Khám cao huyết áp ở đâu tphcm

Vũ Thị Yến

Mẹ em năm nay 54 tuổi, bị cao huyết áp. Hiện tại, mẹ em đang bị chứng bệnh ù tai rất khó chịu, đã đi thăm khám và uống thuốc ở nhiều nơi nhưng không thấy đỡ. Hồi mẹ em 40 tuổi thì nghe thấy tiếng o o ở trong tai, đi khám ở bệnh viện Bạch Mai bác sỹ cũng cho thuốc uống và đã đỡ. 2 năm trước mẹ em bị lại, lần này không chỉ o o như trước mà còn nghe thấy nhiều âm thanh như tiếng kèn, tiếng thở phì, tiếng giống như trống ở loa đám cưới... Không chỉ vậy, mẹ em còn cảm thấp đập mạnh và giật giật ở bên tai. Mẹ em cũng đi khám ở nhiều nơi: 4 lần ở Viện tai mũi họng TW [có nội soi tai mũi họng, chụp X-quang, chụp não, đo thính lực... không phát hiện bất thường], uống thuốc không đỡ nên họ kết luận rằng không phải do tai mà có thể do vấn đề về tim mạch, giới thiệu mẹ em sang viện 108. Tại đây mẹ em cũng được thăm khám xét nghiệm đầy đủ và họ kết luận các bệnh như thiếu máu lên não, mỡ máu, ...rồi cho thuốc nhưng uống đợt 1 thì đỡ, sau tái khám lần 2,3 cũng không đỡ. Sau đó mẹ em sang viện 103 khám. Bác sỹ cũng kết luận như vậy rồi cho thuốc nhưng uống cũng không đỡ. Bây giờ thì mẹ em đã khám ở viện Bạch Mai 3 lần, uống chỉ giảm chút ít chứ vẫn rất khó chịu. Mẹ em xem chương trình sức khỏe ở trên TV thấy các bác sỹ ở bệnh viện Tâm Anh cũng nói về bệnh ù tai này nên muốn đến khám. Không biết khi đến khám thì có phải khám đầy đủ như xét nghiệm máu, nội soi tai mũi họng,... từ đầu không ạ? Chi phí khám + thuốc tầm bao nhiêu và liệu bệnh của mẹ em có chữa khỏi được không ạ. Em cám ơn bác sỹ nhiều!

Chào em!

Chúng tôi rất chia sẻ với em khi mẹ em đã có một quá trình chẩn đoán và điều trị ở nhiều bệnh viện lớn, tuy nhiên, đến nay mẹ em chưa hoàn toàn đỡ. Theo những thông tin mà em cung cấp thì mẹ em có biểu hiện của tình trạng rối loạn tiền đình trên nền có tăng huyết áp kèm theo. Hiện tại, ở Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, chúng tôi đang triển khai các gói dịch vụ thăm khám toàn diện về các nhóm bệnh lý, trong đó có nhóm bệnh lý tim mạch và thần kinh. Ở BVĐK Tâm Anh có sự phối hợp đa chuyên khoa, hy vọng có thể giúp giải quyết triệt để vấn đề sức khoẻ cho mẹ em.

Em có thể đưa mẹ đến BVĐK Tâm Anh để thăm khám. Khi đi khám, em nhớ mang theo toàn bộ hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm đã làm để cúng tôi xem xét và đánh giá lại, trong trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ có chỉ định bổ sung để tránh lãng phí cho người bệnh. Em cũng sẽ được tư vấn cụ thể về mục đích và chi phí của từng dịch vụ nên em và gia đình có thể hoàn toàn yên tâm. Chúc em và gia đình khỏe mạnh.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858, tại TP.HCM: 0287 102 6789 để được hỗ trợ. Trân trọng!

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY

Cao huyết áp là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Ở Việt Nam, theo một điều tra gần đây của Viện Tim mạch quốc gia tại 8 tỉnh, thành thì tỷ lệ cao huyết áp của những người từ 25 tuổi trở lên là 27,4%, tức là cứ 4 người có 1 người cao huyết áp.

Cao huyết áp: “Kẻ giết người số một”

- Cao huyết áp là bệnh lý có thể gây ra rất nhiều biến chứng khác nhau và thậm chí có thể tử vong: Cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, xuất huyết não, nhũn não, suy thận, các biến chứng về mắt, các biến chứng về mạch máu.

- Những biến chứng đó có ảnh hưởng lớn đến người bệnh, gây tàn phế và trở thành gánh nặng cho gia đình người bệnh và xã hội. Hàng năm chúng ta phải chi một khoản kinh phí rất lớn, tới cả ngàn tỷ đồng để trực tiếp điều trị bệnh và phục vụ những người bị liệt, tàn phế, mất sức lao động do tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim…

- Bệnh cao huyết áp còn được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” bởi chỉ có một số ít các người bệnh cao huyết áp có một vài triệu chứng gợi ý khiến họ đi khám bệnh, như: đau đầu, chóng mặt, mặt đỏ bừng, ù tai…còn đa số người bệnh lại thường không có dấu hiệu cảnh báo trước. Không ít người bệnh thấy có triệu chứng đau đầu xuất hiện thì ngay sau đó cũng là kết thúc cuộc đời của họ do xuất huyết não nặng nề.

- Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp trong cộng đồng, như: Tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, khẩu phần ăn không hợp lý [ăn mặn, ăn nhiều chất béo], ít hoạt động thể lực, béo phì, căng thẳng trong cuộc sống, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tiền sử gia đình có người bị tăng huyết áp…Phần lớn những yếu tố nguy cơ này có thể kiểm soát được khi người dân có hiểu biết đúng và biết được cách phòng tránh.

I. HƯỚNG DẪN, TƯ VẤN ĐIỀU TRỊ

Tại sao phải điều trị huyết áp cao?

- Huyết áp cao thường gây tai biến nghiêm trọng như tử vong và hôn mê do tai biến mạch máu não, di chứng liệt nửa người, suy tim, thiếu máu cơ tim, suy thận, phình bóc tách động mạch chủ...Do đó mục đích chính của điều trị cao huyết áp là để phòng ngừa những biến chứng này.

- Thông qua trị số huyết áp được hạ bằng thuốc hạ áp chúng ta có thể nhận biết huyết áp được kiểm soát tốt hay không. Tốt nhất nên đưa trị số huyết áp về < 140/85mmHg; đối với người lớn tuổi, trị số huyết áp ban đầu có thể đưa về 140/90mmHg với nhiều lần đo trong nhiều ngày bạn có thể được xem là bị cao huyết áp. Nếu huyết áp của bạn không cao lắm tức khoảng 140/90-150/95mmHg và tình trạng chung tốt và không mắc các bệnh khác làm xấu thêm tình trạng tim mạch, bạn có thể không dùng thuốc mà cần phải điều chỉnh lối sống. Nếu huyết áp cao hơn hoặc không cải thiện thì có thể xem xét điều trị thuốc ngay sau khi cân nhắc cẩn thận.

Việc điều chỉnh lối sống bao gồm:

- Điều chỉnh chế độ ăn uống như giảm ăn mặn [60 lần/ ngày mà bác sĩ của bạn sẽ biết được chính xác hơn huyết áp của bạn đã trở về gần bình thường chưa và biết được thời điểm nào huyết áp bạn lên cao hoặc có tụt huyết áp không để điều chỉnh thuốc hạ áp cho bạn. Chi phí cho một lần đo 24 giờ chừng 200.000 đồng, có hiệu quả đánh giá tình trạng huyết áp trong khi điều trị tốt và cho đến nay đây là biện pháp tốt nhất để đánh giá hiệu quả điều trị so với đo huyết áp tại phòng khám hoặc tự đo tại nhà.

Điều trị cao huyết áp chỉ thật sự ích lợi khi trị số huyết áp được đưa về gần như bình thường. Với trị số này mới có thể ngăn ngừa biến chứng do cao huyết áp. Vấn đề quan trọng là việc tuân thủ điều trị của người bệnh và sử dụng thuốc hợp lý của bác sĩ. Trong nhiều khảo sát gần đây cho thấy chỉ 40-50% người bệnh được điều trị cao huyết áp có trị số huyết áp trở về gần bình thường. Người cao huyết áp không tuân thủ đúng điều trị một phần do chưa hiểu hết tầm quan trọng của điều trị huyết áp, do bận công việc nên không tái khám và uống thuốc đúng giờ, chi phí thuốc và các xét nghiệm kèm theo trong mỗi lần khám khá đắt và tác dụng phụ của thuốc.

Việc theo dõi điều trị có hiệu quả hay không là vấn đề quan trọng. Bạn có thể tự đo huyết áp ở nhà trung bình > 3 lần/ngày sau đó ghi vào sổ theo dõi huyết áp. Khi tái khám bạn nên đem theo để bác sĩ của bạn tham khảo kết hợp với trị số đo huyết áp tại phòng khám bệnh.

Mặc dù huyết áp bạn có thể đã ổn định trong giới hạn cho phép nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được tự ý ngưng thuốc. Bạn cần khám định kỳ tại bác sĩ chuyên khoa tim mạch mà bạn tin tưởng và tái khám ngay khi bạn thấy có thay đổi bất thường như choáng váng, khó thở...

III. GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Phòng tránh bệnh cao huyết áp

Thực hiện lối sống lành mạnh, phù hợp là một biện pháp chính để phòng ngừa cao huyết áp cũng như góp phần điều trị bệnh cao huyết áp. Sau đây là những cách để phòng tránh bệnh cao huyết áp:

- Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Tăng cân trong thời gian dài là yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh. Nguy cơ này tăng dần ở phụ nữ cao tuổi, sau mãn kinh. Những người béo phì, bụng to [với vòng thắt lưng >85cm ở nữ và >98cm ở nam] cũng có nhiều khả năng bị cao huyết áp. Vì vậy cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

- Tuân thủ chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần. Nên ăn 3 bữa một ngày, ăn nhiều rau xanh và trái cây vì chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lức, bắp lức, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Không dùng nhiều mỡ và chất ngọt, ăn các thức ăn có nhiều chất xơ hòa tan như: đậu xanh quả, các loại đậu hạt, măng…Hàng ngày nên ăn khoảng 55-85g các chế phẩm từ sữa như phomát, sữa chua…Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như: hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân.

- Ăn nhiều cá, hải sản, giảm các loại thịt đỏ như: thịt heo, thịt bò, các loại sữa và trứng.

Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây tốt cho người bệnh cao huyết áp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

- Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ.

- Ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, nên hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, không dùng các loại thức ăn nhanh, những món ăn công nghiệp vì các loại thức ăn này có lượng muối khá cao. Hạn chế dùng các loại nước ngọt có ga, các loại bia vì có hàm lượng natri còn cao hơn so với nhiều loại thực phẩm công nghiệp khác. Bột nở, bột nổi, các loại bột làm sủi bọt cũng thuộc nhóm muối gốc natri vì vậy không nên dùng nhiều.

- Tăng cường hoạt động thể lực: Tăng hoạt động thể lực làm giảm bớt béo phì, cần tập thể dục đều đặn ở mức vừa phải như đi bộ nhanh hoặc bơi lội trong vòng 30-45 phút, 3-4 lần/tuần.

- Bỏ những thói quen xấu: Ngưng hút thuốc là biện pháp hữu hiệu nhất để phòng bệnh cao huyết áp và các bệnh tim mạch. Bớt uống rượu: Nếu dùng thường xuyên một lượng rượu nhỏ sẽ có tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong nói chung và do tim mạch nói riêng, nhưng nếu uống nhiều dễ làm tăng huyết áp. Không thức khuya, làm việc quá căng thẳng, ngủ ít nhất 7giờ/ngày và ngủ đúng giờ.

Luôn luôn tìm nguyên nhân gây ra cao huyết áp

Hầu hết các trường hợp cao huyết áp đều là không rõ nguyên nhân, do đó ngoài việc điều trị bằng thuốc hạ áp phải lưu ý đến điều trị các yếu tố nguy cơ như tiểu đường, tăng lipid máu…và nên giảm ăn mặn, chế độ ăn kiêng hợp lý, tập thể dục đều đặn.

Cần lưu ý một số nguyên nhân tăng huyết áp mà việc điều trị can thiệp phẩu thuật có thể trị khỏi hoàn toàn như hẹp eo động mạch chủ, hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận.

BS CKI Lâm Tuấn Phong

Khoa Khám bệnh Bệnh viện Nhân dân 115

Video liên quan

Chủ Đề