Khám sa tử cung như thế nào

Sa tử cung là bệnh lý khá phổ biến ở phụ nữ sau sinh. Có nhiều mức độ sa tử cung khác nhau như gây ra đau, tiểu khó, sưng phù tử cung...ảnh hưởng không ít nhiều đến sức khỏe sinh sản. Vậy thực sự sa tử cung là gì? Tại sao lại có tình trạng này.

1.    Sa tử cung là gì?

Sa tử cung [còn gọi là sa sinh dục, sa thành âm đạo, sa dạ con] là hiện tượng thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh, khi thành tử cung tụt xuống vào trong ống âm đạo thậm chí có trường hợp tử cung lộ ra ngoài âm đạo.
Sa tử cung thường xảy ra với phụ nữ sau sinh, đặc biệt là những người làm việc nặng. Những người đã sinh con nhiều lần và thường xảy ra ở lứa tuổi 40 -50 trở lên. Đồng thời, bệnh cũng xảy ra ở các phụ nữ trẻ tuổi nhưng ít gặp hơn.


Hình ảnh minh họa sa tử con[nguồn: internet]

>>> xem thêm:  chăm sóc mẹ sau sinh 

2.    Dấu hiệu của bệnh sa tử cung:

Triệu chứng thường gặp nhất khi sa tử cung là sản phụ cảm thấy nặng ở phần bụng dưới, âm hộ và âm đạo cũng kèm theo triệu chứng đau lưng Ngoài ra còn có các dấu hiệu cụ thể sau: - Tiểu tiện và đại tiện khó khăn. - Mỗi lần hắt hơi hay cười có thể bị són tiểu. - Quan hệ có cảm giác đau đớn. - Ra khí hư có màu trắng loãng hoặc nhầy như nước mũi, đôi khi có thể kèm theo chảy máu âm đạo bất thường. - Đau lưng vùng thấp.

- Cảm thấy như thể đang ngồi trên một quả bóng nhỏ hay như một cái gì đó rơi ra khỏi âm đạo. Những trường hợp bị nặng có cảm giác có quả bóng phồng ra ở âm đạo.

3.    Nguyên nhân của sa tử cung:


Các mẹ cần chú ý những biểu hiện khác lạ đến phát hiện bệnh sa tử cung sớm nhất

Có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như: - Phụ nữ sau sinh bị táo bón hoặc rối loạn đại tiện, dẫn đến tăng áp lực trong ở bụng và gây ra bệnh. - Chấn thương tại vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh. Đặc biệt là khi thai phụ sinh con quá to hoặc thời gian chuyển dạ lâu. - Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Ví dụ như tử cung 2 buồng, kích thước cổ và eo tử cung bất thường,... - Thai phụ lao động quá sức sau khi sinh, khiến cho các cơ, dây chàng nâng đỡ tử cung bị tổn thương, trong khi các cơ quan này chưa phục hồi hoàn toàn sau sinh, dẫn tới thành tử cung bị sa xuống.

- Can thiệp y khoa trong khi sinh: phẫu thuật nội soi, sinh mổ, bỏ nhau thai bằng tay hoặc sử dụng thuốc oxytocin.

4.    Các mức độ của bệnh sa tử cung: 

Sa tử cung thường được chia làm 3 mức độ: •    Mức độ nhẹ nhất: tử cung sa xuống, thập thò vùng âm đạo •    Mức độ trung bình: tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.

•    Mức độ nặng: toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo

5.    Các bệnh dễ bị chẩn đoán nhầm với sa tử cung:

- U xơ tử cung: U xơ tử cung ở giai đoạn nặng sẽ có triệu chứng ra máu nhiều và có cảm giác vướng mỗi khi sinh hoạt tình dục

- Nang âm đạo:

Thường gặp ở thành trước hoặc thành dưới âm đạo. Khi mắc một nang hoặc nhiều nang có thể là nguyên nhân gây đau khi giao hợp nên dễ chẩn đoán nhầm là sa bàng quang hoặc sa tử cung.

- Bệnh mãn tính trong tử cung:

Có thể tạo ra các khối u trong tử cung, ống dẫn trứng và cả thành âm đạo. Và có những dấu hiệu này giống với triệu chứng của bệnh, gây cảm giác trì nặng ở vùng chậu nên dễ bị chẩn đoán nhầm.

- Bệnh ở cổ tử cung:


Triệu chứng cổ tử cung bị mở rộng và lộ ra ở miệng âm đạo khiến người bệnh có cảm giác như mình bị bệnh

Hiện nay, tình trạng sa tử cung sau sinh ngày càng được quan tâm hơn vì những bát tiện và ảnh hưởng của bệnh đối với cuộc sống người phụ nữ. Tuy nhiên, vì lý do tế nhị nên các chị em thường ngại đi khám, âm thầm chịu đựng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với các sản phụ sau sinh là nên đi lại nhẹ nhàng, không nên nằm một chỗ. Không được bê vác vật nặng hay ngồi xổm. Chú ý đến chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sau sinh. 

Từ ngày 01/03 - 31/03, khi mẹ đăng ký thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn sẽ được

- Ưu đãi 35% chi phí tất cả các gói Thai sản - Tặng 01 lần chiếu plasma cho tất cả các mẹ

- Tặng 01 ngày nâng cấp phòng riêng cho mẹ sinh bé vào tháng 03, 04/2022

Ngoài ra, mẹ còn "bỏ túi" thêm rất nhiều quà tặng giá trị khác:

✦ Miễn phí chọn bác sĩ mổ giờ hành chính [trong ca trực] ✦ Tặng bộ quà bỉm sữa cao cấp sau sinh ✦ Tặng giường gấp cho người nhà ✦ Tặng bộ ảnh Newborn siêu xinh cho bé [giờ hành chính]

✦ Tặng Voucher 1,000,000đ khi đặt phòng tại khách sạn Bảo Sơn

Để biết thêm chi tiết về dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770.

Sa tử cung là tụt xuống của tử cung hoặc qua lỗ âm hộ Sa âm đạo là sự tụt xuống của âm đạo hoặc mỏm cắt âm đạo sau khi cắt bỏ tử cung. Triệu chứng bao gồm áp lực lên âm đạo và được làm đầy. Chẩn đoán dựa vào lâm sàng. Điều trị bao gồm giảm, vòng nâng âm đạo, và phẫu thuật.

Sa tử cung được chia giai đoạn dựa trên mức độ tụt xuống:

  • Độ 1: đến âm đạo trên

  • Độ 2: đến lỗ âm hộ

  • Độ 3: cổ tử cung nằm ngoài âm hộ

  • Độ 4 [đôi khi được gọi là sa lòi]: tử cung và cổ tử cung nằm hoàn toàn bên ngoài lỗ âm hộ

Sa âm đạo có thể là độ 2 hoặc 3.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Triệu chứng có xu hướng rất ít với sa tử cung độ 1. Trong trường hợp sa tử cung độ 2 hoặc 3, đầy âm đạo, áp lực đè xuống, giao hợp đau, và cảm giác các cơ quan bị tụt ra ngoài là phổ biến. Đau lưng dưới có thể phát triển. Không thể làm rỗng hoàn toàn bàng quang và táo bón là có thể xảy ra.

Sa tử cung độ ba biểu hiện như là một chỗ phình ra hoặc sa ra ngoài của cổ tử cung hoặc mỏm cắt âm đạo mặc dù việc giảm đỡ tự nhiên có thể xảy ra trước khi bệnh xuất hiện. Niêm mạc âm đạo có thể trở nên khô, dày, viêm mãn tính, nhiễm trùng thứ phát, và bị loét. Loét có thể gây đau hoặc chảy máu và có thể giống với ung thư âm đạo. Cổ tử cung, nếu tụt ra, cũng có thể bị loét.

Triệu chứng của sa âm đạo cũng tương tự. Sa bàng quang hoặc sa trực tràng thường tồn tại.

Chứng tiểu không tự chủ là phổ biến. Sự tụt xuống của các cơ quan trong khung chậu có thể gián tiếp gây cản trở dòng nước tiểu, gây tồn dư nước tiểu và són đái không kiểm soát nổi và che giấu căng thẳng không kiểm soát. Số lần đi tiểu và tiểu không tự chủ có thể đi kèm với sa tử cung hoặc sa âm đạo.

Chẩn đoán

  • Khám vùng chậu

Chẩn đoán sa tử cung hoặc sa âm đạo được xác nhận bằng mỏ vịt hoặc khám vùng chậu hai tay.

Loét âm đạo được sinh thiết để loại trừ ung thư.

Đồng thời tiểu không tự chủ Đánh giá [Xem thêm Tiểu không tự chủ ở trẻ em và Tổng quan về tiểu tiện.] Tiểu không tự chủ-tiểu són là tình trạng mất hoạt động tự chủ của việc tiểu tiện; một số chuyên gia cho rằng nó chỉ tồn tại khi... đọc thêm việc đánh giá cần thực hiện

Điều trị

  • Đối với sa triệu chứng nhẹ, vòng nâng âm đạo

  • Phẫu thuật sửa chữa các cấu trúc nâng đỡ nếu cần thiết, thường là với cắt tử cung

Sa tử cung

Sa tử cung độ 1 hoặc độ 2 không có triệu chứng có thể không cần điều trị.

Sa tử cung độ 1- hoặc 2 có triệu chứng có thể được điều trị với vòng nâng âm đạo nếu tầng sinh môn đáp ứng tốt với sự hỗ trợ của vòng nâng âm đạo; phẫu thuật sửa chữa là một lựa chọn cho những phụ nữ không muốn sử dụng vòng nâng âm đạo.

Các triệu chứng nghiêm trọng hoặc kéo dài và sa sinh dục độ 3 hoặc độ 4 cần phải phẫu thuật, thường là cắt bỏ tử cung với phẫu thuật sửa chữa các cấu trúc nâng đỡ vùng chậu [khâu hẹp âm đạo] và treo trên đầu âm đạo [khâu vùng âm đạo trên vào một cấu trúc ổn định gần đó]. Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm phương pháp thu hẹp âm đạo [đối với nâng dây chằng cùng gai hoặc cố định âm đạo vào mỏm cùng gai ] và phương pháp tiếp cận qua đường bụng [cố định âm đạo vào mỏm nhô]. Phẫu thuật nội soi bằng hỗ trợ robot thì thường được sử dụng trong phương pháp tiếp cận đường bụng.

Đối với sa sinh dục độ 3 và 4, phương pháp tiếp cận đường bụng [dùng thủ thuật mở bụng hoặc nội soi] kết quả là nâng được cấu trúc lớn hơn so với chỉ sửa chữa đường âm đạo và nguy cơ biến chứng thấp hơn khi đặt lưới nâng đường âm đạo Sửa chữa sa sinh dục bằng nội soi làm giảm nguy cơ mắc bệnh xung quanh việc phẫu thuật hơn là mở bụng. Sử dụng lưới có thể làm giảm nguy cơ sa tái phát sau khi sửa chữa âm đạo, nhưng các biến chứng có thể xảy ra thường xuyên hơn. Bệnh nhân nên được khuyên rằng tất cả các lưới có thể không được gỡ bỏ hoàn toàn do vậy họ có thể đưa ra quyết định.

Phẫu thuật sẽ được trì hoãn lại cho đến khi tất cả các vết loét, nếu có, đã lành.

Sa âm đạo

Sa âm đạo được điều trị tương tự như sa tử cung.

Âm đạo có thể bị cắt bỏ nếu phụ nữ không phải là một ứng viên tốt khi phẫu thuật kéo dài [ví dụ, nếu họ có bệnh nặng]. Ưu điểm của việc đóng kín âm đạo bao gồm thời gian phẫu thuật ngắn, nguy cơ bị bệnh về xung quanh việc phẫu thuật và nguy cơ tái phát sa rất thấp. Tuy nhiên, sau khi đóng kín âm đạo, phụ nữ không còn có thể có quan hệ tình dục nữa.

Không kiểm soát được tiểu tiện đòi hỏi điều trị đồng thời.

Những điểm chính

  • Sự tụt xuống các cơ quan vùng chậu có thể gián tiếp gây cản trở dòng nước tiểu, gây tiểu tồn dư và đái són không kiểm soát nổi và che giấu sự kiềm soát căng thẳng.

  • Sa sinh dục độ ba [cổ tử cung bên ngoài lỗ âm hộ] có thể giảm tự nhiên trước khi bệnh nhân xuất hiện.

  • Xác nhận chẩn đoán bằng thăm khám, nhưng sinh thiết âm đạo hoặc cổ tử cung loét để loại trừ ung thư.

  • Điều trị bằng vòng nâng âm đạo, nếu sa sinh dục độ 1 hoặc 2 , có triệu chứng và vùng chậu có thể chịu hỗ trợ bằng vòng nâng âm đạo hoặc điều trị bằng phẫu thuật nếu phụ nữ thích hơn là đặt vòng âm đạo

  • Điều trị bằng phẫu thuật nếu sa sinh dục độ 3 hoặc 4 hoặc nếu triệu chứng nặng hay kéo dài.

Video liên quan

Chủ Đề