tiễn của con người. Trên cơ sở đó, triết học của ông đã trở thành công cụ nhận thức và cải tạo thế giới của nhân loại tiến bộ. Thứ tư, với việc sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, C.Mác đã khắc phục được sự đối lập giữa triết học với các khoa học cụ thể.

ý nghĩa : Một là, với tinh thần của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chúng ta phải thấy rằng, triết học Mác - Lênin là một hệ thống mở chứ không phải là hệ thống khép kín; nó đòi hỏi luôn phải được bổ sung, hoàn thiện, phát triển. Đối với phương pháp biện chứng duy vật, không có gì là bất biến. Bản thân C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin không bao giờ tự coi lý luận của các ông là “bất khả xâm phạm”, là khép kín, là chân lý tuyệt đích cuối cùng. Trái lại, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin luôn đòi hỏi những người cộng sản sau này phải biết vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin sao cho phù hợp với điều kiện thực tiễn và phải biết bổ sung, hoàn thiện, phát triển chúng. Hai là, sự ra đời của triết học Mác gắn bó chặt chẽ với thực tiễn phong trào công nhân những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX. Bản thân triết học Mác cũng gắn bó hữu cơ với thực tiễn cách mạng của quần chúng nhân dân Ba là, ngay từ khi mới ra đời, triết học Mác đã gắn bó hữu cơ với các khoa học cụ thể. Do vậy, ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, triết học Mác - Lênin không thể không được bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận của mình. Như vậy, có thể khẳng định lại rằng, hơn một thế kỷ rưỡi đã trôi qua, kể từ khi cuộc cách mạng trong triết học được C.Mác thực hiện, ý nghĩa của cuộc cách mạng này vẫn giữ nguyên tính thời sự và tính thực tiễn cho việc phát triển triết học Mác - Lênin trong thời đại hiện nay.

cho em hỏi là vai trò của triết học mác trong đời sống xã hội là gì ạ

và có thể cho em một vài ví dụ không ạ

câu hỏi kia đợi chị 1 chút

Vai trò của triết học Mác – Lênin trong đòi sống xã hội - Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của Triết học Mác-Lênin Triết học nói chung và triết học Mác – Lênin nói riêng đặt ra và giải quyết rất nhiều vấn đề của đời sống xã hội như: tổng kết, đánh giá tri thức của con người; phê phán, xác định các giá trị, truy tìm chân lý; phát triển tư duy lý luận; xác định vị trí vai trò của con người trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài; xác định mục tiêu phương hướng hoạt động của con người v.v. Trong số những vẩn đề trên đây, trước hết phải kể đến vấn đề có tính đặc trưng của triết học đó là vấn đề thế giới quan và phương pháp luận chung nhất. Trong lịch sử phát triển của triết học đã tồn tại nhiều hệ thống triết học khác nhau. Căn cứ vào cách giải quyết vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại mà người ta phân chia các lý thuyết triết học thành các trường phái khác nhau như: triết học duy tâm, triết học duy vật, triết học nhị nguyên, triết học bất khả tri, triết học khả tri v.v. Triết học Mác – Lênin là hình thức phát triển cao nhất và họp lý nhất của triết học duy vật. Những đặc điểm của triết học Mác – Lênin, như đã trình bày trong mục trên, phản ánh bản chất khoa học và nhân văn của triết học Mác – Lênin. Với những điều trình bày trên đây, chúng ta có cơ sở để khẳng định rằng: Trong thời đại ngày nay, triết học Mác – Lênin mới thực sự đóng vai trò là hạt nhân lý luận của thế giới quan khoa học. Thông qua việc hình thành thế giới quan khoa học cho con người, triết học Mác – Lênin tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. -Vai trò của triết học Mác – Lênin đối với khoa học tự nhiên và đối với tư duy lý luận. Triết học Mác – Lênin ra đời trên cơ sở kế thừa những nhân tố hợp lý của các trào lưu triết học trong lịch sử và khái quát những thành tựu của khoa học tự nhiên hiện đại. Thứ nhất, phủ nhận sự tồn tại khách quan của các sự vật bên ngoài cảm giác, ý thức của con người; Thứ hai, không hiểu phép biện chứng duy vật mácxit, không phân biệt được tính chất tương đối của quá trĩnh nhận thức với biện chứng của quá trình nhận thức. Từ đó, V.I. Lênin khẳng định rằng: các nhà khoa học tự nhiên không đứng vững trên lập trường thế giới quan duy vật biện chứng thì nhất định sẽ rơi vào quan điểm duy tâm và sẽ bị thế giới quan đó ngăn cản quá trình nghiên cứu tự nhiên của mình, từ đó dẫn đến kết quả ngăn cản sự phát triển của khoa học tự nhiên. Muốn thúc đẩy khoa học tự nhiên phát triển các nhà khoa học tự nhiên phải tự giác hoạt động theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Video liên quan

Chủ Đề