Kinh nghiệm học đại học

Một chút kinh nghiệm đi học đại học cho tân sinh viên

Tiếp series bài dành cho sinh viên, mình chia sẻ với anh em một chút về vài "thủ thuật" mà mình áp dụng để việc học đại học trở nên đơn giản, dễ dàng, bạn vừa học tốt mà vừa có thời gian để làm thêm những trò vui vẻ khác theo sở thích của mình.

Trường mình [RMIT] và nhiều trường khác đã bắt đầu gửi slide bài giảng cho sinh viên trước khi tới buổi học, và bạn nên đọc trước các slide này để khi lên nghe giảng thì tiếp thu nhanh hơn. Việc đọc trước bài cũng giúp bạn phát sinh sẵn một số câu hỏi, bạn hãy ghi chú chúng lại và hỏi giảng viên trên lớp. So với việc bước vào lớp và nghe hết mọi thứ mới tinh từ đầu, việc đọc trước đã trang bị cho bạn một cái "nền tảng" trước, giống như đã có cái móng nhà vậy. Khi giảng viên nói chuyện thì họ đang giúp bạn xây dựng nên căn nhà hoàn chỉnh, và hẳn là cách này tiết kiệm thời gian hơn so với việc bản phải đi xây móng nhà từ đầu. Nếu không có slide bài giảng, bạn có thể đọc trước trong sách, trong tài liệu tham khảo, hoặc bất kì thứ gì mà thấy cô sẽ dùng để dạy cho bạn.



Này là hình chụp từ slide thật, sách thật của mình hồi xưa đi học nè


Cách dễ nhất để nhớ kiến thức và hiểu được chúng thấu đáo là nhìn ở ngoài xem người ta đang làm gì. Ngành tech, cách ngành học về kinh doanh, marketing, tài chính... là dễ thấy ứng dụng thực tế nhất. Khi thấy có một hiện tượng nào đó nổi bật xuất hiện, ví dụ như đợt Milo và Ovaltine đấu nhau thì bạn quan sát coi người ta đang dùng lý thuyết gì trong marketing, vì sao họ làm như vậy, họ làm vậy để làm gì. Hoặc anh em tech khi thấy các bài chia sẻ về một hạ tầng kĩ thuật của công ty nào đó thì nhớ đọc để xem những cái mình đã học thì ra đời người ta có làm như vậy không, người ta làm khác đi như thế nào... Đây là cách mình thấy hiệu quả nhất để "thấm" những cái được học, và cũng là kinh nghiệm cho bạn sau này đi làm.


Mình thấy sinh viên chúng ta đa phần có tâm lý ngại, không dám phát biểu, không dám hỏi, kể cả sinh viên quốc tế RMIT hay đại học Việt Nam gì thì cũng y chang như nhau. Các bạn không hiểu thì có quyền hỏi, và thầy cô rất sẵn lòng giải thích cho bạn vì đây là cách họ có thể giúp bạn, và cũng là cách họ có thể chia sẻ kiến thức của mình với sinh viên. Và nếu bạn không hỏi thì chỉ có bạn bị thiệt vì không hiểu bài, không hiểu kiến thức thôi. Vì sao bạn lại sợ mấy thằng học chung khác đánh giá mình ngu nên mới hỏi? Bạn học cho bản thân mình, có phải học cho chúng nó đâu, cứ lo cho thân mình trước cái đã. Và tin mình đi, khi giảng viên hỏi "Còn câu hỏi nào không" mà không có ai giơ tay lên thì họ cũng buồn đấy, mặc dù biết chắc là vấn đề vừa nói vẫn còn rất nhiều thứ có thể thắc mắc. Nếu cảm thấy ngại khi hỏi chung, bạn có thể canh lúc tan lớp thì chạy lại hỏi thầy cô, hoặc gặp thầy cô ở phòng làm việc của họ để hỏi. Nhất định không được về nhà mà vẫn còn câu hỏi trong đầu.

Đặc biệt nếu bạn đang đi học ở các trường đóng nhiều tiền thì nhớ hỏi nhiều vào cho đáng tiền nhé 😁

Bạn làm việc gì cũng được, vì làm gì thì bạn cũng sẽ học được nhiều bài học kinh nghiệm cũng như cách mà doanh nghiệp vận hành. Đằng nào sau này bạn chẳng phải đi làm, chẳng phải đi vào công ty này công ty kia, nên việc biết được càng nhiều sẽ càng tốt. Kể cả khi bạn đi làm phục vụ quán nước thì cũng chả có gì phải xấu hổ. Đây là những lợi ích mà mình học được từ việc đi làm từ sớm trước cả khi đi học:

  1. Biết cách một công ty vận hành như thế nào, các phòng ban ra sao, họ nói chuyện với nhau như thế nào
  2. Do mình cũng làm về mặt tech nên bổ sung thêm kiến thức cho việc học của mình, học xong lại đi áp dụng cho cái mình đang làm
  3. Mình biết cách xin lỗi khi làm sai, biết cách học hỏi kinh nghiệm
  4. Mình có tiền trang trải cuộc sống!!!
Nhớ đi làm song song đi học nhé anh em.

Đại học là quãng thời gian rất quan trọng, giúp chuẩn bị hành trang và kỹ năng cho bạn trong cuộc chiến nghề nghiệp ở tương lai. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích từ các cựu sinh viên, những người đi trước giúp bạn trải qua 4 năm học trọn vẹn, không phải nợ môn.

ĐỌC BÀI TRƯỚC KHI LÊN GIẢNG ĐƯỜNG

Đọc bài trước khi lên lớp tức là bạn đọc trước trong giáo trình những nội dung hôm nay sẽ học. So với việc bước vào lớp mới nghe mọi thứ từ đầu, việc đọc trước sẽ trang bị cho bạn "nền tảng" hay còn gọi là "móng nhà" trước.  Đến khi giảng viên giảng bài sẽ giúp bạn xây dựng lên một căn nhà hoàn cảnh, tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với việc phải xây từ đầu. Việc đọc trước bài cũng giúp bạn vạch sẵn một số câu hỏi thắc mắc trong đầu, đến khi lên lớp bạn bạn có thể hỏi trực tiếp giáo viên khi chưa hiểu. 

PHẢI BIẾT CÁCH QUẢN LÝ THỜI GIAN

Hãy biết sắp xếp thời giản ăn chơi - học tập -  ngoại khóa phù hợp. Đừng để bản thân bị cuốn vào vòng xoáy ăn rồi chơi, ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn... Như thế sẽ dễ tạo lập thành thói quen, chỉ khiến bạn chây lười hơn mà thôi. Đến lúc việc học nặng hơn nhưng thói quen lười nhác, ngủ suốt ngày suốt tháng đã ăn sâu vào máu và bạn không đủ sức để theo kịp rồi lại trượt dài trên con đường học lại, thi lại. 

VỀ THÓI QUEN GHI CHÉP

Khi lên ĐH, thói quen ghi chép cũng hết sức cần thiết. Sinh viên cần ghi những điều quan trọng, kể cả ví dụ mà thầy cô đưa ra khi giảng bài, có thể là gạch ý để nhớ, ghi theo sơ đồ, phác họa qua hình ảnh hay bất kỳ cách nào đó nhanh nhất có thể. Thời gian còn lại để lắng nghe bài giảng và hiểu vấn đề ngay trên lớp. 

ĐỪNG ĐỂ NƯỚC ĐẾN CHÂN MỚI NHẢY

Ở bậc ĐH thường các trường chỉ kiểm tra, thi vào giữa và cuối kỳ nên đa phần sinh viên thường chủ quan và có thói quen kiểu "A, nước đến chân rồi nhảy thôi". Tuy nhiên, các bạn không nên áp dụng cách học này bởi kiến thức cần được tích lũy dần dà để thấm vào mình. Do vậy, các sinh viên cần phân bổ thời gian học tập đều mỗi ngày thì mới thực sự lĩnh hội được kiến thức. 

Ngoài ra khi gần đến kỳ thi, lượng bài cần học rất nhiều với mỗi môn khác nhau nên nếu lúc này mới học thì sẽ khiến bạn dễ nản chí và "tẩu hỏa nhập ma". 

KHÔNG ĐƯỢC NGẠI, KHÔNG BIẾT PHẢI HỎI

Nhiều bạn khi lên ĐH rồi vẫn còn tính cách rụt rè, tâm lý e ngại, không dám phát biểu, không dám hỏi... Các bạn nên nhớ mình không hiểu thì hoàn toàn có quyền hỏi và thầy cô rất sẵn lòng giải thích cho bạn. Đừng sợ mấy thằng học chung khác đánh giá mình ngu nên mới hỏi? Bạn phải biết là học cho bản thân mình chứ không phải cho người khác. 

ĐI HỌC ĐẦY ĐỦ

Đừng hơi tí là bùng học, trốn tiết nhé các sinh viên. Bạn có thể bị điểm danh và vắng mặt bất cứ lúc nào. Không chỉ vậy, việc bùng học còn khiến bạn mất đi lượng kiến thức cần thiết nữa đấy. Khi đã nghỉ học 1 lần, 2 lần nó sẽ trở thành thói quen và bạn còn chẳng e ngại cho những lần tiếp theo. 

TẬP THÓI QUEN TỰ HỌC

ĐH không giống như cấp 3. Môi trường này chủ yếu cần ý thức từ chính bạn, không có giảng viên nào nhắc nhở một mình bạn phải làm bài rồi lên bảng kiểm tra hàng ngày đâu. Vì thế, nếu không tập cho mình thói quen tự học và tự nghiên cứu, thì bạn sẽ mãi không theo kịp người khác. Chú ý làm đầy đủ bài tập về nhà, không hiểu thì phải hỏi cho bằng hiểu thì thôi. Đừng để đến khi kiểm tra vào đúng phần mình không hiểu rồi lại bị điểm thấp, tương lai học lại, thi lại vẫy gọi nhé. 

CHỦ ĐỘNG, TÍCH CỰC KHI LÀM BÀI NHÓM

Một trong những hoạt động không thể thiếu khi lên ĐH chính là làm bài tập nhóm, thuyết trình. Rất nhiều bạn sợ những bài tập này nhưng bạn nên biết rằng đó là cơ hội để bạn "ẵm" điểm cao, để rèn luyện và thể hiện bản thân. 

Khi thực hiện làm bài tập nhóm, đừng để mình bị lu mờ, hãy chọn một trong 3 vị trí sau, sẽ cực kỳ có lợi: 

  • Nhóm trưởng: Cái này tuy khó và mệt nhưng sẽ luyện cho bạn cả một kho kỹ năng. Tất nhiên, nhóm trưởng bao giờ cũng được điểm số tốt rồi. 
  • Thuyết trình: Đây là cơ hội tuyệt vời để bạn để lại dấu ấn với thầy cô, bạn bè trong lớp. Hãy tự tin lên, đừng ngại và nhận việc thuyết trình.
  • Thư ký: Công việc này cũng tương đối vất vả, phải tổng hợp lại tài liệu từ mọi người, biên soạn, chỉnh sửa rồi thiết kế slide... Thế nhưng vị trí này sẽ giúp bạn rèn luyện tư duy tổng hợp, khả năng thiết kế, viết lách nữa đấy. 

Suzy

Video liên quan

Chủ Đề