Khám giun sán ở đâu

Xét nghiệm ký sinh trùng tại phòng khám chuyên khoa cho kết quả chính xác và có đủ thuốc chuyên ngành để trị bệnh 

Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?

Xét nghiệm ký sinh trùng hay xét nghiệm bệnh sán chó,... là phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ cho bác sĩ chẩn chẩn đoán bệnh ký sinh trong cơ thể như giun sán trong máu, giun sán trong ruột, giun sán trong mô da, trong não. Đơn bào trong ruột, trong gan, trong mô, ký sinh trùng dưới da…

Xét nghiệm ký sinh trùng có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh, theo dõi điều trị một trường hợp cụ thể và có thể để điều tra dịch tễ.

Có bao nhiêu phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng?

Có rất nhiều phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh ký sinh trùng như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, soi da, soi trực tiếp giọt máu, xét nghiệm đàm, xét nghiệm nước tiểu, nước rửa phế quản, phế nang, chọc dò tủy xương hạch, sinh thiết.

Do nhiều xét nghiệm không thật sự cần thiết cũng như tốn kém, nên hiện nay chủ yếu là xét nghiệm ký sinh trùng bằng phương pháp xét nghiệm máu, xét nghiệm phân và soi da được triển khai rộng rãi tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng.

Khi nào nên xét nghiệm ký sinh trùng?

Hiện nay do ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm môi trường sống, ô nhiễm trong đất, ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người rất to lớn. Với bệnh ký sinh trùng cách tốt nhất là nên xét nghiệm định kỳ 6 tháng đến 1 năm một lần cho cả người lớn và trẻ em.

Các biểu hiện như ngứa da nổi mề đay dị ứng, đau nhức đầu, làm việc kém tập trung, hay quên, người mệt mỏi là báo hiệu nhiễm bệnh đã hơi nặng, cần xét nghiệm để chẩn đoán và trị bệnh ký sinh trùng nếu có

Những người mắc bệnh ký sinh trùng lâu ngày không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn tới các hậu quả khôn lường, ảnh hưởng tới sức khỏe, thể chất. Do đo khi có các dấu hiệu trên cũng nên đi xét nghiệm ký trùng

Những loại ký sinh trùng nào thường gặp?

Các xét nghiệm ký sinh trùng thường gặp là: Xét nghiệm ấu trùng giun đũa chó toxocara, xét nghiệm bệnh sán chó, ấu trùng sán gạo heo, giun lươn, sán lá gan lớn, ký sinh trùng mèo toxoplasma gondii, amib, giun đầu gai, giun móc chó, ký sinh demodex dưới da, sán dải bò...

Một số hình thái tổn thương da do nhiễm ký sinh trùng giun sán tribenhgiunsan.com.vn

Cần lưu ý gì khi xét nghiệm ký sinh trùng?

Cần tới xét nghiệm tại cơ sở triển khai cả xét nghiệm và điều trị bệnh ký sinh trùng để ngay sau khi có kết quả xét nghiệm thì được điều trị luôn không mất thời gian cầm kết quả đi tìm bác sĩ ký sinh trùng.

Nên xét nghiệm tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng để có kết quả xét nghiệm chính xác hơn tránh tình trạng chẩn đoán nhầm do phản ứng chéo, dương tính giả.

Bởi vì chúng ta chỉ có thể phát hiện được kháng thể kháng ký sinh trùng khi ký sinh trùng có tiếp xúc chặt chẽ với ký chủ, ví dụ như ký sinh trùng ở mô như amíp ở gan, Toxoplasma.

Mặc khác hiệu giá kháng thể sẽ cao đối với những ký sinh trùng kém thích nghi với người như  Fasciolo hepatica sán lá gan lơn và sẽ thấp khi ký sinh trùng quen thuộc với người như giun đũa [Ascaris lumbrcoides]. Do đó cần có bác sĩ chuyên ngành ký sinh trùng họ mới rõ về điều này.

Kết quả âm tính chưa chắc đã không bị bệnh ký sinh trùng tại sao như vậy? 

Kết quả âm tính cũng không loại trừ hoàn toàn nhiễm ký sinh trùng, có thể do mới bị nhiễm, hoặc bị nhiễm quá lâu hoặc lượng ký sinh trùng quá ít để có kích thích được hệ miễn dịch. 

Trong trường hợp nghi ngờ lâm sàng nên làm lại thử nghiệm. Xét nghiệm vài lần để theo dõi biến động của kháng thể có giá trị hơn là xét nghiệm một lần. Nếu cần, cần phải kiểm tra lại bằng các kỹ thuật khác.

Cần có sự hợp tác giữa người thầy thuốc điều trị và người làm xét nghiệm. Các kỹ thuật miễn dịch cho kết quả gián tiếp, không có giá trị tuyệt đối, vì sự hiện diện của kháng thế không phải lúc nào cũng nói lên là bệnh đang tiến triển, mà có thể là bệnh đã qua.

Ký sinh trùng giun sán di chuyển đến não tạo khối u trong não

Kết quả dương tính chưa chắc đã bị bệnh ký sinh trùng tại sao như vậy?

Đôi khi có dương tính giả do kháng nguyên của ký sinh trùng này kết hợp với kháng thể do ký sinh trùng khác kích thích có thể tạo ra, gây ra phản ứng chéo. Các phản ứng miễn dịch không thể thay thế hoàn toàn xét nghiệm trực tiếp, chỉ cần trong trường hợp không thể làm xét nghiệm trực tiếp hoặc để theo dõi kết quả điều trị.

Dù vậy, trong thời gian qua, các xét nghiệm miễn dịch học càng ngày càng được sử dụng rộng rãi do tính đặc hiệu và độ nhạy của chúng tăng lên. Mang lại độ chính xác cao, giúp các bác sĩ rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị bệnh ký sinh trùng giun sán

Xét nghiệm ký sinh trùng ở đâu, bao lâu có kết quả?

Xét nghiệm ký sinh trùng hay xét nghiệm sán chó ở đâu là câu hỏi của nhiều người muốn kiểm tra bệnh ký sinh trùng và giun sán hay gặp như sán chó. Nên xét nghiệm ký sinh trùng tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng, tại đây ngoài việc được trang bị đầy đủ các xét nghiệm cần thiết hỗ trợ chẩn đoán bệnh ký sinh trùng còn có đầy đủ cơ số thuốc chuyên ngành ký sinh trùng để chữa trị các bệnh ký sinh giun sán trong máu, trong mô, trong da. Tại phòng khám chuyên khoa ký sinh trùng các kết quả xét nghiệm sẽ có sau 3h đến 5h làm việc./.

Tác giả: Bác sĩ. Diễm Kiều

Tags: Bệnh sán chóTriệu chứng sán chóXét nghiệm sán chó, Giun đũa chó Toxocara

Xét nghiệm ký sinh trùng giúp phát hiện sự có mặt của các loại ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể, từ đó tìm ra cách loại bỏ chúng.

Ký sinh trùng ở người là những sinh vật sống ký sinh trên cơ thể người. Trong quá trình ký sinh, ký sinh trùng sẽ gây nhiều tác hại đối với cơ thể như chiếm chất dinh dưỡng làm cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng. Một số ký sinh trùng như giun đũa, giun sán có thể gây viêm, loét, chèn ép, tạo nhân sỏi,.. tại vị trí ký sinh. Các ký sinh trùng như giun xoắn, giun móc, giun chỉ,... có thể gây nhiễm độc, rối loạn chức năng nhiều cơ quan trong cơ thể. Nếu không được phát hiện sớm, những tổn thương ký sinh trùng gây cho cơ thể càng nặng nề.

Xét nghiệm ký sinh trùng gồm nhiều phương pháp khác nhau nhằm phát hiện sự có mặt của các loại ký sinh trùng ký sinh trên cơ thể, từ đó tìm ra cách loại bỏ chúng. Khi thăm khám, tùy theo triệu chứng lâm sàng, diễn biến bệnh, tính chất dịch tễ của địa phương mà người bệnh đang sinh sống, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng phù hợp cho từng bệnh nhân.

Ký sinh trùng giun sán ở người

2.1 Xét nghiệm phân để tìm ký sinh trùng

Xét nghiệm phân là xét nghiệm đặc hiệu, được thực hiện thường quy để tìm ký sinh trùng đường ruột. Mẫu bệnh phẩm phân sau khi được xử lý sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để tìm trứng, ấu trùng, bào nang, thể hoạt động của ký sinh trùng,...

2.2 Xét nghiệm máu để tìm ký sinh trùng

  • Xét nghiệm miễn dịch học: ký sinh trùng sau khi xâm nhập sẽ kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể đặc hiệu. Các xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng để tìm kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng sinh ra khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng. Xét nghiệm miễn dịch học trong xét nghiệm ký sinh trùng gồm nhiều kỹ thuật như: điện di, kết tủa, ngưng kết, miễn dịch huỳnh quang, miễn dịch men, miễn dịch phóng xạ,... Xét nghiệm miễn dịch học được sử dụng trong các trường hợp như: giai đoạn mới nhiễm, ký sinh trùng còn non, mật độ ký sinh trùng trong cơ thể thấp, ký sinh trùng ở dạng ấu trùng,...

Xét nghiệm tìm ký sinh trùng thông qua máu

  • Phết máu ngoại vi làm tiêu bản: khi nghi ngờ người bệnh mắc các loại ký sinh trùng trong máu, bác sĩ có thể chỉ định làm kỹ thuật phết máu lên tiêu bản, tiêu bản sau đó được nhuộm bằng các kỹ thuật thích hợp và soi dưới kính hiển vi tìm ký sinh trùng.
  • Xét nghiệm tế bào máu ngoại vi: có một số ký sinh trùng khi xâm nhập cơ thể sẽ gây các biến đổi đặc trưng trong công thức máu. Như khi nhiễm sán lá gan lớn, bạch cầu ái toan thường tăng hơn 5% tổng số bạch cầu [bình thường bạch cầu ái toan chỉ chiếm 1-3%], có trường hợp có thể tăng đến 80%. Kết quả xét nghiệm tế bào máu ngoại vi là một yếu tố để phối hợp chẩn đoán.

2.3 Xét nghiệm mẫu da, tóc, móng

Bác sĩ có thể chỉ định lấy mẫu bệnh phẩm tại vị trí nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng như lấy mẫu bệnh phẩm tại da, tóc, móng,... Các mẫu bệnh phẩm được lấy theo các kỹ thuật phù hợp. Mẫu bệnh phẩm sau khi lấy có thể nhỏ 1-2 giọt hóa chất và soi tươi dưới kính hiển vi hoặc xử lý bằng KOH, nhuộm để soi tìm ký sinh trùng,...

Xét nghiệm móng tay tìm ký sinh trùng

Trong trường hợp các phương pháp xét nghiệm thông thường không phát hiện ra mầm bệnh hoặc kết quả xét nghiệm còn nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, nội soi. Phương pháp này thường được sử dụng để tìm ký sinh trùng ký sinh trong nội tạng.

Ngoài ra, các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như: chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ, quét tia X trên máy tính [CAT],... cũng được sử dụng để tìm ký sinh trùng khi nghi ngờ chúng gây tổn thương các cơ quan trong cơ thể như tim, phổi, não, ruột, cơ,...

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ đầu ngành, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại mà còn nổi bật với dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp; không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa. Khách hàng khi chọn thực hiện các xét nghiệm tại đây có thể hoàn toàn yên tâm về độ chính xác của kết quả xét nghiệm.

Quý khách hàng có thể trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc để thăm khám hoặc liên hệ hotline TẠI ĐÂY để được hỗ trợ.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề