Khoa học hành vi trong quản lý giáo dục

Theo đó, TS Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc rèn luyện năng lực quản lý hành vi lớp học cho người giáo viên.

Chúng tôi xin chia sẻ quan điểm của PGS.TS. Trần Thành Nam dưới đây:

PGS.TS Trần Thành Nam - Trưởng Khoa Các Khoa học Giáo dục - Trường ĐHGD - ĐHQGHN

Tôi nhớ 15 năm trước, khi lần đầu tiên lên lớp cho sinh viên, tôi đã phải chuẩn bị rất kỹ các nội dung bài giảng cho cả kỳ học, chuẩn bị các nội dung đánh giá học sinh theo các quy định của nhà trường, đã phải đi dự giờ các thầy cô có kinh nghiệm… nhưng tất cả nội dung chuẩn bị có thể bị đảo lộn cháy thiếu hoặc cháy thừa giáo án vì tôi chưa có nhiều kỹ năng quản lý lớp học và chưa biết cách tạo ra một môi trường học tập tích cực, hiệu quả.

Phải thừa nhận là kỹ năng quản lý lớp học là một nỗi sợ của nhiều giáo viên mới ra trường, đặc biệt trong thời gian tập sự và trong năm đầu tiên được đứng giảng độc lập.

Đứng trước một hành vi ứng xử sai của học trò, giáo viên sẽ dễ dàng mất đi sự lạc quan do nỗi thất vọng, sự sợ hãi về trách nhiệm hay đơn giản cảm thấy bất lực kém cỏi khi không biết nên phản ứng thế nào. Đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc giảm hứng thú, tình yêu với việc giảng dạy, vắt kiệt năng lượng của người giáo viên trẻ khi mới vào nghề. 

Trên thực tế, nội dung các chương trình đào tạo giáo sinh thường không đề cập đến kỹ năng quản lý hành vi lớp học một cách đầy đủ và hiệu quả. Kỹ năng quản lý hành vi lớp học không được cấu trúc thành môn mà được tích hợp đâu đó trong chương trình. Và kể cả khi được đề cập thì chúng thường mang tính lý thuyết ít phù hợp với tình huống trong đời sống thực. Chúng cũng chỉ tập trung vào việc thiết lập các hệ thống kỷ luật chứ không giúp kiến tạo ra môi trường học tập tích cực để cá nhân khám phá và phát huy các tiềm năng của mình.

Cộng đồng và nhiều giáo viên vẫn còn có những niềm tin sai lầm về quản lý lớp học như [i] việc quản lý hành vi lớp học đồng nghĩa với việc thiết lập một hệ thống kỷ luật lớp học chặt chẽ và nghiêm khắc để xử lý các hành vi sai; [ii] một lớp học được quản lý hành vi tốt là một lớp học hoàn toàn trật tự; [iii] muốn quản lý hành vi lớp học phải được thực hiện với các phần thưởng hữu hình; [iv] người học luôn lắng nghe giảng và làm theo hướng dẫn là chỉ báo của việc quản lý lớp học hiệu quả.

Trên thực tế, mục tiêu của việc quản lý hành vi lớp học là phát triển, kiến tạo một môi trường tích cực tạo thuận lợi cho việc học tập tích cực cả về phương diện học thuật và các phương diện xã hội cảm xúc. Một lớp học tích cực và hiệu quả theo quan điểm phát triển năng lực hiện nay là một lớp học sẽ có nhiều tiếng ồn do phải hoạt động, trao đổi, làm việc nhóm, đặt câu hỏi hay tiến hành các thực nghiệm. Dùng phần thưởng vật chất hữu hình chỉ phù hợp với cấp mầm non và tiểu học và chỉ tạo được động cơ học tập bên ngoài cho các em. Một giáo viên quản lý lớp học hiệu quả thường kết hợp sử dụng các phần thưởng hoạt động [cử làm nhóm trưởng dẫn dắt một hoạt động], các phần thưởng tinh thần [như sự thừa nhận, lời khen của giáo viên] hay các phần thưởng xã hội [sự thừa nhận, ngưỡng mộ của nhóm, các thành viên trong lớp]. Cuối cùng, nhiều giáo viên tin rằng nếu mình có một bài giảng thực sự hay, thực sự lôi kéo được học sinh lắng nghe chăm chú và làm theo chỉ dẫn thì các em sẽ không còn thời gian mà ứng xử sai. Một bài giảng truyền cảm hứng là điều không thể phủ nhận nhưng nó chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố quan trọng của quản lý hành vi lớp học. Có nhiều em có những khó khăn thực sự, có tổn thương sức khỏe tâm thần hoặc có những ấm ức hiểu lầm có thể sẵng sàng hành xử phá vỡ những bài giảng tâm huyết, truyền cảm hứng nhất.

Chính vì vậy, kỹ năng quản lý hành vi lớp học là một kỹ năng không thể thiếu của người giáo viên trong bối cảnh hiện nay. Kỹ năng quản lý hành vi lớp học là gì? Đó là một tiến trình gồm 5 thành tố cơ bản từ việc thiết lập không gian vật lý lớp học, thống nhất các nguyên tắc mà mọi người sẽ cùng tôn trọng thực hiện trong lớp, phát triển chất lượng các mối quan hệ giữa người dạy – người học – phụ huynh; tạo hứng thú và lôi kéo người học lắng nghe chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ và cuối cùng mới là áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực. Người giáo viên phải được rèn luyện những kỹ năng thành phần nhỏ trong các thành tố mới được đề cập.

Thiết lập không gian vật lý trong lớp học là cách thức tổ chức bàn ghế của học sinh, giáo viên và các vật dụng học tập một cách hợp lý tối ưu để giúp giáo viên tương tác hiệu quả nhất với tất cả học sinh, tạo ra không gian đủ rộng không cản trở các hoạt động nhóm.

Việc thống nhất và đưa ra các nội quy trong lớp học/ lớp môn học là cách thức để tối ưu hoạt động dạy – học. Nó chính là một tuyên bố về những kỳ vọng hành vi trong lớp giữa cô và trò, phòng ngừa những hành động ứng xử sai trên lớp. Tuy nhiên một bản nôi quy lớp học không nên dài quá 6 điều, nêu những kỳ vọng hành vi [những điều cần làm thay vì không nên làm], phải phù hợp với nội quy chung của Nhà trường, phải được cả lớp thống nhất và dán ở chỗ dễ nhìn nhất, học sinh và giáo viên có thể điều chỉnh cho phù hợp với thực tế, sau khi thống nhất giáo viên phải nhắc nhở và minh họa bằng những tình huống thực tế để cả lớp hiểu và tôn trọng những quy tắc.

Xây dựng mối quan hệ chất lượng giữa người dạy – người học và phụ huynh cũng là một thành tố trong chiến lược quản lý hành vi lớp học. Nó giúp phòng ngừa những hành vi ứng xử sai của học sinh. Thông thường, nếu cảm thấy khó chịu, lo lắng, không được quan tâm chú ý thì chúng ta thường hay có những hành vi, thái độ sai. Việc xây dựng mối quan hệ tốt với học sinh sẽ làm cho học sinh cảm thấy an toàn hơn và theo đó sẽ ít có hành vi ứng xử sai hơn. Những giáo viên thiết lập được mối quan hệ tốt với học sinh, được học sinh yêu quý thường có những đặc điểm như có óc hài hước, đưa ra những kỳ vọng hợp lý, sẵn sàng hỗ trợ thêm cho học sinh khi cần, hướng dẫn và khuyến khích học sinh tự học cách giải quyết vấn đề hơn là giải quyết hộ cho học sinh, dành những khoảng thời gian nhất định để nghe học sinh nói, nhậy cảm với những mối quan ngại của học sinh, chú ý và tỏ ra hứng thú ở những khoảng khắc học sinh thể hiện tốt….

Ngoài việc thiết lập quan hệ tốt với học sinh, thiết lập quan hệ tốt với phụ huynh cũng sẽ tăng thêm nguồn lực hỗ trợ từ gia đình cho các vấn đề hành vi cảm xúc hoặc khó khăn học tập trên lớp của người học. Những giáo viên duy trì tốt quan hệ với phụ huynh học sinh thường có khả năng nhận ra và tôn trọng những khác biệt về văn hóa cũng như vị thế kinh tế xã hội của phụ huynh để có ứng xử phù hợp; liên lạc định kỳ với gia đình thông qua email, tin nhắn để thông báo về tình hình học tập và hành vi ứng xử; cởi mở với những góp ý từ phụ huynh và lôi kéo phụ huynh tham gia các hoạt động chung của lớp; cập nhật tình hình lớp học trên mạng xã hội…

Việc tạo hứng thú và lôi kéo người học lắng nghe chỉ dẫn thực hiện nhiệm vụ là một yếu tố quan trọng để quản lý hành vi sai. Một số hoạt động giáo viên cần chú ý trước, trong và sau bài giảng để tạo hứng thú cho bài giảng ví dụ như trước khi bắt đầu bài giảng [kê lại bàn ghế theo mục đích lớp học; chuẩn bị đồ dùng học liệu; lên kế hoạch phân nhóm học sinh trong các nhiệm vụ]; hay trong khi giảng [mở rộng, chỉ dẫn đến các nội dung liên quan, đưa ra hướng dẫn rõ ràng, hỗ trợ kỹ năng làm việc nhóm; lập kế hoạch chuyển tiếp từ hoạt động này sang hoạt động khác, theo dõi tiến độ và đưa ra chỉ dẫn phản hồi]; sau bài giảng [đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của học sinh và thu nhận phản hồi để điều chỉnh].

Cấu phần cuối cùng trong quản lý hành vi lớp học là các hình thức kỷ luật tích cực. Tuy nhiên, bất kỳ một hình thức kỷ luật nào được áp dụng cũng phải dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là: có liên quan [relate] tôn trọng [respect] và hợp lý [reasonable]. Hành vi sai và hình thức kỷ luật phải có liên quan với nhau Ví dụ: Nếu học sinh không làm bài tập thì sẽ không được ra chơi, dành thời gian làm bù bài tập chứ không phải phạt dọn nhà vệ sinh 1 tuần. Tôn trọng ở đây là kỷ luật không được làm bẽ mặt, hạ nhục nhân phẩm hay lòng tự trọng của người học bằng hành vi, thái độ hoặc lời nói. Hợp lý ở đây là hình thức kỷ luật phải vừa tầm, không quá khắc nghiệt. Nếu giáo viên không đảm bảo được 3 nguyên tắc này thì học sinh sẽ có thể có 3 dạng phản ứng tiêu cực: Oán giận [Cô không công bằng, không thể tin cô được]; Trả đũa [Cô phạt tôi vì cô có quyền, nhưng lần sau tôi sẽ…] hoặc Né tránh [Lần sau mình sẽ cẩn thận để không bị tóm].

Hiệu quả của kỹ năng quản lý hành vi lớp học trong việc phòng ngừa và giảm thiểu các vấn đề hành vi ứng xử sai của học sinh trong lớp đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới khẳng định. Tại Việt Nam, đã có nghiên cứu của các giảng viên Trường Đại học Giáo dục về chương trình Reaching Educators, Children, and Parents [viết tắt là RECAP] - một chương trình can thiệp dựa vào trường học được thiết kế để đào tạo giáo viên kỹ năng làm việc hiệu quả hơn với học sinh có các vấn đề hành vi cảm xúc ở mức độ từ nhẹ đến trung bình cho thấy việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý hành vi lớp học cho giáo viên là khả thi, giáo viên sau khi được tập huấn đã cải thiện rất lớn về chiến lược quản lý hành vi lớp học như thường xuyên khuyến khích ghi nhận sự cố gắng của người học, đưa ra các hình thức kỷ luật tuân thủ 3 nguyên tắc liên quan, tôn trọng, hợp lý. Học sinh trong các lớp có giáo viên sử dụng các chiến lược quản lý hành vi lớp học có xu hướng giảm nhẹ các vấn đề hành vi cảm xúc và phát triển các kỹ năng đồng cảm với các bạn học.

Tại trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà nội, năng lực quản lý hành vi lớp học là một năng lực quan trọng được rèn luyện cho giáo sinh trong các học phần Thực hành Sư phạm, Tổ chức và quản lý trường lớp ở bậc đại học. Trong chương trình ThS Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên, nó là một thành tố chính trong học phần Can thiệp học đường. Trong chương trình Thạc sỹ Tham vấn học đường của Trường Đại học Giáo dục, Quản lý hành vi lớp học là một học phần chuyên sâu được giảng dạy cho các học viên.

Khoa Các Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN phụ trách chuyên môn và tuyển sinh đào tạo các chương trình Thạc sỹ Tham vấn học đường theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng từ năm 2018, chương trình Thạc sỹ và Tiến sỹ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên [lần lượt từ năm 2009 và 2016]. Tất cả các chương trình đều được thiết kế trên cơ sở so chuẩn triết lý đào tạo, nội dung chương trình đào tạo và chuẩn năng lực đầu ra nghề nghiệp theo tiêu chuẩn của Hiệp Hội các Nhà tâm lý học và Hiệp hội các nhà tâm lý học đường của Hoa Kỳ. Chương trình có sự tham gia giảng dạy trực tiếp của các chuyên gia cao cấp đến từ Hoa kỳ bằng ngôn ngữ Anh – Việt.

Page 2

Chọn trường – chọn nghề: Góc nhìn từ chuyên gia

Sáng nay 13/6, tại Trường THPT Khoa học Giáo dục, trực thuộc Trường ĐH Giáo dục – ĐHQGHN đã diễn ra chương trình: Tư vấn hướng nghiệp “Chọn trường – chọn nghề”. Việc Chọn trường – chọn nghề như thế nào cho phù hợp với sở thích và năng ...

Cử nhân Ngành Sư phạm Khoa học Tự nhiên – cơ hội việc làm rộng mở

Cùng với các môn Toán học, Công nghệ và Tin học, môn Khoa học tự nhiên góp phần thúc đẩy giáo dục STEM [Science, Technology, Engineering, Mathematics] – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển trên thế giới và Việt Nam. Năm 2021, Trường Đại ...

Tư vấn tuyển sinh đại học chính quy năm 2022

Ngày 3/6, Trường Đại học Giáo dục – ĐHQGHN phối hợp với Hệ thống giáo dục HOCMAI đã tổ chức chương trình tư vấn tuyển sinh trực tuyến đại học chính quy năm 2022 với sự tham gia tư vấn của Phó Hiệu trưởng PGS.TS. Phạm Văn Thuần và Chủ ...

Page 3

Thông báo tuyển sinh Sau đại học năm 2021

Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN thông báo tuyển sinh Sau đại học năm 2021, vơi 11 chuyên ngành đào tạo Thạc sĩ [gồm 300 chỉ tiêu], 04 chuyên ngành Tiến sĩ [gồm 30 chỉ tiêu].

Page 4

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU CHỈNH CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM LỊCH SỬ

MÃ SỐ:  7140218

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Lịch sử, Ban hành theo quyết định số 1498/QĐ-ĐHGD, ngày 28 tháng 8 năm 2019

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Lịch sử, Ban hành theo quyết định số 2174/QĐ-ĐHGD ngày 20 tháng 12 năm 2018

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Lịch sử, Ban hành theo quyết định số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 09 năm 2015.

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Lịch sử, ban hành theo quyết định số 4480/QĐ-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2012.

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Lịch sử năm 2019

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Lịch sử năm 2018

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Lịch sử năm 2015

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Lịch sử năm 2012

Page 5

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU CHỈNH CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM VẬT LÍ

MÃ SỐ7140211

>>> Khung chương trình đào tạo điều chỉnh chuẩn trình độ đại học ngành SP Vật lý, ban hành theo quyết định số 1498/QĐ-ĐHGD, ngày 28 tháng 8 năm 2019

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Vật lý, ban hành theo quyết định số 2174/QĐ-ĐHGD ngày 20 tháng 12 năm 2018

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Vật lý, Ban hành theo quyết định số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 09 năm 2015.

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Vật lý, ban hành theo quyết định số 4480/QĐ-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2012.

>>> Bản mô tả Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành cử nhân Sư phạm Vật lý năm 2019

>>> Bản mô tả Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành cử nhân Sư phạm Vật lý năm 2018

>>> Bản mô tả Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành cử nhân Sư phạm Vật lý năm 2015

>>> Bản mô tả Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành cử nhân Sư phạm Vật lý năm 2012

Page 6

NGÀNH: SƯ PHẠM HÓA HỌC

MÃ SỐ: 7140212

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Hoá học, ban hành theo quyết định số 1498/QĐ-ĐHGD, ngày 28 tháng 8 năm 2019

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Hóa học, ban hành theo quyết định số 2174/QĐ-ĐHGD ngày 20 tháng 12 năm 2018

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Hóa học, ban hành theo quyết định số 3606/QĐ-ĐHQGHN ngày 30 tháng 09 năm 2015.

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Hóa học, ban hành theo quyết định số 4480/QĐ-ĐTngày 24 tháng 12 năm 2012

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm Hoá học năm 2019

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm Hoá học năm 2018

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm Hoá học năm 2015

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Sư phạm Hoá học năm 2012

Page 7

NGÀNH: SƯ PHẠM SINH HỌC

MÃ SỐ: 7140213

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Sinh học, Ban hành theo quyết định số 1498/QĐ-ĐHGD, ngày 28 tháng 8 năm 2019

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Sinh học, Ban hành theo quyết định số 2174/QĐ-ĐHGD, ngày 20 tháng 12 năm 2018

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Sinh học, Ban hành theo quyết định số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 09 năm 2015.

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Sinh học, ban hành theo quyết định số 4480/QĐ-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2012.

>>> Bản mô tả Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành cử nhân Sư phạm Sinh học năm 2012

>>> Bản mô tả Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành cử nhân Sư phạm Sinh học năm 2015

>>> Bản mô tả Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành cử nhân Sư phạm Sinh học năm 2018

>>> Bản mô tả Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành cử nhân Sư phạm Sinh học năm 2019

Page 8

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐIỀU CHỈNH CHUẨN TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

MÃ SỐ: 7140217

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Ngữ văn, Ban hành kèm theo quyết định 1498/QĐ-ĐHGD, ngày 28 tháng 8 năm 2019

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Ngữ văn, Ban hành kèm theo quyết định số 2174/QĐ-ĐHGD ngày 20/12/2018

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Ngữ văn, Ban hành theo quyết định số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30 tháng 09 năm 2015.

>>> Khung chương trình đào tạo chuẩn trình độ đại học ngành SP Ngữ văn, ban hành theo quyết định số 4480/QĐ-ĐT ngày 24 tháng 12 năm 2012.

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo Cử nhân sư phạm Ngữ văn năm 2013

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn năm 2015

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn năm 2018

>>> Bản mô tả chương trình đào tạo cử nhân sư phạm Ngữ văn năm 2019

Page 9

Ngày 21/12/1999, Khoa Sư phạm [tiền thân của Trường Đại học Giáo dục] chính thức được thành lập theo Quyết định số 1481/TCCB của Giám đốc ĐHQGHN. Việc thành lập Khoa Sư phạm đánh dấu sự ra đời một mô hình đào tạo mới trong lịch sử khoa học giáo dục Việt Nam - mô hình đào tạo mở hướng tới sự liên thông tuyệt đối trong đại học đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.  Từ khi thành lập cho đến nay, trải qua 10 năm xây dựng và phát triển [1999-2009], với tất cả những thành tích đã đạt được, Khoa Sư phạm, tiền thân của Trường Đại học Giáo dục đã nhận được nhiều danh hiệu khen thưởng các cấp, được tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng 3 của Chủ tịch nước, Cờ thi đua của Chính phủ, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bằng khen của Chủ tịch UBND một số tỉnh, thành phố, Bằng khen của Giám đốc ĐHQGHN.  Để ghi nhận và phát triển mô hình đào tạo tiên tiến, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 441/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 4 năm 2009 thành lập Trường Đại học Giáo dục trên cơ sở Khoa Sư phạm. Trường Đại học Giáo dục [VNU University of Education - UEd] đã trở thành thành viên thứ 6 trong ngôi nhà chung ĐHQGHN.  Trường Đại học Giáo dục đang thể nghiệm một mô hình mới 3+1 và 4+1 trong đào tạo giáo viên trung học phổ thông. Mô hình 3+1 được thiết kế với thời gian 3 năm đào tạo kiến thức cơ bản tại các trường đại học thành viên của ĐHQGHN và 1 năm đào tạo kiến thức nghiệp vụ sư phạm, giáo dục tại Trường Đại học Giáo dục. Mô hình 4 +1 được thiết kế đào tạo khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm, giáo dục cho những đối tượng cử nhân khoa học, ngành đào tạo tương ứng trong thời gian 1 năm. Tính đến 2012, Trường Đại học Giáo dục đã tuyển sinh được 13 khoá đào tạo cử nhân sư phạm hệ chính quy với 3.579 sinh viên; 11 khoá đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với 905 học viên cao học; 7 khoá đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và Phương pháp giảng dạy bộ môn Toán học, Vật lý, Hoá học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử với gần 700 học viên; 10 khoá đào tạo tiến sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục với 109 nghiên cứu sinh [trong đó có 33 NCS đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Nhà nước]; 8 chương trình liên kết đào tạo quốc tế với gần 663 học viên; bồi dưỡng hơn 2000 giảng viên của gần 50 trường đại học, cao đẳng về Giáo dục học đại học và Nghiệp vụ sư phạm đại học và các khóa bồi dưỡng ngắn hạn khác. Song song với việc triển khai đào tạo trong nước, Trường Đại học Giáo dục đã triển khai có hiệu quả các hoạt động liên kết đào tạo quốc tế và chuyển giao công nghệ đào tạo. Tính đến tháng 9 năm 2012, Trường đã triển khai 8 chương trình đào tạo thạc sĩ liên kết quốc tế với 663 học viên, trong đó 426 học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo và được cấp bằng thạc sĩ.

Trường Đại học Giáo dục là thành viên hiệp hội giáo viên Châu Á - Thái Bình Dương; thành viên mạng lưới các trường đại học giáo dục Á - Phi; Đại diện duy nhất ở Việt Nam của Đại học Khảo thí Quốc tế Cambridge, Vương quốc Anh về đào tạo và cấp bằng hoặc chứng chỉ công nhận giảng viên đạt chuẩn quốc tế.

Nhiệm vụ chính:

- Đào tạo đại học [cử nhân], sau đại học [thạc sĩ, tiến sĩ] đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp [bao gồm cả các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp] và giáo viên các bậc học phổ thông; cán bộ quản lý giáo dục; cán bộ giáo dục và nghiên cứu về khoa học giáo dục nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt chuẩn quốc tế. - Nghiên cứu về lĩnh vực khoa học sư phạm, quản lý giáo dục và các khoa học giáo dục. Tham gia tư vấn cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các địa phương về các vấn đề chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển giáo dục, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và dịch vụ khoa học - công nghệ. - Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ giáo dục và cán bộ nghiên cứu về khoa học giáo dục đương nhiệm của các cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ quan quản lý, nghiên cứu về giáo dục - đào tạo.

- Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ.

Cơ cấu tổ chức:

Trường Đại học giáo dục hoạt động theo Quy định về Tổ chức hoạt động của các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 3568/QĐ-ĐHQGHN ngày 09/10/2014 của Giám đốc ĐHQGHN và Quy định về Tổ chức và Hoạt động của trường Đại học Giáo dục ban hành theo Quyết định số 568?QĐ-TCCB ngày 02/07/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Giáo dục:

Trong đó:

• Ban Giám hiệu

Hiệu trưởng: GS.TS Nguyễn Quý Thanh

Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1205]

Địa chỉ: Phòng 205, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email:

Phó Hiệu trưởng: TS. Nguyễn Đức Huy

Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1206]

Địa chỉ: Phòng 206, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email:

Phó Hiệu trưởng:  PGS.TS Phạm Văn Thuần

Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1203]

Địa chỉ: Phòng 203, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email:

Phó Hiệu trưởng: TS. Nguyễn Thị Hương

Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1202]

Địa chỉ: Phòng 202, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Email:

• Hội đồng Khoa học và Đào tạo

- Chủ tịch: GS.TS.NGƯT. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

- Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1306]

- Địa chỉ: Phòng 306, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Email:  

• Các phòng chức năng

- Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên

+ Trưởng phòng: TS. Nguyễn Trung Kiên

+ Phó Trưởng phòng: Ths. Hà Thị Thanh Thủy

+ ĐT: 0247 3017 123 [máy lẻ 1102]

+ Địa chỉ: Phòng 102, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Phòng Đào tạo

+ Trưởng phòng: TS. Nguyễn Bá Ngọc

+ Phó Trưởng phòng: TS. Vũ Thị Thu Hoài

+ Phó Trưởng phòng: TS. Trần Xuân Quang

+ ĐT: 0247 3017 123 [máy lẻ 1103,1104]

+ Địa chỉ: Phòng 103, 104 nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Phòng Kế hoạch - Tài chính

+ Trưởng phòng:ThS. Đặng Thành Dũng

+ Phó Trưởng phòng: ThS. Nguyễn Thị Huệ

+ Phó Trưởng phòng: ThS. Nguyễn Thị Hải Yến

+ ĐT: 0247 3017 123 [máy lẻ 1301, 1302]

+ Địa chỉ: Phòng 301, 302 nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế

+ Trưởng phòng:TS. Phạm Thị Thanh Hải

+ Phó Trưởng phòng: TS. Trần Văn Công

+ ĐT: 0247 3017 123 [máy lẻ 1303, 1304]

+ Địa chỉ: Phòng 303, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Phòng Tổ chức - Cán bộ

+ Trưởng phòng: TS. Lê Thái Hưng

+ Phó Trưởng phòng: ThS. Nghiêm Thị Thanh

+ ĐT: 0247 3017 123 [máy lẻ 1305, 1306]

+ Địa chỉ: Phòng 305, 306 nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Phòng Hành chính - Tổng hợp

+ Trưởng phòng : Ths. Bùi Văn Ngân

+ Phó Trưởng phòng: ThS. Mai Thị Khuyên

+ ĐT: 0247 3017 123 [máy lẻ 1201, 1101]

+ Địa chỉ: Phòng 101, 201 nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

- Phòng Đảm bảo chất lượng và Thanh tra

+ Trưởng phòng: TS. Dương Tuyết Hạnh

+ Phó Trưởng phòng: Ths: Nguyễn Thị Khánh

+ ĐT: 0247 3017 123 [máy lẻ 1105]

+ Địa chỉ: Phòng 105, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

Đội ngũ cán bộ

Trường Đại học Giáo dục được tổ chức theo "mô hình mở và linh hoạt". Ngoài đội ngũ giảng viên do đơn vị quản lý, Trường huy động nguồn nhân lực là đội ngũ cán bộ khoa học cơ bản thuộc các trường thành viên của ĐHQGHN [Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ] tham gia hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học; đồng thời khai thác có hiệu quả đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm chất lượng cao là các giảng viên, các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục đang làm việc tại các trường, viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước hoặc đã nghỉ hưu. Đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức cơ hữu là 289, bao gồm: - Cán bộ, viên chức do Trường Đại học Giáo dục quản lý có 71, bao gồm: 03 giáo sư, 08 phó giáo sư, 19 tiến sĩ, 26 thạc sĩ, 11 cử nhân và 4 trình độ khác. - Giảng viên giảng dạy tại các trường đại học thành viên trong giai đoạn đào tạo cơ bản có 182, bao gồm: 18 giáo sư, 66 phó giáo sư, 43 tiến sĩ, 21 thạc sĩ và 34 cử nhân. - Giảng viên đã nghỉ hưu tiếp tục hợp đồng lao động tại Trường Đại học Giáo dục gồm 7 người bao gồm: 02 giáo sư, 04 phó giáo sư và 01 tiến sĩ.

- Giảng viên thỉnh giảng có 29 người, bao gồm: 5 giáo sư, 14 phó giáo sư, 9 tiến sĩ và 01 cử nhân.


Trụ sở Nhà Trường

Địa điểm hiện tại

+ Cơ sở tại Cầu Giấy: Nhà G7, số 144, Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội + Cơ sở tại Thanh Xuân: Nhà C0, số 182, Đường Lương Thế Vinh, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Địa điểm tương lai

Cơ sở vật chất kỹ thuật và các khu phụ trợ khác của Trường Đại học Giáo dục sẽ được xây mới tại Hoà Lạc, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Khu trường mới cách trung tâm Hà Nội khoảng 30km về phía Tây Bắc, với diện tích trên 18 ha, bao gồm nhà điều hành, giảng đường, khu thư viện, trung tâm đào tạo, viện nghiên cứu, phòng hội thảo, trường thực hành và các khu trung tâm giải trí, thể thao - một khu liên hợp hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Trường trong tương lai.

Page 10

Các đơn vị hành chính, phục vụ

Tham mưu, giúp việc cho Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục thực thi trách nhiệm của Hiệu trưởng đối với mọi mảng công tác của Nhà trường có các phòng/ban chức năng và đơn vị phục vụ sau:

1. Phòng Đào tạo

2. Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên

3. Phòng Kế hoạch - Tài chính

4. Phòng Khoa học và Hợp tác Phát triển

5. Phòng Tổ chức

6. Phòng Hành chính - Tổng hợp

7. Phòng Đảm bảo chất lượng và Thanh tra

Page 11

Hiệu trưởng:  GS.TS. Nguyễn Quý Thanh Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1205]

Email:

Phó Hiệu trưởng:  TS. Nguyễn Đức Huy Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1206]

Email:  

 

Phó Hiệu trưởng:  PGS.TS Phạm Văn Thuần Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1203]

Email:  

  

Phó Hiệu trưởng: PGS.TS. Nguyễn Thị Hương

Điện thoại: 0247 3017 123 [máy lẻ 1202]

Email:

Video liên quan

Chủ Đề