Lãi suất vay ngân hàng sacombank 2017 mới nhất năm 2022

09:17' - 13/03/2022

BNEWS Ngân hàng tuần qua nổi bật với đề xuất kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, lợi nhuận nhiều ngân hàng dự báo tăng cao, lịch đại hội cổ đông thường niên các ngân hàng năm 2022...

Đề xuất hạn áp dụng Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu đến năm 2025Ngân hàng Nhà nước đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. 

Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đề xuất kéo dài thời hạn của Nghị quyết 42 đến ngày 15/8/2025 thay vì hạn cuối là 15/8/2022. Đồng thời, dự thảo cũng đề xuất Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất xây dựng luật về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết 42.Trải qua gần 5 năm đi vào thực tiễn, xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết số 42 đã đạt kết quả tích cực. Trong đó, xử lý nợ xấu bằng hình thức khách hàng tự nguyện trả nợ tăng mạnh, phản ánh ý thức trả nợ của khách hàng đã cải thiện. Khách hàng chủ động và hợp tác hơn trong việc trả nợ tổ chức tín dụng, hạn chế tình trạng chủ tài sản cố ý chây ỳ, chống đối nhằm kéo dài thời gian xử lý. Các biện pháp, chính sách tại Nghị quyết số 42 đã góp phần tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sự phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, các cơ quan hữu quan với tổ chức tín dụng trong công tác xử lý nợ xấu, góp phần thúc đẩy việc xử lý nợ xấu được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả.

SHB nới room ngoại lên 30%

Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam [VSD] vừa thông báo điều chỉnh tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài tối đa của mã chứng khoán SHB từ 10% lên 30%. Thời gian điều chỉnh là ngày 4/3.

Trước đó, vào tháng 8, SHB đã tạm khóa tỷ lệ sở hữu nước ngoài ở mức 10% nhằm thực hiện phương án chào bán, phát hành chứng khoán đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021 thông qua.Trong đợt phát hành gần nhất, SHB đã chào bán thành công hơn 539 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, qua đó nâng vốn điều lệ lên mức hơn 26.674 tỷ đồng. Trước đó, ngân hàng cũng đã hoàn tất phát hành hơn 202 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2020 theo tỷ lệ 10,5%.

MB được dự báo lợi nhuận chạm mốc 1 tỷ USD trong năm 2022

Trong báo cáo phân tích mới đây, Bộ phận phân tích Chứng khoán SSI [SSI Research] cho rằng Ngân hàng TMCP Quân Đội [MB] sẽ duy trì đà tăng trưởng mạnh trong năm 2022.

Theo đó, SSI Research ước tính lợi nhuận trước thuế của MB sẽ tăng 35%, đạt 22.300 tỷ đồng. Đồng thời, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn [CASA] trung bình cả năm sẽ ở quanh mức 42-44%; Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu [ROE] có thể đạt 26,3% - mức cao thứ 2 toàn hệ thống và cao nhất trong số các ngân hàng có quy mô tương đương.Theo cập nhật của SSI Research, MB duy trì đà tăng trưởng tốt 2 tháng đầu năm nay với tín dụng tăng 6% và lợi nhuận ngân hàng mẹ đạt 3.500 tỷ đồng. 

Lợi nhuận hợp nhất năm 2022 của VPBank có thể đạt 19.826 tỷ đồng

Báo cáo mới nhất của Công ty Chứng khoán Rồng Việt [VDSC] ước tính lợi nhuận hợp nhất năm 2022 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng [VPBank] có thể đạt 19.826 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ là 19.013 tỷ đồng [giảm 50% hay tăng 36% nếu xét trên lợi nhuận cốt lõi] và của FE Credit là 2.167 tỷ đồng, tăng 255% so với cùng kỳ.

Nếu tính riêng quý I/2022, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng có thể tăng trưởng khoảng 15-20% so với cùng kỳ. Sang quý II/2022, ngân hàng có thể ghi nhận tăng trưởng âm trên nền cao cùng kỳ [nhờ thu nhập từ kinh doanh chứng khoán]. Điểm rơi tăng trưởng lợi nhuận có thể đến trong nửa cuối năm 2022.

Nhiều ngân hàng chốt lịch đại hội đồng cổ đông thường niên

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam [VietinBank, mã chứng khoán: CTG] cho biết sẽ tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên dự kiến vào thứ Sáu, ngày 29/4/2022. Ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022 là ngày 30/3.

Trước đó, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam [Vietcombank, mã chứng khoán: VCB] đã công bố rời lịch tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên đến ngày 29/4 thay vì ngày 8/4 theo dự kiến ban đầu vì lí do dịch bệnh. Ngày đăng ký cuối cùng vì thế cũng rời xuống ngày 28/3 thay vì ngày 4/3 như ban đầu.Cùng vào ngày 29/4, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam [BIDV, mã chứng khoán: BID] cũng sẽ tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên. Ngày đăng ký cuối cùng để tham dự đại hội là ngày 22/3 và ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 21/3.Ngay đầu tháng 4, Ngân hàng TMCP Á Châu [ACB, mã chứng khoán: ACB] cùng dự kiến tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 7/4. Ngày chốt danh sách cổ đông tham dự là ngày 4/3.Tiếp sau đó là đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội [SHB, mã chứng khoán: SHB] dự kiến tổ chức vào 13h30 ngày 20/4 tại Hà Nội. Ngày đăng ký cuối cùng để lập danh sách cổ đông tham dự là ngày 15/3 và ngày giao dịch không hưởng quyền tương ứng là ngày 14/3.Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh [HDBank, mã chứng khoán: HDB] dự kiến tổ chức đại hội cổ đông vào ngày 22/4. Đáng chú ý, ngân hàng này dự kiến tổ chức đại hội theo hình thức trực tuyến và áp dụng phiếu biểu quyết điện tử. Điểm cầu chính được tổ chức tại Nhà hát Tp. Hồ Chí Minh.Ngân hàng TMCP Phương Đông [OCB, mã chứng khoán: OCB] chốt tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm nay vào ngày 23/4. Thời gian chốt danh sách cổ đông tham dự đại hội là ngày 24/3, ngày không hưởng quyền tương ứng là ngày 23/3.Ngày 25/4 dự kiến là lịch đại hội cổ đông của Ngân hàng TMCP Quân đội [MB, mã chứng khoán: MBB] tại Hà Nội. Ngày chốt danh sách tham dự đại hội là 25/3.

Đáng chú ý, vào ngày 16/3 tới đây, dự kiến sẽ diễn ra đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam [VIB, mã chứng khoán: VIB]. Đây là đại hội sớm nhất trong ngành ngân hàng năm nay và cũng là đại hội duy nhất tính đến thời điểm này đã công bố tài liệu họp đến với cổ đông./.

>>>Ngân hàng rầm rộ “bắt tay” với công ty chứng khoán

 

[HNM] - Năm 2021 lãi suất được duy trì khá ổn định. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, những lo ngại về khả năng tăng lãi suất từ các ngân hàng có thể gây áp lực cho doanh nghiệp. Vậy diễn biến lãi suất 2022 được dự báo như thế nào?

Người dân tới giao dịch tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh vượng. Ảnh: Nhật Nam

Những ngày cuối năm 2021, đầu năm 2022, thanh khoản trên thị trường ngân hàng có dấu hiệu “nóng”, Ngân hàng Nhà nước có thời điểm “bơm” ròng 10.540 tỷ đồng trên thị trường mở. Tín dụng cũng được đẩy mạnh với ước tính có khoảng 202.000 tỷ đồng chảy vào nền kinh tế. Đối với thị trường liên ngân hàng, lãi suất biến động trái chiều khi tăng mạnh ở kỳ hạn ngắn và giảm ở kỳ hạn trên 2 tuần. Những diễn biến này khiến nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bởi, trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi sau đại dịch, doanh nghiệp cũng kỳ vọng giảm lãi suất.

Do nhu cầu vốn tăng cao thời điểm giáp Tết Nguyên đán, nhiều ngân hàng đã tăng lãi suất huy động để có thêm nguồn vốn. Tại biểu lãi suất mới nhất ngay trong tháng 1-2022, lãi suất nhiều kỳ hạn tăng nhẹ 0,1-0,3%/năm so với tháng 12-2021.

Theo đó, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín [Sacombank], Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh vượng [VPBank], Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội [SHB], với hình thức gửi tại quầy, lãi suất cao nhất là 6,3%/năm cho kỳ hạn 36 tháng, tăng 0,2%/năm so với trước đó. Tương tự, lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 5,5%/năm lên 5,8%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng từ 4,3%/năm lên 4,6%/năm. Các ngân hàng cũng tăng lãi suất đối với hình thức gửi tiết kiệm online.

Mặc dù lãi suất có chiều hướng tăng nhưng không đáng ngại. Theo các chuyên gia, đây là điều dễ hiểu khi thanh khoản hệ thống có phần căng thẳng hơn so với giai đoạn trước do yếu tố mùa vụ. Đây cũng là giai đoạn nhiều doanh nghiệp cũng cần vốn tín dụng để sản xuất kinh doanh. Nhiều khả năng các ngân hàng thương mại sẽ tăng nhẹ lãi suất huy động thêm 0,25-0,5 điểm % nhằm hút nguồn vốn.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực cho rằng: Động thái này hoàn toàn phù hợp với quy luật cung cầu của thị trường, không có gì là đột biến và đáng quan ngại cả. Dự báo có thể lãi suất tiền gửi còn có thể tăng nhẹ một chút để giúp các tổ chức tín dụng tiếp tục thu hút dòng tiền gửi trong bối cảnh đang có nhiều kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Dự báo xét trong ngắn hạn lãi suất cho vay cũng có thể có áp lực tăng nhưng về lâu dài vẫn trong xu hướng ổn định. Nếu nỗ lực, lãi suất cho vay vẫn có thể giảm thêm, đặc biệt là đối với những lĩnh vực ưu tiên.

Tuy nhiên, dự báo, lãi suất sẽ giữ ở mức phù hợp để hỗ trợ phục hồi kinh tế, chống chịu trước những rủi ro tiềm ẩn từ dịch Covid-19, nhưng dư địa giảm thêm sẽ không nhiều. Theo Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC], mặt bằng lãi suất năm 2022 sẽ khó giảm thêm so với cuối năm 2021, lãi suất thậm chí có thể tăng nhẹ trở lại [quanh mức 0,25-0,5%/năm] vào nửa cuối của năm 2022.

Đại diện Công ty chứng khoán Vietcombank [VCBS] lại cho rằng, năm 2022 lãi suất huy động có thể đi ngang, mức tăng nhẹ nếu có chỉ ở cục bộ. VCBS nhận định, quá trình trung hòa chính sách tiền tệ nới lỏng của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới sẽ diễn ra với tốc độ chậm rãi, thời điểm Cục Dự trữ liên bang Mỹ [FED] bắt đầu tăng lãi suất có thể xuất hiện vào cuối năm 2022.

Nhiều ý kiến khác cũng cho rằng, không còn dư địa giảm mạnh lãi suất huy động, lãi suất huy động có thể tăng. Trong năm qua, mặt bằng lãi suất huy động giảm trong 9 tháng đầu năm có xu hướng tạo đáy và duy trì ở mức thấp cho đến hết năm 2021 trong bối cảnh ngân hàng dồi dào thanh khoản.

Năm 2022, mục tiêu tăng trưởng tín dụng được đặt ra là 14%, tương đương với mức mục tiêu mà Ngân hàng Nhà nước đặt ra trước khi xảy ra đại dịch Covid-19, cho thấy kỳ vọng về sự phục hồi tín dụng cũng như tín hiệu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo đuổi chính sách tiền tệ nới lỏng. Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết sẽ tiếp tục khuyến nghị các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí từ nhiều nguồn khác nhau để tiếp tục giảm thêm lãi suất cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng là “phấn đấu” chứ không phải bắt buộc.

Video liên quan

Chủ Đề