Kwh là đơn vị của gì

KWh là gì?

KWh là đơn vị quan trọng được sử dụng hàng ngày để tính toán lượng điện năng tiêu thụ. Để tìm hiểu chi tiết hơn về đại lượng này, mời bạn theo dõi phần thông tin chi tiết trong phần nội dung này!

KWh là đơn vị của?

KWh là viết tắt của Kilowatt-giờ hay Kilowatt hour dùng để đo lượng điện năng sử dụng trong 1 khoảng thời gian xác định nào đó, không nhất định là số kW sử dụng trong mỗi giờ. Đại lượng này được dùng để đo lượng mức năng lượng cần để cung cấp cho quá trình hoạt động của 1 thiết bị.

KWh là đơn vị của?

KWh là đơn vị của Công. Công là công suất mà thiết bị sử dụng tại một thời điểm nhất định được đo bằng kilowatt [kW].

Ví dụ: Kilowatt-giờ được biểu thị bằng chữ thường ‘k’, chữ hoa ‘W’ và chữ thường ‘h’ là một thước đo năng lượng, là một đơn vị 1kW tiêu thụ trong một giờ. Lượng năng lượng mà một thiết bị sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định được đo bằng kilowatt-giờ [kWh]. Ví dụ: nếu bạn sử dụng bóng đèn 100W trong 6 giờ mỗi ngày, điều đó có nghĩa là nó tiêu thụ [6 * 100 = 600W] / 1000 = 0,6kWh. Do đó, nó tiêu thụ 0,6kW mỗi giờ.

Cách tính KWh?

Ví dụ: Trong tháng 7, 1 gia đình sử dụng 120 kWh = 120 số điện; giá điện với hộ gia đình ở mức 1.864 đồng/kWh. Vậy gia đình cần chi trả 1.864 x120 = 233.680đ cho tiền điện tháng 7

Từ đó, dựa vào số điện tiêu thụ và số tiền cần thanh toán bạn có thể tính được giá của mỗi số điện. VD: Tổng hóa đơn tiền điện là 250.000đ, sử dụng 100 số điện. Thì giá 1 kWh là: 250.000/100 = 2.500đ/số.

Kilôwatt giờ, hay Kilowatt giờ [kWh], là đơn vị của năng lượng bằng 1000 watt giờ hay 3,6 megajoule.

Tại sao phải hiểu kWh là gì?

Cuối tháng khi phải thanh toán hoá đơn tiền điện, hầu hết mọi người sẽ chỉ nhìn vào phần chi phí phải trả để biết rằng bạn mất bao nhiêu tiền tháng vừa rồi. Nhưng có lẽ từ tháng sau bạn nên để ý thêm số ghi điện trên hoá đơn có khớp với số đo trên công tơ điện gia đình hay chưa.

Hiểu được chỉ số kWh là gì, bạn có thể hiểu thêm các thông tin khác như

  • Hoá đơn của bạn được công ty điện lực tính như thế nào
  • Vì sao có thiết bị “nặng” điện hơn các đồ dùng khác
  • Vì sao để thiết bị ở chế độ chờ sẽ tốn hơn việc tắn hẳn thiết bị điện

Sau đó, bạn có thể sử dụng các thông tin trên để theo dõi mức tiêu thụ điện, cắt giảm hoá đơn tiền điện. Và đưa ra quyết định xem liệu bạn có nên chuyển sang các nguồn điện khác như điện năng lượng mặt trời hay không? Hay bỏ tiền đầu tư một hệ thống điện năng lượng mặt trời có thật sự sáng suốt? \>>Xem thêm hướng dẫn đầu tư điện mặt trời bán cho EVN

Chủ Đề