Lead time gặp là gì

Lead time trong tiếng Anh có nghĩa là thời gian sản xuất, còn được gọi là Production lead time. Trong một số ngành kinh tế, Lead time còn được hiểu là thời gian chở hàng, thời gian chuẩn bị mở hàng, thời gian gom hàng, thời gian dẫn khách, thời gian đưa vào sản xuất,...

Thời gian sản xuất được tính từ khi nhận được nguồn hàng từ suppliers đến khi hoàn thành quy trình sản xuất và bán sản phẩm ra thị trường.

Ví dụ: muốn sản xuất 100.000 chiếc áo phông, doanh nghiệp cần thời gian để: thiết kế áo phông [3 ngày], thực hiện những sửa chữa cần thiết [1 ngày], sản xuất áo [1 tuần]. Vậy Lead time để sản xuất áo phông sẽ là 11 ngày.

Lead time có thể được điều chỉnh, rút ngắn hoặc kéo dài tùy theo từng tình huống cụ thể. Một số yếu tố ảnh hưởng đến Lead time như thời gian cung cấp nguồn nguyên liệu từ nhà sản xuất, yếu tố công nghệ, nguồn nhân công, tình huống phát sinh,...

Lead time trong sản xuất được chia thành 5 loại hình phổ biến, bao gồm Order Lead time, Shipping Lead time & Manufacturing Lead time, Delivery Lead time, Procurement Lead time, Inventory management Lead time. Cụ thể từng loại hình Lead time này có thể được hiểu như sau:

  • Order Lead time: là khoảng thời gian từ lúc đặt hàng, sản phẩm nào đó cho đến khi nhận được sản phẩm từ nhà sản xuất.

Ví dụ khi khách hàng đặt một đôi giày ngày 20 tháng 11 năm 2020 và nhận được hàng vào ngày 25 tháng 11 năm 2020. Vậy Order Lead time là 5 ngày.

  • Shipping Lead time & Manufacturing Lead time: là khoảng thời gian nhận đơn hàng đến khi sẵn sàng giao hàng cho khách.

Ví dụ khách hàng đặt đơn hàng từ ngày 25 tháng 11 năm 2020 và doanh nghiệp nhận được đơn hàng đó, đến ngày 27 tháng 11 năm 2020, doanh nghiệp sẵn sàng xuất kho để vận chuyển hàng cho khách. Vậy Shipping Lead time & Manufacturing Lead time là 2 ngày.

  • Delivery Lead time: là thời gian cần thiết để thiết kế sản phẩm hoàn thiện cho đến khi sản phẩm được giao cho khách hàng.

  • Procurement lead time: khoảng thời gian cần thiết để tìm kiếm được nguồn nguyên liệu thô hoặc những sản phẩm cơ bản phục vụ cho quá trình hoàn thiện sản phẩm.

  • Inventory management Lead time: Thời gian lưu trữ sản phẩm, chuẩn bị cho việc vận chuyển, giao hàng và dọn dẹp nhà kho để nhận hàng mới.

Lead time có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tính toán Lead time thật cẩn trọng để sản phẩm có thể hoàn thiện đúng thời hạn. Nếu thời gian hoàn thành sản phẩm bị chậm trễ sẽ kéo theo những hoạt động khác bị chậm như hoạt động vận chuyển, bán hàng. Từ đó dẫn đến giảm doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Việc rút ngắn Lead time giúp doanh nghiệp tăng năng suất, tăng doanh số bán hàng, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Một trong những cách rút ngắn thời gian sản xuất hiệu quả nhất là sử dụng nguồn lao động địa phương, giỏi tay nghề, đồng thời áp dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật cao vào sản xuất.

Hoạt động quản lý kho hàng là rất quan trọng để thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những mặt hàng tồn kho cần được xử lý nhanh chóng để dọn chỗ cho những sản phẩm mới được bổ sung.

Các công ty, doanh nghiệp cần phải xem xét thật kỹ Lead time, so sánh thời gian sản xuất với mục tiêu được đặt ra trước đó để có thể quản lý thời gian hoàn thành của từng bộ phận, từng khâu một cách hiệu quả.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến Lead time bao gồm:

  • Quản lý hàng tồn kho: Việc sản xuất có thể bị dừng lại hoặc kéo dài nếu như hàng tồn kho không được xử lý. Đồng thời, cũng phải duy trì một lượng hàng trong kho nhất định, phòng khi nhu cầu khách hàng tăng mà doanh nghiệp lại không thể đáp ứng cho khách hàng.

  • Quy trình sản xuất: Quy trình sản xuất quá rườm rà có thể khiến thời gian sản xuất bị chậm lại.

  • Các vấn đề vận chuyển: Sự trì hoãn việc vận chuyển hoặc dừng vận chuyển có thể khiến hàng hóa bị tồn đọng trong kho lâu hơn, làm chậm quá trình phân phối sản phẩm.

Như vậy, trên đây là giải thích của Vieclam123về Lead time là gì. Hy vọng bài viết của Vieclam123.vn đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích, đặc biệt là những doanh nghiệp có thể nắm được những thế mạnh của mình để nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.

>> Tìm hiểu thêm:

Video liên quan

Chủ Đề