Khi đổ rượu vào nước thì tổng thể tích của chúng như thế nào với thể tích của hỗn hợp nhận được

Tính cơ năng của vật tại vị trí thả vật [Vật lý - Lớp 10]

2 trả lời

Nguyên tử được cấu tạo bởi [Vật lý - Lớp 8]

4 trả lời

Phát biểu nào sau đây là sai [Vật lý - Lớp 8]

2 trả lời

Một hòn đá bị ném xiên đang chuyển động cong [Vật lý - Lớp 8]

2 trả lời

Kết luận nào sau đây không đúng [Vật lý - Lớp 8]

2 trả lời

Tính độ lớn các vật tác dụng lên quả nặng [Vật lý - Lớp 9]

1 trả lời

Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống [Vật lý - Lớp 8]

3 trả lời

Đề bài

Khi đổ \[50 c{m^3}\] rượu vào \[50 c{m^3}\] nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích

A. Bằng \[100 c{m^3}\] 

B. Lớn hơn \[100 c{m^3}\]

C. Nhỏ hơn \[100 c{m^3}\]                     

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn \[100 c{m^3}\]

Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sử dụng lí thuyết về cấu tạo của các chất

Lời giải chi tiết

Khi đổ \[50 c{m^3}\] rượu vào \[50 c{m^3}\] nước, ta thu được một hỗn hợp rượu - nước có thể tích nhỏ hơn \[100 c{m^3}\] . Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ rượu vào nước thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu nước giảm.

Chọn C

Loigiaihay.com

Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích. Bài 19.2 trang 50 Sách bài tập [SBT] Vật lí 8 – Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?

Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp rượu – nước có thể tích

A. Bằng 100 cm3 

B. Lớn hơn 100 cm3

C. Nhỏ hơn 100 cm3                      

D. Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 100 cm3

Quảng cáo

Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.

=> Chọn C

Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều có khoảng cách. Khi đổ rượu vào nước thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu nước giảm.

B.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I - PHẢI CHĂNG CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO TỪ CÁC HẠT RIÊNG BIỆT VÀ GIỮA CHÚNG CÓ KHOẢNG CÁCH ?

1. Dự đoán thể tích của hỗn hợp so với tổng thể tích của rượu và nước trong thí nghiệm 1 ; của nước và muối trong thí nghiệm 2 trước khi trộn lẫn với nhau.

Thí nghiệm 1: Có hai bình thủy tinh có thể chứa được 100 $cm^{3}$ chất lỏng ở mỗi bình [Hình 21.2]. Khi trộn lẫn 50 $cm^{3}$ nước ở bình thứ nhất vào 50 $cm^{3}$ rượu ở bình thứ hai.

Thí nghiệm 2 : Một cốc chứa đầy nước. Thả nhẹ vào đó một thìa muối.

Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán và ghi lại kết quả 1.

- Thảo luận cả lớp để trả lời các câu hỏi sau :

  • Vì sao thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng?
  • Có thể có phương án thí nghiệm nào khác để xác nhận kết quả vừa thu được? Hãy tiến hành thí nghiệm kiểm tra.
  •  Vì sao cốc chứa đầy nước mà khi thả muối vào nước không bị tràn khỏi cốc ?
  • Từ các thí nghiệm đó em rút ra được kết luận gì ?

Dự đoán : thể tích của hỗn hợp bé hơn so với tổng thể tích của rượu và nước trong thí nghiệm 1 và của nước và muối trong thí nghiệm 2 trước khi trộn lẫn với nhau.

- Thảo luận :

  • Thể tích hỗn hợp nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng là vì giữa các nguyên tử trong nước và rượu đều có khoảng cách, khi trộn lẫn vào nhau thì nguyên tử của nước và rượu len vào khoảng cách đó làm cho thể tích giảm đi, nhỏ hơn tổng thể tích của mỗi chất lỏng.  
  • Phương án thí nghiệm khác là trộn 50cm cát khô vào 50cm ngô rồi lắc nhẹ.
  • Khi thả muối vào cốc nước đầy, các phân tử mối xen vào các khoảng cách giữa các phân tử nước nên thể tích tăng lên ít [không đáng kể] nên nước không bị tràn ra khỏi cốc. 
  • Có thể đưa ra kết luận : các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử và phân tử ; giữa các phân tử và nguyên tử có khoảng cách và chúng luôn chuyển động hỗn độn không ngừng.


4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống

  Có sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu vào nước là do các chất không có cấu tạo liên tục mà chúng cấu tạo bởi các phân tử vô cùng........, giữa chúng có.........Vì giữa các phân tử nước cũng như giữa các ........ rượu đều có ........... nên khi trộn rượu vào nước các phân tử đó rượu ......... vào khoảng cách giữa ............ nước và ngược lại . Vì thế mà thể tích của các hỗn hợp rượu và nước ..........

Khi thả muối vào nước, các ............ muối đan xen vào ............ giữa các phân tử nước nên nước có vị mặn và nước không bị ........... khỏi cốc.

Vậy các chất cấu tạo bởi các hạt riêng biệt, gọi là các ......... và ........... Giữa chúng có .............


 Có sự hụt thể tích trong thí nghiệm trộn rượu vào nước là do các chất không có cấu tạo liên tục mà chúng cấu tạo bởi các phân tử vô cùng nhỏ bé, giữa chúng có khoảng cách. Vì giữa các phân tử nước cũng như giữa các phân tử rượu đều có khoảng cách nên khi trộn rượu vào nước các phân tử đó rượu đã xen vào khoảng cách giữa các phân tử. nước và ngược lại . Vì thế mà thể tích của các hỗn hợp rượu và nước giảm.

Khi thả muối vào nước, các phân tử muối đan xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước nên nước có vị mặn và nước không bị tràn ra khỏi cốc.

Vậy các chất cấu tạo bởi các hạt riêng biệt, gọi là các nguyên tửphân tử. Giữa chúng có khoảng cách.

Video liên quan

Chủ Đề