Không đóng tài khoản ngân hàng có sao không

Vừa qua, bà đến ngân hàng nơi mở tài khoản trên nhưng ở địa phương khác để mở tài khoản mới thì nhân viên giao dịch cho biết, bà đã có tài khoản và hiện có số nợ gần 2 triệu đồng.

Theo giải thích của nhân viên ngân hàng, tuy bà không sử dụng tài khoản nữa nhưng ngân hàng vẫn trừ các loại chi phí do bà không đóng tài khoản.

Bà Hiền hỏi, trường hợp này bà sẽ phải làm gì? Nếu bà không đóng tài khoản cũ thì có bị ghi nhận nợ xấu không? Tài khoản ngân hàng nếu không có biến động, không sử dụng trong bao lâu thì sẽ bị khoá?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Điều 18 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán [đã được sửa đổi, bổ sung] quy định về việc đóng tài khoản thanh toán như sau:

“Điều 18. Đóng tài khoản thanh toán

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

a] Có văn bản yêu cầu đóng tài khoản thanh toán của chủ tài khoản và chủ tài khoản đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán…

2. Thời hạn đối với việc đóng tài khoản thanh toán do không duy trì đủ số dư tối thiểu và không phát sinh giao dịch trong thời gian dài; thời hạn thông báo cho chủ tài khoản trước khi đóng tài khoản thanh toán và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến việc đóng tài khoản thanh toán trong trường hợp này do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và thông báo công khai cho khách hàng”.

Căn cứ các quy định trên, việc hướng dẫn khách hàng thực hiện các nghĩa vụ phát sinh liên quan đến tài khoản thanh toán và xử lý những tài khoản không phát sinh giao dịch trong khoảng thời gian dài do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy định và phải thông báo công khai cho khách hàng biết.

Chinhphu.vn


Thẻ ngân hàng ngày càng có nhiều tiện ích, trở thành "vật bất ly thân" với nhiều người. Việc mở thẻ ngày nay cũng rất đơn giản, thậm chí có thể mở online mà không cần đến phòng giao dịch, có thể nhận thẻ trong thời gian ngắn. Do đó, một người có thể sở hữu rất nhiều thẻ ATM của nhiều ngân hàng khác nhau. Tuy nhiên, người dùng thông thường chỉ thường xuyên dùng 1-2 thẻ ngân hàng, dẫn đến những thẻ khác không được sử dụng trong thời gian dài.

Do đó, nhiều người dùng thắc mắc, thẻ ATM không dùng bao lâu thì sẽ bị đóng tài khoản. Số dư trong tài khoản sẽ được xử lý như thế nào?

Hầu hết các ngân hàng đều có quy định khóa thẻ đối với những thẻ không phát sinh giao dịch trong một thời gian dài, thông thường là sau 6 tháng - 18 tháng khi tài khoản hết số dư. Kể cả khi không dùng thẻ, khách hàng vẫn có thể bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản,...cho đến khi hết số dư. 

Chẳng hạn tại BIDV, ngân hàng cho biết sẽ đóng tài khoản thanh toán của khách hàng khi tài khoản hết số dư và không có giao dịch nào trong thời hạn liên tục 6 tháng đối với tài khoản VND, 12 tháng đối với tài khoản ngoại tệ [trừ một số sản phẩm có quy định và thỏa thuận riêng với khách hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV sẽ thông báo cho Khách hàng bằng một trong các phương thức gửi văn bản, email, tin nhắn điện thoại, gọi điện thoại và niêm yết công khai tại quầy giao dịch của chi nhánh ngân hàng.

Khi đóng tài khoản, BIDV đồng thời sẽ chấm dứt các dịch vụ kết nối với tài khoản đó. Khách hàng thanh toán phí đóng tài khoản theo quy định trong biểu phí của BIDV được niêm yết công khai tại quầy giao dịch. Ngân hàng được tự động trích Nợ để thanh toán các khoản phí khác theo biểu phí của BIDV và các nghĩa vụ tài chính khác của Khách hàng tại BIDV [nếu có].

Sau khi đóng tài khoản thanh toán, khách hàng muốn sử dụng tài khoản thanh toán phải làm thủ tục mở tài khoản thanh toán theo quy trình, quy định của BIDV.

Trong khi đó tại Vietcombank, ngân hàng quy định thực hiện đóng tài khoản của khách hàng khi tài khoản có số dư bằng 0 trong thời gian trên 12 tháng liên tục. Sau khi đóng tài khoản, Vietcombank phải thông báo cho chủ tài khoản biết. Sau khi đóng tài khoản, khách hàng phải làm thủ tục để mở tài khoản mới trong trường hợp khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ về tài khoản của VCB.

VietinBank cũng có quy định tương tự, sẽ đóng tài khoản của khách hàng khi số dư về 0 và không phát sinh giao dịch trong thời gian 1 năm.

Techcombank thì quy định đóng tài khoản có số dư dưới mức số dư tối thiểu do Techcombank quy định và không có giao dịch chủ động nào từ khách hàng trong thời hạn một năm [365 ngày] liên tục [trừ TK góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài]. Techcombank ngừng cung cấp Dịch vụ và thông báo trước cho KH trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự kiến đóng tài khoản. 

Khách hàng có nhiều cách để xác minh thẻ ngân hàng của mình còn hoạt động hay không như kiểm tra tại cây ATM, mang thẻ đến quầy giao dịch để nhờ nhân viên kiểm tra, gọi điện lên hotline ngân hàng, đăng nhập vào các dịch vụ ngân hàng online. 

Nhiều người cũng thắc mắc thẻ ngân hàng không sử dụng có bị trừ tiền không. Điều này còn tùy vào thẻ mà bạn đang sử dụng và các dịch vụ được đăng ký. Nếu trong một thời gian dài bạn không sử dụng thẻ và thẻ vẫn còn tiền thì khả năng bạn vẫn bị trừ các loại phí như SMS Banking, phí duy trì tài khoản. 

Cũng cần lưu ý với riêng thẻ tín dụng. Thẻ tín dụng không có quy định nào tạm khóa tài khoản ngân hàng khi khách hàng không sử dụng. Người dùng vẫn sẽ đóng phí thường niên cho ngân hàng. Nếu không đóng phí này sẽ dễ dẫn đến nợ xấu của khách hàng với ngân hàng.

[Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị]

Giao dịch rút tiền ATM thường xuyên nhưng chưa chắc nhiều người đã hiểu cơ chế hoạt động của các cây ATM ngân hàng.

Khi không còn sử dụng, khách hàng cần phải đóng tài khoản - Ảnh: T.L

Chị Mai Thị Nhài [TP.HCM] vừa có thư phản ảnh đến Tuổi Trẻ cho biết năm 2012 có sử dụng một dịch vụ vay tiêu dùng của Sacombank, thông qua hình thức thẻ tín dụng rút tiền mặt một lần, trên thẻ có ghi chữ Family.

Chị vay tổng cộng 15 triệu đồng nhưng khi rút chỉ được 14,8 triệu đồng, ngân hàng [NH] trừ 200.000 đồng phí lưu hành thẻ.

Khi chị Nhài thanh toán hết số tiền cuối cùng thì NH lại gửi tin nhắn thông báo phải đóng thêm 200.000 đồng nữa, chị thắc mắc thì được giải thích số tiền chị cần đóng lần cuối cùng chưa tính lãi của số dư.

Chị không hiểu tính lãi của số dư là gì, với lại chỉ có 200.000 đồng nên đóng cho khỏi rắc rối. Khi đóng xong 200.000 đồng cuối cùng, chị hỏi thì được nhân viên NH cho biết thẻ trả hết nợ rồi nên có thể bỏ đi.

Bẵng đi một năm sau, vào ngày 24-12-2014 chị Nhài lại nhận được tin nhắn của Sacombank yêu cầu chị thanh toán 200.000 đồng.

Chị Nhài thắc mắc vì sao thẻ đó đã không giao dịch gần một năm nay và chị đã hoàn thành nghĩa vụ với NH về khoản nợ mà bây giờ phải đóng thêm 200.000 đồng?

Sau khi kiểm tra thông tin, đại diện Sacombank cho biết tháng 12-2012 chị Nhài mở thẻ tín dụng Family của Sacombank để vay 15 triệu đồng. Lúc này NH đã thu 200.000 đồng phí duy trì thẻ trong một năm [12-2012 đến 12-2013] theo như điều khoản quy định, vì vậy khách hàng chỉ rút được 14,8 triệu đồng.

Tháng 12-2013, trong thông báo giao dịch có yêu cầu khách hàng đóng 200.000 đồng phí duy trì thẻ trong năm tiếp theo và khách hàng đã đóng phí này.

Đến tháng 5-2014, khách hàng tất toán khoản vay nhưng không nói rõ yêu cầu thanh lý thẻ. Vì vậy, đến tháng 12-2014, NH tiếp tục gửi thông báo giao dịch yêu cầu khách hàng đóng phí duy trì thẻ trong năm tiếp theo.

Thực tế, không ít người sử dụng thẻ NH gặp phải tình huống như chị Nhài do chỉ nghĩ đơn giản tiền không còn trong tài khoản cũng đồng nghĩa tài khoản đó không còn giá trị, mà quên mất bước yêu cầu đóng tài khoản.

Theo đại diện phòng thẻ của HD Bank, khi không sử dụng, khách hàng cần phải đóng tài khoản [tài khoản thẻ/tài khoản thanh toán...] bởi nếu không sử dụng mà vẫn để tài khoản hoạt động sẽ bị trừ phí [nếu tài khoản còn tiền].

Thông thường ở các NH, sau thời gian 12 tháng không phát sinh giao dịch, không có số dư, tài khoản sẽ tự động chuyển sang trạng thái không hoạt động. Khi đó muốn kích hoạt lại, chủ tài khoản phải đến NH làm thủ tục mở lại. Khi muốn đóng tài khoản giao dịch, khách chỉ cần cầm theo chứng minh nhân dân đến quầy thực hiện thủ tục đóng tài khoản, chủ tài khoản rút số dư nếu còn tiền.

Theo Sacombank, để tránh những trường hợp phát sinh giao dịch không mong muốn như chị Nhài, khi khách hàng không còn nhu cầu sử dụng thẻ thì có thể đến điểm giao dịch để được hướng dẫn thủ tục thanh lý thẻ và đóng tài khoản.

Trong khi đó, theo chị Mai Thị Nhài, ban đầu chị có nhu cầu vay tiền mặt thì được NH tư vấn hình thức vay qua thẻ, chị không được tư vấn kỹ việc sử dụng thẻ cũng như các chi phí phát sinh liên quan đến thẻ.

“Thậm chí khi hoàn tất khoản vay, nhân viên NH cũng không tư vấn tôi thủ tục đóng tài khoản mà chỉ nói có thể bỏ thẻ đi. Những người đồng nghiệp của tôi cũng rơi vào trường hợp như vậy” - chị Nhài nói.

N.BÌNH

Video liên quan

Chủ Đề