Kinh tế học tài chính nếu là gì

Ngày nay, kinh tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia. Chính vì vậy, khối ngành kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của các bạn học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, sự hấp dẫn của khối ngành kinh tế và việc phù hợp để học khối ngành này lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Vậy ngành kinh tế là gì? Có nên học khối ngành kinh tế? Nếu vẫn còn nhiều thắc mắc thì hôm nay JobsGO sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời nhé.

Định nghĩa về ngành kinh tế?

Định nghĩa về ngành kinh tế?

Ngành kinh tế có thể hiểu đơn giản như sau: Đây là ngành khoa học xã hội, chuyên nghiên cứu về các hoạt động sản xuất, phân phối, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ dưới góc nhìn toàn cảnh. Ngành kinh tế hướng người học tới việc phân tích và đánh giá được sự ảnh hưởng cũng như mối tương quan của các hoạt động kinh doanh đối với nền kinh tế của xã hội. Có thể nói kinh tế là ngành học vô cùng rộng với nhiều chuyên ngành nhỏ kèm theo. Dựa vào tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam, kinh tế càng phát triển, khối lượng việc làm liên quan càng tăng thêm.

Tại sao nhiều người lựa chọn học ngành kinh tế?

Nhiều cơ hội việc làm

Lý do đầu tiên cho sức hấp dẫn của khối ngành kinh tế là bởi nó ẩn chứa rất nhiều cơ hội. Những người theo học khối ngành này luôn sẵn sàng và có thể đáp ứng được rất nhiều vị trí công việc trong các lĩnh vực khác nhau như: Marketing, kế toán, quản trị, hành chính Không những thế, qua mỗi môn học kinh tế tại trường, các sinh viên cũng có cơ hội kiểm soát bản thân, định hướng công việc, cuộc sống tốt hơn.

Đam mê kinh doanh

Rất nhiều người theo học lĩnh vực kinh tế, kinh doanh đơn giản bởi vì họ muốn kiếm thật nhiều tiền. Điều đó chẳng có gì sai, quan trọng là cách khai thác và sử dụng đồng tiền của họ có hợp lý và hiệu quả không mà thôi. Nếu là sinh viên kinh tế, ngoài lựa chọn ra trường và kiếm tiền ngay lập tức, bạn cũng có thể từ từ thực hiện ước mơ của mình thông qua những lựa chọn khác như: học thạc sĩ, tiến sĩ

Nâng cao khả năng hội nhập

Kinh tế có vai trò then chốt trong việc định hướng sự phát triển của xã hội. Do đó, học về kinh tế đảm bảo khả năng hội nhập của sinh viên. Sau khi tốt nghiệp các trường kinh tế, bạn có thể ứng tuyển làm việc ở các công ty với đa quốc gia, đa văn hóa, từ đó tăng cường hiểu biết không chỉ về nền kinh tế Việt Nam mà còn về nền kinh tế các nước khác.

Xem thêm: Ngành quản lý kinh tế là gì? Khám phá cơ hội việc làm hấp dẫn

Tại sao nhiều người lựa chọn học ngành kinh tế?

Ngành kinh tế gồm những nhóm ngành nào?

Ngành kinh tế gồm những nhóm ngành nào? Học kinh tế ngành nào tốt nhất? Dưới đây là một số gợi ý của JobsGO về những nhóm ngành nhỏ hơn thuộc ngành kinh tế.

Nhóm ngành kinh tế quản trị

Trong khối ngành kinh tế, quản trị là một ngành học quan trọng. Nhóm ngành quản trị trong kinh tế bao gồm một số lĩnh vực cụ thể: Quản trị kinh doanh, quản trị lữ hành, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, Sinh viên khi theo học các nhóm ngành này sẽ được cung cấp nhiều kiến thức để giúp các sinh viên có thể trở thành một người quản trị tốt.

Một số nghề nghiệp liên quan đến ngành kinh tế quản trị: Quản trị Marketing, quản trị nhân sự, quản trị sản xuất, quản trị tài chính, cố vấn kinh tế tài chính,

Nhóm ngành kinh tế tài chính

Nhóm ngành tài chính trong khối ngành kinh tế bao gồm các lĩnh vực cụ thể như: Tài chính doanh nghiệp, quản trị tài chính, tài chính quốc tế, hoạch định ngân sách vốn đầu tư, hệ thống thông tin tài chính, thị trường chứng khoán, nghiệp vụ ngân hàng bảo hiểm Đây là chuyên ngành được rất nhiều sinh viên quan tâm và lựa chọn.

Một số nghề nghiệp liên quan đến ngành kinh tế tài chính: tư vấn tài chính, nhân viên bảo hiểm, nhân viên ngân hàng, chuyên viên phân tích tài chính,

Ngành kinh tế gồm những nhóm ngành nào?

Nhóm ngành kế toán, kiểm toán

Kế toán, kiểm toán cũng là một ngành quan trọng trong khối ngành kinh tế. Về cơ bản, hai ngành kế toán và kiểm toán đều có những chức năng tương tự nhau. Các bạn sinh viên học kế toán có thể làm công việc của sinh viên ngành kiểm toán và ngược lại.

Một số nghề nghiệp liên quan đến ngành kinh tế kế toán, kiểm toán: kế toán, nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, phân tích chứng khoán, thống kê dữ liệu, dự báo kinh tế,

Nhóm ngành về lĩnh vực công

Với những kiến thức và kỹ năng linh hoạt trong lĩnh vực kinh tế, bạn có thể làm những công việc liên quan đến thuế, thương mại, giao thông, môi trường, thuộc lĩnh vực công. Đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế toàn cầu bị suy thoái thì nhu cầu tìm kiếm nhân lực cho các lĩnh vực này ngày càng cao.

Ngành kinh tế lương có cao không?

Thu nhập của những người làm trong ngành kinh tế phụ thuộc vào từng ngành nghề mà và cấp bậc. Một sinh viên mới ra trường có thể đạt được mức lương khởi điểm từ 5-8 triệu đồng/tháng. Càng nhiều kinh nghiệm và tích lũy được nhiều năng lực thì mức lương của bạn sẽ càng tăng cao. Với những chức vụ cao trong doanh nghiệp, mức lương thậm chí lên tới vài trăm triệu đồng/tháng.

Xem thêm: Ngành luật kinh tế và cơ hội việc làm hấp dẫn cho các bạn trẻ

Ngành kinh tế lương có cao không?

Học ngành kinh tế ở đâu tốt nhất?

Hiện tại gần như tất cả các trường đại học đều sẽ có khối ngành kinh tế, tuy nhiên một số trường dưới đây chính là những trường đào tạo hàng đầu về khối ngành này.

Đại học Ngoại Thương [FTU]

Địa chỉ: 91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trường Đại học Ngoại thương là một trường đại học kinh tế chuyên đào tạo về kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đại học Ngoại thương là trường đại học có chất lượng giảng dạy tốt nhất Việt Nam và điểm đầu vào luôn ở top đầu của các trường đại học. Đây là ngôi trường danh tiếng bậc nhất Việt Nam, là niềm mơ ước của biết bao bạn trẻ. Chính vì thế, để trở thành sinh viên trường đại học Ngoại Thương đòi hỏi bạn phải có học lực giỏi, xuất sắc. Hiện trường có 3 cơ sở: Hà Nội, TPHCM và Quảng Ninh.

Đại học Kinh Tế Quốc Dân [NEU]

Địa chỉ: 207 Giải Phóng, Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đại học Kinh Tế Quốc Dân là một trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, đứng đầu khối ngành các trường đại học kinh tế ở miền Bắc Việt Nam. Mục tiêu phấn đấu của trường đến năm 2020 là trở thành một trường đại học hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị tiên tiến. Để đảm bảo chất lượng giảng dạy và học tập đạt tiêu chuẩn quốc tế, trường đang tập trung nâng cấp hệ thống phòng học, mua các thiết bị hiện đại. Bên cạnh đó trường còn phát triển việc soạn thảo và xuất bản giáo trình các tài liệu tham khảo kinh tế.

Đại học Kinh Tế Quốc Dân [NEU]

Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM [UEF]

Địa chỉ: 141 Điện Biên Phủ, Phường 15, Quận Bình Thạnh, tp.HCM

Đại học Kinh tế Tài chính thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học tư thục đào tạo theo chuẩn quốc tế tại. Đây là một trường dân lập chuyên đào tạo về kinh tế. Học phí của trường tuy xấp xỉ 80tr/ năm nhưng đồng thời cũng sở hữu đa dạng các chính sách học bổng. Trường hiện xét tuyển theo hai phương thức: xét tuyển đại học và học bạ.

Đại học Kinh tế TPHCM [UEH]

Địa chỉ: 59C Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, tp.HCM

Đại học Kinh Tế TP.HCM là ngôi trường có tuổi đời lâu nhất cũng như quy mô lớn nhất trong các trường được kể đến. Chương trình học của trường không phân chuyên ngành trước sau. Sau 3 học kỳ đầu học đại cương, trường sẽ dựa vào kết quả học tập để xét tuyển để vào chuyên ngành [ngoại trừ lớp chất lượng cao]. Điểm chuẩn đầu vào của trường tương đối cao. Không chỉ vậy, các hoạt động đoàn hội, ngoại khóa cũng diễn ra thường xuyên, sôi nổi.

Xem thêm: Tuyển sinh đại học 2021: Nên học ngành nào ở Kinh tế Quốc dân?

Đại học Kinh tế TPHCM [UEH]

Đối với những bạn có mong muốn làm việc trong các tập đoàn đa quốc gia, đa văn hóa thì việc học khối ngành kinh tế là một lựa chọn lý tưởng. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các bạn vẫn phải trau dồi thêm các kĩ năng khác như: kĩ năng ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, Lựa chọn ngành học nào là quyết định của bạn, hãy suy nghĩ thật kỹ. Khi bạn có đủ sự chuyên tâm, không ngừng cố gắng tích lũy kinh nghiệm thì dù có lựa chọn theo học khối ngành kinh tế hay không thì cơ hội làm việc vẫn sẽ luôn rộng mở.

Bài viết trên đây là chia sẻ của JobsGO về ngành Kinh tế. Mong rằng kiến thức này sẽ giúp ích đối với lựa chọn ngành nghề của bạn.

Video liên quan

Chủ Đề