Quân dân Bắc Kì đã chống Pháp như thế nào

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

nhân dân Bắc kì kháng chiến chống Pháp như thế nào ?

Các câu hỏi tương tự


  • Toán lớp 11
  • Ngữ văn lớp 11
  • Tiếng Anh lớp 11

Với giải Câu hỏi trang 123 sgk Lịch sử lớp 8 được biên soạn lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập môn Lịch sử. Mời các bạn đón xem:

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào”và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Lịch sử 8.

Nhân dân Bắc Kì đã phối hợp với quân đội triều đình để kháng chiến chống Pháp như thế nào?

- Khi quân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến:

+ Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.

+ Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.

- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt:

+ Nhân dân Hà Nội không bán lương thực cho Pháp, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, tạo ra các đội dân dũng,…

+ Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: đắp đập, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy,... để cản giặc.

+ Ngày 19-5-1883, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai.

Kiến thức mở rộng về Tổng đốc Hoàng Diệu

1. Xuất thân của Tổng đốc Hoàng Diệu

Hoàng Diệutên thật làHoàng Kim Tích, sau mới đổi làHoàng Diệu, tự làQuang Viễn, hiệuTĩnh Trai.Ông sinh ngày 10 tháng 2 năm Kỷ Sửu14 tháng 3năm [1829], trong một gia đình có truyền thống nho giáo tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, tỉnh Quảng Nam [nay là thị xãĐiện Bàn, tỉnhQuảng Nam].

Thân sinh Hoàng Diệu là Hoàng Văn Cự làm hương chức, thân mẫu là Phạm Thị Khuê tần tảo làm ruộng chăn tằm. Hai cụ sinh được 11 người con, 8 trai, 3 gái, 6 người đỗ đạt: một Phó bảng, ba cử nhân và hai tú tài. Một trong những hậu duệ của ông là nhà toán họcHoàng Tụy.

2. Sự nghiệp

Hoàng Diệu là người nổi bật nhất trong số các anh em trong gia đình. Năm 20 tuổi ông đã đồng đỗCử nhânvới anh trai Hoàng Kim Giám [khi ấy 23 tuổi] khoaMậu Thân[1848] trong khoathi HươngtạiThừa Thiên, năm 25 tuổi đỗPhó bảngkhoaQuý Sửu[1853], thời vuaTự Đức. Năm1851, ông được vua Tự Đức bổ nhiệm làm Tri huyện Tuy Phước rồi Tri phủ Tuy Viễn [Bình Định].

Tháng 9 năm Giáp Tý [1864], Đặng Huy Trứ đang làm Bố chánh Quảng Nam, trong một tờ sớ tiến cử người hiền tài, viết: “Hoàng Diệu, nguyên Tri huyện Hương Trà, Phó bảng xuất thân là người cương trực, mẫn cán, tại phủ huyện cai trị không nhiễu dân, được sở dân tin yêu, khi ra đi mọi người đều nhớ. Những người như vậy không có nhiều. Nếu được nhà vua bỏ qua lỗi lầm mà đem dùng thì ở huyện là một tri huyện hiền tài”. Ngay sau đó, Hoàng Diệu được phục chức tri huyện.

Một lần nữa, vào năm 1874, trong khi giữ chức Tham tri bộ Lại, kiêm quản Đô sát viện, do mắc lỗi ông lại bị giáng hai cấp lưu, nhưng ít lâu sau lại được phục chức.

Năm 1878, Quảng Nam xảy lụt lớn, Tự Đức biết ông là người chính trực, am hiểu dân tình, phong tục đất Quảng, trao cho ông chức Khâm sai đại thần cầm cờ tiết có bốn chữ “tiện nghi hành sự”, lo việc chẩn tế an dân.Cũng năm 1878, Hoàng Diệu nhận chức Tham tri bộ Lại, năm 1879 thăng Thượng thư bộ Binh. Đầu năm 1880, Hoàng Diệu nhận chức Tổng đốc Hà Ninh [Hà Nội-Ninh Bình] kiêm trông coi việc thương chính.

3. Cuộc tử thủ giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu

Năm 1874, triều đình Huế và thực dân Pháp đã ký hòa ước ngày 15-3-1874 và thương ước tháng 8- 1874. Theo đó: thực dân Pháp trả lại Hà Nội, nhưng triều đình Huế phải mở cửa sông Hồng, thành phố Hà Nội phải cho người Pháp buôn bán, phải cho chúng một khu vực “nhượng địa” mà chúng có quyền đặt lãnh sự với 100 quân thường trực [ngày nay là khu gần bờ đê sông Hồng, từ Viện Bảo tàng Lịch sử chạy dài tới Bệnh viện Hữu Nghị]. Hòa ước 1874, thực chất là một sự đầu hàng tạo điều kiện cho thực dân Pháp xâm chiếm toàn thể lãnh thổ ViệtNamgần một thập kỷ. Trong khoảng thời gian 1874- 1882, thực dân Pháp tại Hà Nội đã vi phạm Hiệp định, tăng cường lực lượng quân sự từ 100 lên 500 quân cùng với nhiều chiến hạm hoạt động dưới sông và chực sẵn ở ngoài vịnh Bắc Kỳ. Động thái của triều đình Huế vô cùng hèn nhát, không những không củng cố, tăng cường lực lượng quân sự, mà lại chỉ dựa vào lực lượng quân đội thực dân để đàn áp các cuộc nông dân khởi nghĩa.

Thấy rõ triều đình Huế đã rệu rã tinh thần chiến đấu, ngày 25 tháng 4 năm 1882, đại tá Henri Rivière nghênh ngang cho tàu chiến áp sát thành Hà Nội, gửi tối hậu thư yêu cầu Tổng đốc Hoàng Diệu tự phá hệ thống phòng thủ trong thành, giải giới binh sĩ và đúng 8 giờ, các vị quan trên dưới trong thành phải ra trình diện, tạo điều kiện để quân Pháp vào thành “kiểm kê”.

Để tránh thương vong, Hoàng Diệu phái quan Án sát Tôn Thức Bá đi điều đình. Nhưng Henri Rivière không hề đếm xỉa tới. Đúng 8h25 phút, không thấy các quan thủ thành ra trình diện, Henri Rivière hạ lệnh cho các tàu chiến nã pháo vào thành yểm trợ cho quân binh đổ bộ chiếm thành.

Thấy quân Pháp nã pháo vào thành, Tôn Thức Bá hoảng sợ trốn chạy. Sau đó, người này thân tìm đến nơi quân Pháp đồn trú xin thông báo tình hình trong thành hòng mong được người Pháp đoái công. Chẳng những thế, Bá còn tự tay thảo sớ dâng vua đổ tội cho Hoàng Diệu, xin Pháp cho được làm Tổng đốc Hà Ninh thay Hoàng Diệu.

Trước đó, chính Tôn Thức Bá đã cùng với quan Tổng đốc Hoàng Diệu và các bạn đồng liêu là Tuần phủ Hoàng Hữu Xung, Đề đốc Lê Văn Trinh, Bố chánh Phan Văn Tuyển và Lãnh binh Lê Trực uống máu ăn thề quyết tử với thành Hà Nội.

Dẫu biết rằng có người tâm phúc tạo phản và hoả binh Pháp mạnh hơn nhiều lần, nhưng Hoàng Diệu vẫn chỉ đạo quân dân quyết chiến bảo vệ thành. Sự kháng cự quyết liệt của quân dân thành Hà Nội khiến quân Pháp thiệt hại nặng nề. Chúng phải lui binh ra ngoài tầm bắn của quân dân Hà thành để bảo toàn lực lượng.

Tuy vậy, một biến cố bất ngờ xảy đến khiến đội quân của Hoàng Diệu rối ren – kho thuốc súng trong thành nổ tung khiến khói bụi mịt mù bao phủ khắp thành. Quân Pháp thừa cơ tấn công mạnh mẽ. Chỉ trong chốc lát, cổng Tây thành Hà Nội bị phá tan tành.

Trong lúc quân ta chưa kịp định thần, quân Pháp đã ùa cả vào thành. Quan binh dưới chướng Tổng đốc Hoàng Diệu cả kinh bỏ thành chạy thoát thân.

Dù quyết tâm bảo vệ thành, nhưng trước thế tấn công như vũ bão của quân Pháp và lực lượng quân triều đình ngày càng mỏng hơn, cuối cùng, Hoàng Diệu đành hạ lệnh cho quân lính giải tán để tránh thương vong.

Còn lại một mình, Hoàng Diệu quay vào hành cung cắn đầu ngón tay lấy máu thảo di biểu tạ tội với nhà vua. Sau đó, ông ra trước Võ miếu dùng khăn quấn đầu thắt cổ tự vẫn để không rơi vào tay giặc.

Nhân dân Bắc kì kháng chiến chống Pháp như thế nào?

nhân dân Bắc kì kháng chiến chống Pháp như thế nào ?

Chi tiết Chuyên mục: Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc [1873 - 1884]

- Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.

- Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.

- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt.

- Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: dựng rào cản, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để cản giặc.

[Nguồn: trang 123 sgk Lịch Sử 8:]

x

- Nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc, họ tổ chức thành đội ngũ để tham gia bảo vệ thành.

- Việc Tổng đốc Hoàng Diệu hi sinh với thành Hà Nội đã nêu cao tinh thần yêu nước bất khuất cho nhân dân.

- Sau khi thành mất, cuộc chiến đấu trong lòng địch diễn ra rất quyết liệt.

- Quân dân ở các địa phương sôi nổi chống giặc: dựng rào cản, cắm kè trên sông, làm hầm chông, cạm bẫy để cản giặc.

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược ?

Xem đáp án » 16/03/2020 19,066

Nêu những nét cơ bản của tình hình Việt Nam sau năm 1867.

Xem đáp án » 16/03/2020 5,631

Trình bày diễn biến của trận Cầu Giấy năm 1873.

Xem đáp án » 16/03/2020 3,692

Tại sao thực dân Pháp không nhượng bộ triều đình Huế sau khi Ri-vi-ê bị giết tại trận Cầu Giấy năm 1883?

Xem đáp án » 16/03/2020 3,564

Tại sao quân triều đình ở Hà Nội đông mà vẫn không thắng được giặc?

Xem đáp án » 16/03/2020 3,431

Tại sao triều đình Huế kí Hiệp ước Giáp Tuất [1874]?

Xem đáp án » 16/03/2020 3,125

Video liên quan

Chủ Đề