Lấy oán báo ơn là gì

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Việt-Trung, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ lấy oán báo ơn trong tiếng Trung và cách phát âm lấy oán báo ơn tiếng Trung. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ lấy oán báo ơn tiếng Trung nghĩa là gì.

lấy oán báo ơn
[phát âm có thể chưa chuẩn]

恩将仇报 《用仇恨报答恩惠。》
[phát âm có thể chưa chuẩn]


恩将仇报 《用仇恨报答恩惠。》
Nếu muốn tra hình ảnh của từ lấy oán báo ơn hãy xem ở đây
  • sụn nhẫn tiếng Trung là gì?
  • miệng cọp gan thỏ tiếng Trung là gì?
  • ám tinh vân tiếng Trung là gì?
  • tình bạn thân thiết tiếng Trung là gì?
  • xà lan chở dầu tiếng Trung là gì?
恩将仇报 《用仇恨报答恩惠。》

Đây là cách dùng lấy oán báo ơn tiếng Trung. Đây là một thuật ngữ Tiếng Trung chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

Cùng học tiếng Trung

Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ lấy oán báo ơn tiếng Trung là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

Tiếng Trung hay còn gọi là tiếng Hoa là một trong những loại ngôn ngữ được xếp vào hàng ngôn ngữ khó nhất thế giới, do chữ viết của loại ngôn ngữ này là chữ tượng hình, mang những cấu trúc riêng biệt và ý nghĩa riêng của từng chữ Hán. Trong quá trình học tiếng Trung, kỹ năng khó nhất phải kể đến là Viết và nhớ chữ Hán. Cùng với sự phát triển của xã hội, công nghệ kỹ thuật ngày càng phát triển, Tiếng Trung ngày càng được nhiều người sử dụng, vì vậy, những phần mềm liên quan đến nó cũng đồng loạt ra đời.

Chúng ta có thể tra từ điển tiếng trung miễn phí mà hiệu quả trên trang Từ Điển Số.Com Đặc biệt là website này đều thiết kế tính năng giúp tra từ rất tốt, giúp chúng ta tra các từ biết đọc mà không biết nghĩa, hoặc biết nghĩa tiếng Việt mà không biết từ đó chữ hán viết như nào, đọc ra sao, thậm chí có thể tra những chữ chúng ta không biết đọc, không biết viết và không biết cả nghĩa, chỉ cần có chữ dùng điện thoại quét, phền mềm sẽ tra từ cho bạn.

Nghĩa Tiếng Trung: 恩将仇报 《用仇恨报答恩惠。》

PGO -

Lịch sử gần 5000 năm Văn hiến của dân tộc Việt Nam[2879TCN-2019]- Và Văn hoá Việt Nam trái ngược hoàn toàn với nhiều quan niệm của người Trung Hoa.

Phải chăng, với truyền thống ”Thương người như thể thương thân” của người Việt mà 2000 năm trước đây, khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã có một “mảnh đất” rất tốt lành để gieo ”hạt giống” tốt lành? Nên giữa Văn hóa truyền thống Việt Nam và giáo lý Phật giáo đã hòa quyện với nhau làm một[?]

Xin đơn cử 6 điều dưới đây:

1.Ân-oán:
Nếu người Trung Quốc cho rằng ”Ân đền -oán trả” ; ”Quân tử 10 năm trả thù chưa muộn”. Còn người Việt Nam thì thấm đẫm “Phải biết ơn” và nêu ra định luật: ”Lấy oán báo oán thì oán chồng chất, lấy ân báo oán thì oán tiêu tan”.

2.Bình đẳng giới: Nếu Trung Quốc cho rằng ”Nhất nam hữu, thập nữ viết vô” [Sinh một đứa con trai ghi vào gia phả là có. Sinh 10 đứa con gái không được ghi vào gia phả”.[!]

Thì người Việt lại là:”Ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”[!?]

3.Kết cấu làng xã: Nếu kết cấu cộng đồng dân cư của Trung Quốc được kết cấu thành bang, hội và trại…Có thành cao, hào sâu để chống sự tấn công và xâm nhập của cộng đồng khác. Thì kết cấu của cộng đồng của Việt Nam là Làng-Xã. Có cây đa, có bến nước, có sân đình, và có một thiết chế rất mở- Như chùa chiền Phật giáo khi vào Việt Nam: ”Cửa chùa luôn luôn rộng mở”!

“Làng là cái Nước nhỏ,Nước là cái Làng to”[!]

4.Vua-Tôi: Nếu Trung Quốc quy định “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” [vua bảo bầy tôi chết, thì bầy tôi phải chết, nếu bầy tôi không chịu chết thì phạm tội bất trung, khi quân[Tội xử trảm-chém đầu]!

Thì Việt Nam: ”Nếu Bệ hạ muốn hoà [hàng]-Xin hãy chém đầu tôi đi đã”[!]

5.Cha-Con: Nếu Trung Quốc quy định:”Phu xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” [Cha bảo con chết thì con phải chết, nếu con không chịu chết là đứa con bất hiếu”!

Thì Việt Nam: ”Con hơn cha là nhà có phúc”[!]

6.Vợ-Chồng:
Nếu Trung Quốc quy định “Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” đối với người phụ nữ. [Nghĩa là khi lấy chồng thì phải theo chồng, chồng chết thì phải ở vậy và theo con]. Thì Việt Nam lại ngược hoàn toàn: ”Râu tôm nấu với ruột bầu, chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon”. Và: ”Thuận vợ thuận chồng, tát bể Đông cũng cạn”![Biển Đông là của người Việt từ hàng chục ngàn năm nay là vì vậy]./.

Luật gia Trần Thúc Hoàng

Nhiều ngày nay dư luận vô cùng bức xúc trước sự việc anh Nguyễn Hải Sơn [xã Trạm Lộ, Thuận Thành, Bắc Ninh] bị đâm từ phía sau khi đang cứu người bị tai nạn giao thông. Câu chuyện hy hữu này như một câu trả lời rõ ràng rằng: Tại sao con người ngày càng lãnh cảm, lòng tốt ngày càng được suy tính.

  • Vì sao họ không cứu giúp người bị nạn?

Trên giường bệnh, anh Nguyễn Hải Sơn vẫn còn cảm giác hoảng sợ khi nhắc đến sự việc xảy ra vào ngày 11- 2, khi anh Sơn phát hiện một vụ tai nạn giao thông trước nhà mình, anh nhanh chóng đưa nạn nhân đi cấp cứu. Không ngờ ngay sau đó, một nam thanh niên dùng dao đâm anh một nhát chí mạng từ phía sau. Hiện nay tình trạng sức khỏe của anh đã ổn tuy nhiên mọi sinh hoạt đều do người thân giúp đỡ.

Cố gượng dậy, anh Sơn cho biết: "Khoảng 19h ngày 11-2, ngay trước nhà tôi xảy ra một vụ va chạm giao thông giữa xe taxi và một cô gái đi xe máy. Cô gái bị văng ra và bất tỉnh. Tôi đã cùng người lái taxi đưa cô gái đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thuận Thành. Sau đó thì sự việc này ập đến với tôi".

Dù bị đâm trọng thương nhưng anh Sơn vẫn khẳng định sẽ cứu người nếu gặp tai nạn.

Khi cô gái tỉnh dậy liền đưa điện thoại cho anh Sơn để gọi điện cho người thân. Khoảng 10 phút sau, có 2-3 thanh niên đến bệnh viện nói là người nhà của cô gái, có hỏi: "Ai là người vừa gọi điện cho tôi?". Anh Sơn đi ra bên ngoài hành lang và nói "Tôi đây".

Vừa dứt lời, một thanh niên đứng phía sau đặt tay lên vai, nhận thấy người này có hung khí, hai bên có lời quá tiếng lại với nhau. Anh Sơn bỏ chạy ra, vừa đến cổng bệnh viện thì bị đâm từ phía sau. Từ phía trong phòng cấp cứu, cô gái bị tai nạn hét lớn: "Các anh ơi, đó là người cứu em". Lúc đó anh Sơn chỉ kịp rút điện thoại thông báo cho người thân rồi ngất lịm.

Ở xã Trạm Lộ, anh Sơn được nhiều người biết đến vì sự hiền lành, sẵn sàng giúp đỡ người khác, không ít lần anh đã cứu người khi gặp tai nạn. Chuyện gặp phải hiểu lầm từ gia đình nạn nhân không phải là hiếm, nhưng đây là lần đầu tiên anh bị nặng đến vậy.

Anh Sơn cười nói: "Mình cũng đặt cương vị mình vào sự việc này thôi, họ cũng vì hiểu lầm nên gây thương tích cho mình. Nếu sau này có gặp những vụ tương tự tôi vẫn sẽ đưa các nạn nhân đi cấp cứu. Tôi không đành lòng nhìn họ nằm ngoài đường, nguy kịch mà không được cứu".

Anh Nguyễn Hải Hà [anh trai anh Sơn] cho hay, khi vụ tai nạn xảy ra cả nhà đang ăn cơm, thấy vậy anh Sơn đưa nạn nhân nằm bất tỉnh đi cấp cứu. Sau khi cô gái được đưa đi thì cả nhà lại tiếp tục vào ăn cơm. Khoảng 20 phút sau, anh có nhận được điện thoại của em mình thông báo bị đâm rất nặng ở bệnh viện.

Anh Cường - "hiệp sĩ giao thông" ngã tư Canh cũng nhiều lần bị người nhà nạn nhân "lấy oán trả ơn".

"Khi đến bệnh viện, Sơn nằm ngay cổng, máu ra nhiều nên đã gọi bác sĩ vào cấp cứu. Em tôi là người sống có trách nhiệm với gia đình, hàng xóm. Xung quanh mọi người ai cũng quý mến, hễ ai nhờ là Sơn giúp. Gia đình Sơn thuộc hộ cận nghèo, năm 2011, vợ Sơn bất ngờ dẫn theo 2 con trai bỏ đi biệt tích, Chúng tôi tìm kiếm nhiều nơi nhưng không thấy. Đến cuối năm thì tìm lại được hai cháu, Sơn và các con về sống cùng mẹ già đã ngoài 70 tuổi. Từ ngày vợ bỏ đi, tâm lý của Sơn cũng ảnh hưởng nhiều, không làm được ở đâu lâu dài cho nên thu nhập cũng không được ổn định. Năm vừa rồi Sơn còn bị tai nạn giao thông, một chân bị chấn thương rất nặng" - anh Hà tâm sự.

BS Nguyễn Hoài Nam - Trưởng khoa Ngoại thần kinh, lồng ngực [Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh] cho biết, anh Sơn nhập viện trong tình trạng choáng váng, mất máu, suy hô hấp. Vết thương do vật sắc đâm sâu vào ngực phải từ phía sau. "Sức khỏe của bệnh nhân Sơn dần hồi phục, nếu vết thương ổn định sẽ được ra viện trong vài ngày tới", BS Nguyễn Hoài Nam cho biết.

Câu chuyện "lấy oán trả ơn" này như một câu trả lời tại sao khi con người ngày càng tiết kiệm lòng tốt của mình đến vậy. Chúng tôi tin chắc rằng, khi chứng kiến một vụ tai nạn nào đó có tới 99% người chứng kiến muốn giúp đỡ nạn nhân nhưng sợ liên lụy, sợ tự rước họa vào thân, sợ bị hiểu lầm, rồi hàng loạt những rắc rối khác sau này.

Không chỉ anh Sơn mà rất nhiều người đã từng bị tai bay vạ gió khi ra tay giúp đỡ người khác. Câu chuyện của bà Đào Thị Liên có hàng chục năm giúp đỡ người bị tai nạn giao thông tại ngã tư Phúc Thành, [huyện Kim Thành, Hải Dương] cũng khiến nhiều lần bị người nhà nạn nhân nghi ngờ, thậm chí còn chửi bới...

Bà Liên kể, có lần mẹ con bà cứu một trường hợp đâm vào phía sau xe ôtô bị chảy máu tai và phải theo dõi chấn thương sọ não. Hai mẹ con bà đưa người thanh niên bị tai nạn vào bệnh viện rồi điện thoại cho người nhà đến. Vừa vào đến nơi, người thân của thanh niên này đã xông đến túm cổ hai mẹ con bà Liên vì cho rằng chính hai mẹ con bà là người gây ra tai nạn.

"Lúc đó tôi bình tĩnh nói với họ là, cứ để con trai ông bà tỉnh lại sẽ kể cho ông bà nghe vì sao mà cậu ấy bị tai nạn. Nhưng đến khi tỉnh lại được thì cậu thanh niên đó lại bảo cậu ta có 30 triệu đồng để trong cốp xe. Gia đình kiểm tra thấy mất lại một mực đổ cho mẹ con tôi lấy. Tôi bảo tôi không lấy, nếu cần thì cứ đến cơ quan Công an nhờ điều tra. Cũng may sau đó một người hàng xóm nhà tôi có mách rằng ông ấy đã nhìn thấy một người đàn ông mở cốp xe lấy tiền khi cậu thanh niên đang nằm gục. Sau này cũng bắt được người đàn ông đó và mẹ con tôi được giải oan" - bà Liên kể lại.

Một lần khác, có một thanh niên ở Hải Phòng đi xe máy đến đoạn gần nhà bà vì phải tránh 2 xe máy nên đâm vào ôtô. Lúc bà Liên cùng anh Quý [con trai bà Liên] bắt taxi đưa cậu thanh niên đó về nhà thì cũng bị gia đình chửi bới, khống chế. Họ đoán anh Quý chính là người gây tai nạn còn bà Liên là mẹ đưa con xuống xin lỗi.

Bà Liên đã nói với họ hãy cứ đưa con đi cấp cứu, xe và tài sản của con trai họ vẫn ở nhà bà. Cứ cấp cứu cho con xong rồi nói chuyện. Lúc con trai họ tỉnh lại, được nghe đầu đuôi câu chuyện, họ đã xin lỗi mẹ con bà Liên rối rít. Từ đó thỉnh thoảng vẫn qua nhà bà để thăm ân nhân.

Việc mẹ con bà Liên phải lên giải trình, lấy lời khai trước cơ quan Công an là chuyện rất bình thường. Nhiều lúc con trai cả của bà là anh Đoàn Văn Quý đã khuyên mẹ hay là thôi dừng lại chuyện cứu người, chứ cứ như thế này thì có ngày chết oan. Mỗi lần như thế bà lại khuyên anh Quý là đừng buông, tâm mình trong sáng thì không gì phải sợ.

Anh Nguyễn Sĩ Cường, được mệnh danh là "hiệp sĩ giao thông" tại ngã tư Canh [Hoài Đức, Hà Nội], bên cạnh việc tình nguyện điều tiết giao thông trong những giờ cao điểm, anh Cường cũng không nhớ nổi mình cứu bao nhiêu người khi họ gặp tai nạn. Tuy nhiên trong những lần cứu ấy không ít lần anh bị hiểu lầm.

Chỉ có những người đặc biệt như bà Liên mới có thể làm việc tốt suốt mấy chục năm qua.

Vào năm 2011, khoảng 2h sáng nghe tiếng động lớn anh Cường chạy ra thì phát hiện một người đàn ông đi chợ sớm đâm trực diện vào xe tải đang đỗ bên đường. Anh nhanh chóng đưa người bị nạn đi cấp cứu, do không biết thân nhân anh phải làm toàn bộ thủ tục, từ mổ cho đến nằm viện. Sáng hôm sau người nhà biết tin, đến bệnh viện, người con cả mới chỉ nhìn thấy anh Cường thôi đã lao vào đấm đá túi bụi.

"Thực lòng lúc đó tôi vô cùng tức giận, anh ta không hỏi câu nào đã nhảy vào đánh tôi. Cũng may là lần đó tôi không bị thương nặng. Sau đó anh ta mới biết mình sai, sau đó hai bố con đến tận nhà xin lỗi. Quả thực làm việc tốt khó quá, nếu không có lòng chắc không ai dám làm việc như tôi cả" - anh Cường  cười hiền hậu.

Trao đổi với Đại tá Hoàng Như Chinh, Trưởng Công an huyện Thuận Thành được biết, anh Nguyễn Hải Sơn đã ra hiện trường và cùng với anh Tuyên [lái xe taxi] đưa nạn nhân đến bệnh viện. Tại đây nạn nhân có nhờ anh Sơn gọi điện cho một người bạn là Nguyễn Hữu Khá. Nhận được tin, Khá và Nguyễn Ngọc Đức [thôn Nghĩa Xá, xã Nghĩa Đạo, huyện Thuận Thành] đến bệnh viện. Không thèm tìm hiểu sự tình, Khá đã đuổi đánh và dùng dao bấm đâm vào lưng anh Sơn. Sau khi gây án, Khá và Đức đã bỏ trốn. Công an huyện Thuận Thành đã tiến hành điều tra. Đến 20h ngày 14-2, chúng tôi đã triệu tập đối tượng Nguyễn Hữu Khá. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Hữu Khá đã khai nhận hành vi dùng dao bấm đâm anh Sơn gây thương tích. "Chúng tôi đang tích cực điều tra. Sau đó xem xét xử lý vụ việc đúng pháp luật" - ông Chinh cho biết thêm.

Phong Anh

Video liên quan

Chủ Đề