Lí luận văn học về tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ

Nghị luận văn học Đây thôn vĩ dạ - Ngữ văn 11

Bài viết hôm nay Cunghocvui xin giới thiệu với các bạn về bài nghị luận văn học bài thơ Đây thôn vĩ dạ!

Bài mẫu nghị luận văn học Đây thôn vĩ dạ:

Hàn Mạc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ mới của Việt Nam. Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi, bắt đầu bằng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng thơ mới lãng mạn. Qua diện mạo hết sức phức tạp và đầy bí ẩn của thơ Hàn Mặc Tử, người ta vẫn thấy rõ một tình yêu đến đau đớn hướng về cuộc đời trần thế. Tác phẩm chính: Gái quê [1936], Thơ Điên [1.938], Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm cháu duyên, Duyên kì ngộ [kịch thơ, 1939], Quần tiên hội [kịch thơ], Chơi giữa mùa trăng [thơ văn xuôi, 1940]. Bài thơ Đây thôn vĩ dạ là một tác phẩm nổi tiếng của ông.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh nên thơ của thôn Vĩ được tái hiện lên qua con mắt tinh tường của tác giả. Đó là cảnh thôn Vĩ Dạ trong một buổi sáng “nắng mới lên”, ngày mới bắt đầu. Hai nét vẽ thật tài hoa: một nét trên cao, nắng ban mai rực rỡ, nhảy múa lung linh trên những hàng cau; một nét dưới thấp, màu xanh mướt, như ngọc của vườn câv sum sê hoa trái.

Bút pháp tả cảnh của thi nhân ở đây thật tinh tế: có “nắng mới lên” thì sương mới tan và vườn cây mới “mướt” [loang loáng nước], và có “mướt” thì mới “xanh như ngọc” được [một màu xanh trong suốt]. Tất cả gợi lên một cảnh vườn quê đẹp và đầy sức sống – cảnh vườn quê gần gũi, thân qưen của bao vườn quê nhưng lại có nét thơ mộng trữ tình riêng của Vĩ Dạ. Phải yêu thôn Vĩ lắm, thì trong hồi tưởng của mình, cảnh vườn quê thôn Vĩ mới sống dậy lung linh, rạo rực trong câu thơ như thế. Với hai câu thơ này, hàng cau quê hương và màu xanh làng quê đất Việt có thêm một giá trị mới trong ngòi bút thơ đầy phát hiện của Hàn Mặc Tử.

Cảnh đẹp nhưng lòng nhà thơ lại nuối tiếc, xót đau vì cảnh ấy đâu còn là của mình nữa?! Câu hỏi mở đầu bài thơ đã cho ta thấy điều đó: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Đây là lời tự vấn lòng mình của Hàn Mặc Tử. Biết không về được với cảnh cũ người xưa một thời yêu dấu mà vẫn cứ phải hỏi thì nỗi đau đó phải day dứt, nhức nhối lắm. Và một chữ “ai” vừa như phiếm chỉ lại như xác định, nhói lên một nỗi đau khiến cho vết thương lòng chảy máu: Vườn ai mướt quá xanh như ngọc. Đâu còn là vườn của mình nữa, đã là vườn của ai rồi, làm sao mà về lại nữa? Và cũng không thể về được trong hoàn cảnh bệnh tật hiểm nghèo, khi Thần Chết đang từng ngày chờ ông. Ở đây có sự đối lập giữa Đẹp và Đau: Cảnh càng Đẹp thì lòng càng Đau. và lòng thi nhân càng Đau thì cảnh thôn Vĩ hiện lên càng Đẹp qua nỗi nuối tiếc, xót xa của Hàn Mạc Tử.

Bốn câu thơ gợi lên bốn hình ảnh gió, mây, sông, trăng vốn là những thi liệu quen thuộc, đặc biệt trong Thơ mới lúc bấy giờ. Chỉ có điều, ở đây thi sĩ không tả một phong cảnh có gió, mây, sông, trăng mà dùng hình ảnh đó để nói lên tâm trạng của con người. Nếu để ý, sẽ thấy sự liên hệ nội tại của bốn câu thơ là sự liên hệ của lôgíc tâm trạng chứ không phải sự liên hệ của lôgíc miêu tả. Và ở đây chính là tâm trạng xót đau, tuyệt vọng của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng: Gió theo lối gió, mây đường mây.

Gió, mây đã đi ngược lại với quy luật của thiên nhiên: câu thơ bộc lộ rõ cái ý đoạn tuyệt, vĩnh quyết “anh đi đường anh, tôi đường tôi”! Vì thế mà “dòng nước buồn thiu” - nỗi buồn cô đơn của tác giả. Hi vọng vẫn còn nhưng hoài nghi đã lấn át cả hi vọng. Câu hỏi từ từ vang lên một chữ kịp đầy khắc khoải, lo âu. Mới biết trong nỗi đau, trong sự bất lực của mối tình vô vọng, vẫn là một tấm lòng tha thiết của nhà thơ với cuộc sống và con người.

Nhờ thiên nhiên không được, cuối cùng, chỉ còn một con đường là tìm về với con người, may chăng, có cứu rỗi cho mình được không? Nhưng người yêu giờ đây chỉ còn trong mơ, lại là “mơ khách đường xa, khách đường xa” [láy lại hai lần để nhấn mạnh cái ý “xa lắm”] và dường như đã “tuột khỏi tay nhà thơ” đến mức Áo em trắng quá nhìn không ra! Trong tâm trạng tuyệt vọng đó, nhà thơ hoài nghi tất cả: Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Có phải “sương khói cuộc đời” đã làm mờ ảnh hình của con người? Và thi nhân đã trút một tiếng thở dài cho mối tình xa xăm, vô vọng của mình: Ai biết tình ai có đậm đà Chút hoài nghi trong câu thơ là có thực, là đúng với tâm trạng Hàn Mặc Tử lúc bấy giờ nhưng chính cái hoài nghi này lại biểu hiện niềm tha thiết với cuộc đời của nhà thơ. Bởi đây không phải là một câu nghi vấn khẳng định mà chỉ là một nỗi niềm băn khoăn, day dứt trong lòng nhà thơ [hai đại từ nhân xưng “ai” phiếm chỉ trong câư thơ đã nói lên ý đó]. Trong băn khoăn, day dứt vẫn còn niềm hi vọng. Và đó chính là niềm thiết tha với cuộc đời của Hàn Mặc Tử ngay cả khi ông gặp nhiều đau thương, bi kịch nhất như lúc viết nên những câu thơ xót đau trong bài thơ này.

Trên đây là toàn bộ kiến thức mà Cunghocvui muốn chia sẻ về bài nghị luận văn học bài Đây thôn vĩ dạ!

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THỦY ANH DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CỦA HÀN MẶC TỬ TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ THỦY ANH DẠY HỌC BÀI THƠ “ĐÂY THÔN VĨ DẠ” CỦA HÀN MẶC TỬ TỪ HƢỚNG TIẾP CẬN LỊCH SỬ PHÁT SINH VÀ TÂM LÍ HỌC SÁNG TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: Lý luận và phƣơng pháp dạy học [Bộ môn Ngữ văn] Mã số: 601410 Cán bộ hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Khánh Thành HÀ NỘI - 2013 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng gửi tới PGS.TS Trần Khánh Thành, cán bộ hướng dẫn khoa học, sự biết ơn sâu sắc. Thầy đã tận tâm giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô giáo giảng dạy các bộ môn, Phòng Đào tạo và công tác sinh viên của Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt khóa học. Xin được gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Việt - Úc, Hà Nội và trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, Hà Nội cùng các bạn bè, đồng nghiệp, người thân và học sinh đã dành cho tôi sự chia sẻ quý báu trong quá trình hoàn thành luận văn. Hà Nội, tháng 11 năm 2013 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thủy Anh 3 MỤC LỤC Lời cảm ơn MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu 8 1.1. Hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo trong nghiên cứu văn học 8 1.2. Thực trạng dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” trong nhà trường phổ thông hiện nay 16 Chƣơng 2. Những yếu tố lịch sử phát sinh và tâm lí sáng tạo cần khai thác trong dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” 22 2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử trong bài thơ 22 2.2. Quá trình sáng tác “Đây thôn Vĩ Dạ” là quá trình vận động tâm lí sống động của nhà thơ Hàn Mặc Tử 32 2.3. Con đường hướng đến các giải pháp thích hợp khi dạy bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” 39 2.4. Những phương pháp thích hợp khi dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” 47 Chƣơng 3. Thực nghiệm sư phạm 67 3.1. Thiết kế giáo án dạy học tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử 67 3.2. Chọn địa điểm thực nghiệm, lớp thực nghiệm, lớp đối chứng 89 3.3. Tổng hợp và phân tích kết quả thực nghiệm 89 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong bối cảnh của thời đại công nghệ với sự phát triển như vũ bão của văn hóa nghe nhìn hiện nay đã ảnh hưởng ít nhiều đến văn hóa đọc của giới trẻ. Văn học trong nhà trường cũng không là một ngoại lệ. Vì vậy để mỗi tác phẩm văn chương trong nhà trường luôn sống động với các chức năng vốn có của văn học, là cánh cửa rộng mở đến tâm hồn của học sinh thì người thầy không chỉ đơn thuần vững về chuyên môn mà còn mềm dẻo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại để trang bị cho học sinh cách tiếp cận một tác phẩm văn học và khơi dậy tình yêu đối với văn chương cũng như bồi dưỡng văn hóa đọc ở những công dân thời hiện đại. Mỗi một tác phẩm văn chương có đời sống riêng, là sản phẩm của hoàn cảnh lịch sử và quá trình tâm lí riêng. Dạy học các tác phẩm văn chương phải dựa vào văn bản nhưng không thể bỏ qua các yếu tố liên quan chặt chẽ đến văn bản như lịch sử phát sinh và quá trình tâm lí của người nghệ sĩ trong hoạt động sáng tạo. Điều này cần được giải quyết linh hoạt và nghệ thuật trong quá trình dạy học Văn để thu hút được niềm hứng khởi khám phá của học sinh khi đứng trước một tác phẩm văn học. 1.2. Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại, là một trong những đỉnh cao của phong trào Thơ mới [1932 – 1945]. Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng nhận định: “Tôi xin hứa hẹn với các người rằng, mai sau, những cái tầm thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kì này, chút gì đáng kể đó là Hàn Mạc Tử”. Sau gần một thế kỉ đi qua, di sản thi ca của Hàn Mặc Tử ngày càng chứng tỏ sức sống mãnh liệt và giá trị to lớn. Thi phẩm tuyệt bút Đây thôn Vĩ Dạ của ông được đưa vào chương trình Sách giáo khoa Ngữ văn 11 ban cơ bản và được nhiều thế hệ học sinh đón nhận yêu thích. Tuy nhiên dạy học có hiệu quả tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ không hề đơn giản vì tác phẩm này đa nghĩa, đa trị, thu hút nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nếu chỉ thuần túy cắt nghĩa tác phẩm từ văn bản chúng ta sẽ không hiểu hết được nội dung và những giá trị tiềm ẩn của tác phẩm. Để tăng cường hiệu quả tiếp nhận tác phẩm này cần phải có nhiều cách tiếp cận khác nhau, ngoài tiếp cận theo hướng thi pháp học, cần phải tìm hiểu yếu tố lịch sử phát sinh và quá trình tâm lí của thi nhân 5 trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Nghiên cứu đề tài: “Dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo”, chúng tôi mong muốn triển khai một cách cụ thể hơn một hướng khám phá còn tương đối mới cho tác phẩm, để học sinh có cái nhìn sâu sắc và trọn vẹn hơn bài thơ đẹp đến nao lòng này. 2. Lịch sử vấn đề Di sản Hàn Mặc Tử trở thành nguồn tìm hiểu và nghiên cứu chưa bao giờ vơi cạn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu quy mô về thi nghiệp, thi pháp thơ Hàn Mặc Tử, mối quan hệ qua lại giữa cuộc đời và sự nghiệp của nguồn thơ đau thương lạ lùng này đến những bài tìm hiểu về từng tác phẩm thơ Hàn Mặc Tử của những tác giả cùng thời đến hiện nay. Nghiên cứu về Hàn Mặc Tử, cần phải nhắc đến những tên tuổi như Võ Long Tê, Lê Tuyên, Nguyễn Xuân Hoàng, Đặng Tiến, Thế Phong, Thái Văn Kiểm, Huy Trâm, Châu Hải Kỳ, Lê Đình Bảng, Nguyễn Mộng Giác, Hoài Thanh, Hoài Chân [viết về Hàn Mặc Tử và phong trào Thơ mới], Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Phan Cự Đệ, Trần Thanh Mại, Vũ Ngọc Phan, Bùi Xuân Bào, Phạm Đán Bình, Phạm Xuân Sanh, ... Quãng những năm 1950 có các bài viết của Bửu Đình Ái Mỹ [Kỉ niệm Hàn Mặc Tử], Nguyễn Thị Như Lễ [Những điểm sai lầm về Hàn Mặc Tử]. Trong những tư liệu hồi ức về Hàn Mặc Tử, quan trọng phải kể đến Đôi nét về Hàn Mặc Tử của Quách Tấn. Bài viết này của Quách Tấn cùng với Hàn Mặc Tử, thân thế và thi văn của Trần Thanh Mại là hai nguồn tư liệu quan trọng bậc nhất về Hàn Mặc Tử mà không một ai nghiên cứu về thi nhân không phải truy cầu, sử dụng. Sau này có thêm hồi kí của Nguyễn Bá Tín cũng rất quan trọng [Hàn Mặc Tử anh tôi, Hàn Mặc Tử trong riêng tư]. Đến những năm 70 có Hàn Mặc Tử hay là sự hiện hữu của thơ của Huỳnh Phan Anh trong sách Đi tìm tác phẩm văn chương, NXB Đồng Tháp, 1972; Hàn Mặc Tử đau thương và sáng tạo của Nguyễn Kim Chương trong Văn học, số 196, 1974. Gần đây các công trình tiêu biểu về Hàn Mặc Tử có Hàn Mặc Tử, Đau thương của Nhà xuất bản Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 1995; Hàn Mặc Tử hôm qua và hôm nay do Vương Trí Nhàn sưu tầm và biên soạn năm 1995; Thơ 6 Hàn Mặc Tử và những lời bình do Mã Giang Lân tuyển chọn và biên soạn năm 2003, … và rất nhiều bài viết về Hàn Mặc Tử đăng trên các tạp chí. Nhìn tổng quan nghiên cứu về Hàn Mặc Tử có ba giai đoạn lớn với những mốc thời gian tương đối xác định là: giai đoạn trước 1945, giai đoạn từ 1945 đến 1987 và giai đoạn sau 1987. Trước 1945, hầu hết là các ý kiến thiên về khẳng định tài năng của Hàn Mặc Tử trong công trình Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh, Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan, nhất là Hàn MặcTử, thân thế và thi văn của Trần Thanh Mại cùng với nhiều bài viết trên các báo khác nhau ca ngợi Hàn Mặc Tử. Từ năm 1945 đến năm 1987, nghiên cứu về Hàn Mặc Tử phân định rõ hai khu vực: phía Bắc và phía Nam. Phía Bắc do điều kiện chiến tranh và quan điểm nhìn nhận còn khắt khe nên đánh giá còn dè dặt. Trong khi đó ở phía Nam lại có phần đề cao thái quá về thơ Hàn Mặc Tử. Từ sau năm 1987 đến nay, không khí đổi mới đã đổi mới tư duy, khơi nguồn sáng tạo cho cách nhà nghiên cứu phê bình văn học việc đánh giá các vấn đề văn học cũng trở nên cởi mở và khách quan hơn. Thơ mới được đánh giá đúng với tinh thần đổi mới. Tuyển tập thơ Hàn Mặc Tử của Chế Lan Viên là một công trình công phu nhất so với những công trình trước đó. Từ đây việc nghiên cứu thơ Hàn Mặc Tử phát triển hưng thịnh. Cuộc đời và thi nghiệp của nhà thơ được đưa vào giảng dạy trong trường Đại học và Phổ thông như một đại biểu sáng giá của phong trào Thơ mới. Thơ văn Hàn Mặc Tử được tái bản nhiều lần. Những công trình nghiên cứu, hồi kí, sưu tầm, chuyên khảo, chuyên luận, bình giảng về thơ văn Hàn Mặc Tử lần lượt ra đời. Các nhà nghiên cứu đã tìm tòi, khám phá sâu sắc hơn về di sản tinh thần của Hàn Mặc Tử và đặc biệt là tìm đến những miền thiêng liêng và bí ẩn trong thơ ông. Nghiên cứu về vấn đề giảng dạy bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử trong nhà trường, có thể kể đến một số bài viết của Chu Văn Sơn trong cuốn Ba đỉnh cao Thơ mới: Xuân Diệu – Nguyễn Bính – Hàn Mặc Tử, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997; Thơ Điên của Hàn Mặc Tử - thi học của cái “tột cùng”, Tạp chí văn học, số 11, 2000, tr.39. Tác giả Lã Nguyên bình bài thơ trên tạp chí Văn hóa và Đời sống tháng 5 năm 1991. Tác giả Đoàn Minh Tâm viết Đây thôn Vĩ Dạ – một giấc mơ về cuộc đời Hàn Mặc Tử. Lý Toàn Thắng với bài Âm điệu trong thơ Hàn 7 Mặc Tử viết ở Quy Nhơn và hoàn thành ở Hà Nội vào tháng 8, năm 2006 đăng trên Khoa học và Ngôn ngữ, 2009. Trần Trung với Đây thôn Vĩ Dạ - một bài thơ quen và lạ viết ở Hà Nội vào tháng 7 năm 2009. Nguyễn Ái Học: Từ cấu trúc kép của Đây thôn Vĩ Dạ trong cuốn Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, xuất bản năm 2010… Bài bình giảng bài thơ được in trong sách Những bài giảng văn chọn lọc Phổ thông trung học của giáo sư Lê Trí Viễn – Trần Thị Thìn, NXB Giáo dục 1995, sách Giảng văn chọn lọc – văn học Việt Nam do tác giả Trần Đình Sử chủ biên. Nhiều bài viết tìm hiểu về diễn biến tâm trạng của nhà thơ Hàn Mặc Tử và mối tình Hàn Mặc Tử trong bài thơ, đơn cử như: Hàn Mặc Tử và bài thơ thôn Vĩ của tác giả Đặng Viễn viết ở Orlean vào tháng 2 năm 2012, Sự thật về mối tình Hàn Mặc Tử - Hoàng Thị Kim Cúc trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đăng trên Tạp chí Nghiên cứu và phát triển. Nhiều bài viết và lời bình về bài thơ xuất hiện trên báo chí: Về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ - một tiếng thở dài đáng quý trên báo Giáo viên nhân dân lần lượt số đặc biệt năm 1989, số đặc biệt năm 1990; bài Góp thêm ý kiến về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ trên báo Tuổi trẻ chủ nhật số 1, tháng 1 năm 1990… Gần đây có bài viết của Nguyễn Cẩm Xuyên: Hiểu về hình ảnh lá trúc che ngang mặt chữ điền, năm 2009; Lê Tiến Dũng: Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đăng trên Tạp chí ĐH Sài Gòn, Bình luận văn học, 2012; Nguyễn Thị Xuân Yến với Đây thôn Vĩ Dạ - nỗi niềm của con người xa Huế đăng trên Tạp chí Khoa học văn hóa và du lịch Saigonnact, 2013. Có thể thấy, đã có nhiều góc nhìn, sự cảm nhận về Đây thôn Vĩ Dạ, một bài thơ trữ tình đã trường tồn hơn nửa thế kỉ. Nhất là kể từ khi bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình Phổ thông. Cuộc tranh luận “bách gia bách ý” xảy ra với Hàn Mặc Tử nói chung và Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng. Có tác giả xem đây là một tiếng thở dài đáng quý của Hàn Mặc Tử. Nhiều người dựa hẳn vào mối tình Hoàng Cúc để cắt nghĩa tác phẩm. Trong khi đó có người dẹp mảng tiểu sử với cái xuất xứ không ít quan trọng ấy sang một bên, chỉ tập trung phân tích khách thể được thể hiện trong tác phẩm: thôn Vĩ Dạ, dòng sông Hương và những cô gái Huế. Hay có nhà nghiên cứu nhận định bài thơ là nỗi niềm âu lo cho hạnh phúc, cho khát vọng của cái Đẹp hóa giải trạng huống đau thương. Ngay cả những ý kiến 8 đồng lòng ngợi ca thi phẩm cũng rất phân hóa. Người thấy bài thơ là lời tỏ tình với Hoàng Cúc. Người thì cho rằng nó là tả cảnh [cảnh Huế và con người Huế]. Có người trung dung thì làm gạch nối: tình yêu – tình quê khi cắt nghĩa bài thơ. Người bảo hướng ngoại, người nói hướng nội… Thậm chí, những nhận định, những cảm nhận về bài thơ còn trái chiều, mâu thuẫn. Ở toàn thể tác phẩm là thế nhưng ở từng chi tiết trong tác phẩm cũng không phải là ít ý kiến. Một câu “lá trúc che ngang mặt chữ điền” cũng gây tranh cãi. Chi tiết “sương khói” làm “mờ nhân ảnh” là ở Vĩ Dạ hay ở chốn người thi sĩ đang chịu bất hạnh cũng thật nhiều lí giải tạo thành cuộc tranh luận sôi nổi trên báo Giáo dục và thời đại, báo Văn nghệ quãng những năm 80 của thế kỉ XX. Thời gian sau, nhà giáo – nhà nghiên cứu Văn Tâm khi soạn cuốn Giảng văn văn học lãng mạn [Nxb Giáo dục, 1991] đã điểm sâu hơn và điều này nhanh chóng trở thành tâm điểm cho một cuộc đua chen hành hương về Vĩ Dạ, sang tận tờ Tập văn thành đạo của giáo hội Phật giáo Việt Nam, thu hút ý kiến của những nhà nghiên cứu và yêu thơ Hàn Mặc Tử cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, nghiên cứu từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo đối với việc dạy học tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử cho học sinh Trung học phổ thông còn là một mạch nguồn khá mới mẻ, cần được quan tâm khai thác sâu hơn và toàn diện hơn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Từ việc tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử hoặc các tài liệu có liên quan đi đến tổng hợp rồi tìm ra cách khai thác bài thơ này theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo nhằm đưa ra phương án dạy học phù hợp, có hiệu quả, góp phần vào việc đổi mới trong dạy học Ngữ văn hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9 Tìm hiểu về nhà thơ Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ với những yếu tố phục vụ cho việc dạy học tác phẩm này từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo. Thông qua việc khảo sát thực tiễn hoạt động dạy học và thực nghiệm sư phạm, xác định tính khả thi của những biện pháp dạy học tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ theo hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đưa ra được những đề xuất, khuyến nghị tích cực, khả thi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Hoạt động dạy và học trong giờ học văn bản Đây thôn Vĩ Dạ bằng hình thức tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo của giáo viên và học sinh lớp 11 trong nhà trường Trung học phổ thông. Phạm vi nghiên cứu là giáo viên dạy Ngữ văn 11 và học sinh lớp 11 Trung học phổ thông; giờ học văn bản Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê: nhằm đánh giá những thành công và hạn chế của việc dạy học văn bản trữ tình nói chung và tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ nói riêng trong nhà trường Trung học phổ thông hiện nay. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Chúng tôi tiến hành thực nghiệm ở học sinh khối 11 của trường Trung học phổ thông Việt – Úc, Hà Nội và khối 11 của trường Trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, Hà Nội. - Phương pháp đối chứng so sánh sau thực nghiệm. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận văn được trình bày trong ba chương. 10 Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Những yếu tố lịch sử phát sinh và tâm lí sáng tạo cần khai thác trong dạy học bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Chương 3: Thực nghiệm sư phạm. 11 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Hƣớng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo trong nghiên cứu văn học 1.1.1. Lí thuyết về hướng tiếp cận lịch sử phát sinh Xuất phát từ quan điểm: “Mọi sự vật và hiện tượng không bao giờ tồn tại một cách cô lập mà bao giờ cũng tồn tại trong một mối quan hệ phổ biến của nó” nên khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, một trào lưu, một khuynh hướng văn học người ta phải đặt nó trong rất nhiều mối tương quan cũng như dưới nhiều góc nhìn. Nghiên cứu văn học có nhiều cấp độ khác nhau, nhiều bình diện khác nhau với những yêu cầu khác nhau để tránh nghiên cứu một cách phiến diện, đồng thời đánh giá đúng giá trị của đối tượng nghiên cứu. Theo đó, nhiều phương pháp, khuynh hướng nghiên cứu khác nhau ra đời. Viện sĩ Khrapsenco nói “Sự đa dạng của các loại hình và hình thức văn học, tính phức tạp của những mối liên hệ giữa văn học với đời sống xã hội tạo ra khả năng và tất yếu phải có những người nghiên cứu khác nhau, tuy có sự thống nhất nhất định, do chi phối của phương pháp luận macxit” [22. tr. 661]. Trong hệ thống đó khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn giữ vai trò cơ bản. Nghiên cứu tác phẩm văn học theo quan điểm lịch sử phát sinh là khi nghiên cứu một nền văn học, các trào lưu văn học, tác gia, tác phẩm văn học người ta xuất phát từ cội nguồn phát sinh của nó, từ đời sống xã hội để lí giải sự hình thành và phát triển các hiện tượng văn học đó. Khuynh hướng này chủ trương giải thích sự phát triển của văn học, sự đấu tranh của các trào lưu, sự kế thừa có đổi mới của từng giai đoạn văn học từ những cội nguồn lịch sử xã hội, từ hiện thực khách quan. Bởi nhà văn muốn phản ánh hiện thực khách quan vào tác phẩm thì nhất thiết phải có hiện thực khách quan. Từ hiện thực khách quan thông qua hệ thống nhân vật và phương diện chủ quan của nhà văn thì hiện thực đó mới đi vào tác phẩm, mới tiềm ẩn trong đó những nội dung chủ quan mà nhà văn muốn hướng đến. Nghiên cứu tác phẩm văn học theo khuynh hướng này ngày càng được hoàn thiện dần và nó có nhiều đóng góp đối với nghiên cứu khoa học nhưng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Nó không lí giải được toàn bộ những vấn đề khác 12 của xã hội bên trong tác phẩm. Cuối thế kỉ XIX, nhà phê bình macxit đầu tiên của Nga là Plêkhanôp cho rằng, nghiên cứu phê bình văn học “là nhằm chuyển tư tưởng của tác phẩm nghệ thuật từ ngôn ngữ nghệ thuật sang ngôn ngữ xã hội học, là nhằm tìm ra cái gọi là “tư tưởng xã hội học” của hiện tượng văn học này. Không thể phủ nhận hoàn toàn tính chất hiệu nghiệm của phương pháp này nhưng rõ ràng nó không thể vận dụng trong nhiều trường hợp phức tạp đa dạng của văn học” [22, tr.662]. Nó không thể giải thích được những hiện tượng khi sự phát triển của văn học không trùng khớp với sự phát triển của xã hội. Vì sao như vậy? Bởi vì chân lí nghệ thuật chỉ thống nhất chứ không đồng nhất với chân lí đời sống. Văn học phát triển còn phụ thuộc vào quy luật nội tại của nó. Lịch sử văn học cho thấy những thành tựu văn học đạt được là do những tài năng văn học tạo nên. Tuy nhiên tài năng văn học không chỉ là sản phẩm của thời đại nhà văn sống mà còn là sự kết tinh của nhiều thời đại khác nhau. Chỉ có điều, thời đại nhà văn đang sống có những vấn đề bức bách mới mẻ đã trực tiếp kích thích sự đột phá của thiên tài. Nhưng cho dù là thiên tài, họ cũng không thể nào “sống hết” với mọi vấn đề của thời đại, mà chỉ là với một số khía cạnh cơ bản nào đó mà thôi. Lênin đã từng nói rằng những nghệ sĩ vĩ đại cũng chỉ phản ánh vài ba khía cạnh của cách mạng mà thôi [22, tr. 662]. Thành quả sáng tạo, do đó không thể lí giải bằng cội nguồn phát sinh của văn học trong thời đại nhà văn đang sống. Khi nghiên cứu một tác phẩm văn học là phải xem xét hoàn cảnh sống cụ thể của nhà văn, không quên xét đến sự chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp bởi bối cảnh thời đại nói chung nhưng không sa đà mà phải có một cái nhìn biện chứng toàn diện. Xét thuần túy về phương pháp mà nói, văn học phản ánh xã hội nên xem xét văn học từ khía cạnh xã hội là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên sự phản ánh xã hội của văn học có đặc điểm không phải là phản ánh hiện thực khách quan mà đã được khúc xạ qua lăng kính tinh thần, tâm trạng, hồi ức… của nhà văn. Mác viết: “Vận động của tư duy chỉ là sự phản ánh của vận động hiện thực được di chuyển vào và được sự cải tạo trong đầu óc của con người”. Mặt khác, văn nghệ không chỉ phản ánh thế giới khách quan, mà còn biểu hiện – theo nghĩa rộng của từ này – thế giới chủ quan nữa [22, tr. 66]. Nói như phản ánh luận Mác – Lênin thì văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nhiều khi nhà văn làm hiện ra trong tác phẩm của họ những ước mơ, những hiện thực tưởng tượng không thấy có trong thời đại họ đang sống. Nên nếu xét văn học trong mối quan hệ tương đương với xã hội là còn phiến diện. Có thể tìm thấy ánh sáng phương pháp luận cho vấn đề này 13 trong phát biểu sau đây của Mac: “Không nên tưởng rằng tất cả các đại biểu dân chủ đều là chủ hiệu buôn hoặc là họ sùng bái bọn này. Họ có thể cách biệt với bọn chủ hiệu buôn bằng một vực thẳm. Điều làm cho họ trở thành đại biểu của giai cấp tiểu tư sản, chính là vì bộ óc của họ không thể vượt qua được cái giới hạn mà bản thân người tiểu tư sản trong đời sống cũng không thể vượt qua được” [22. tr. 81]. Những bước tiến về sau của khuynh hướng nghiên cứu lịch sử phát sinh đã khắc phục được chỗ thiếu sót của lối đi tìm cái “tương đương xã hội học” khi nghiên cứu văn học. Trong lí luận văn học, có phương pháp tiếp cận văn học từ xã hội với những quan điểm mới mẻ đó là phương pháp cấu trúc phát sinh. Phương pháp này cũng hướng tới khía cạnh xã hội trong quá trình nghiên cứu văn học. Lucien Goldmann [1913 – 1970] là người thử nghiệm vận dụng các phạm trù xã hội học vào nghiên cứu văn học, xây dựng chủ nghĩa cấu trúc phát sinh coi “Tính chất tập thể của sáng tạo văn học đến từ sự kiện sau những cấu trúc của vũ trụ tác phẩm là đồng đẳng với những cấu trúc tâm thức của những nhóm xã hội nào đó, tức là sự sáng tạo một vũ trụ tương đương bị quy định bởi những cấu trúc này”. Phương pháp này trước hết nhằm nghiên cứu những quan hệ giữa tác phẩm và các giai cấp xã hội ở cái thời đại tác phẩm ra đời. Tác phẩm văn học, theo Goldmann, không chỉ là cấu trúc ngôn ngữ thuần túy, mà còn là một cấu trúc ý nghĩa. Cấu trúc ý nghĩa này, đến lượt nó, lại liên quan đến cấu trúc tinh thần của một nhóm xã hội nhất định chịu sự chi phối của những cấu trúc kinh tế - xã hội nào đó. Bởi vậy, nghiên cứu một tác phẩm văn học, việc đầu tiên là tìm hiểu cấu trúc ý nghĩa của nó thông qua cấu trúc ngôn ngữ, sau đó đặt tác phẩm vào hoàn cảnh kinh tế - xã hội mà nó ra đời để tìm cho được sự tương ứng giữa cấu trúc ý nghĩa tác phẩm và cấu trúc tinh thần của nhóm xã hội mà tác giả thuộc vào. Rồi dùng địa vị kinh tế xã hội của nhóm xã hội này mà giải thích cái cấu trúc tinh thần của nó, tức cũng là qua đó lí giải thích ý nghĩa của tác phẩm. Phương pháp cấu trúc phát sinh nếu chỉ dừng lại ở khía cạnh xã hội tức là coi chủ thể tác phẩm văn học là một nhóm xã hội nào đó thì sẽ còn khiếm khuyết. Bởi lẽ, những sáng tạo, xét cho cùng, bao giờ cũng là sáng tạo của cá nhân. Vì thế, Goldmann còn giải thích cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn học bằng những đặc điểm tiểu sử cá nhân tác giả, tức bổ sung thêm khía cạnh tâm lí học của J.Piaget và phân tâm học của S.Freud. Theo khuynh hướng lịch sử phát sinh, người nghiên cứu phải tuân thủ “nguyên tắc lịch sử” và “nguyên tắc lôgic”, tức là phải nắm bắt được toàn diện đến 14 mức tối đa những hiện tượng lịch sử xã hội, nguyên nhân, trình tự của nó và được phản ánh theo tư duy lôgic. Ănghen nói: “Lịch sử thường diễn biến quanh co, nếu bất cứ đâu cũng phải chạy theo nó thì tất yếu không những phải chú ý đến nhiều tư liệu không quan trọng mà còn làm gián đoạn tiến trình tư duy” [11, tr. 53]. Những hạn chế khuynh hướng lịch sử phát sinh lại là ưu thế của những khuynh hướng khác. Ví dụ như khuynh hướng lịch sử phát sinh chưa chú ý đến vấn đề tác động của văn học, nhưng đó lại là nhiệm vụ trung tâm của khuynh hướng lịch sử hiệu năng. Vì thế khi nghiên cứu một tác phẩm văn học, một vấn đề văn học hay tác giả, trào lưu văn học, … để tiếp nhận một cách hiệu quả đối tượng nghiên cứu đòi hỏi người nghiên cứu biết phát huy những ưu điểm của khuynh hướng lịch sử phát sinh nhưng tránh tình trạng tuyệt đối hóa và cần khai thác vấn đề trong quan hệ tổng hòa với các khuynh hướng khác. 1.1.2. Lí thuyết về hướng tiếp cận tâm lí học sáng tạo Nghệ thuật trong thực tiễn sáng tạo của mình là một hoạt động tâm lí, với tư cách đó nó có thể và cần phải được phân tích theo lối tâm lí học. Dưới góc độ này nó ngang bằng với mọi hoạt động khác của con người do các motive tâm lí chi phối mà tâm lí học lấy làm đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu nghệ thuật, nghiên cứu văn học bằng phương pháp tâm lí từ lâu đã trở thành một thao tác phổ biến của các nhà nghiên cứu và phê bình văn học. Có tâm lí học sáng tác và tâm lí học tiếp nhận. Trong đó tâm lí học sáng tác cung cấp cho chúng ta những phương pháp nghiên cứu nghệ thuật xây dựng tác phẩm về mặt tâm lí của tác giả. Tâm lí là toàn bộ những hiện tượng tinh thần diễn ra trong con người thể hiện qua hoạt động của tình cảm và lí trí, gắn liền và chi phối hoạt động của con người. Tình cảm là những biểu hiện tâm lí của con người, phản ánh mối quan hệ giữa con người và các đối tượng trong quá trình tiếp xúc. Có lúc nó được lưu giữ trong tâm hồn, có lúc nó bộc lộ ra ngoài qua thái độ, ngôn ngữ, hành vi của con người với các sắc thái cấp độ như: cảm xúc, tâm trạng, thái độ, khát vọng [hỉ mừng vui, nộ - tức giận, ái - thương yêu, ố - căm ghét, ai - đau thương, cụ - sợ hãi, dục - ham muốn]. Hoạt động lí trí thì biểu hiện qua các phương diện như: hồi ức, tưởng tượng, suy lí, phán đoán. Đời sống tâm lí của con người vô cùng phong phú bên cạnh hoạt động của tình cảm, lí trí nó còn bao gồm cả tư tưởng và tâm linh. Vì 15 thế tâm lí học có nhiệm vụ nghiên cứu về các hiện tượng tâm lí của con người nhằm khám phá bản chất, quy luật hoạt động của nó. Tâm lí học sáng tạo văn học là bộ môn khoa học có tính chất liên ngành. Nó nằm ở vùng giao thoa của nhiều ngành khoa học như tâm lí học, mĩ học, nghiên cứu văn học. Nhiệm vụ của tâm lí học sáng tạo văn học là nghiên cứu quá trình hoạt động tâm lí – thẩm mĩ – xã hội bên trong chủ thể sáng tạo văn học. Khác với tâm lí học phổ quát, tâm lí học sáng tạo văn học chỉ giới hạn phạm vi và hướng tiếp cận của nó ở đời sống tâm lí của nhà văn, những quy luật của quá trình sáng tạo tác phẩm. Nghiên cứu văn học theo tâm lí học sáng tạo là nghiên cứu bản thân quá trình sáng tạo của nhà văn, tức là quá trình vận động của tư duy nghệ thuật trong trạng thái sống động của nó, từ khoảnh khắc thoáng hiện ý đồ sáng tạo cho đến hoàn thành tác phẩm có sự tác động qua lại giữa tâm lí của nhà văn với công việc sáng tạo. Bản thân quá trình sáng tạo đó của nhà văn có hàng loạt vấn đề từ rung động nội tâm đến nhu cầu được giải thoát, tưởng tượng, ý thức và vô thức, nhập thân, xúc cảm và cảm hứng, hư cấu và tái tạo… Đối tượng của tâm lí học sáng tạo là quá trình bên trong của đời sống tâm lí sáng tác nhưng tài liệu nghiên cứu nó lại là những thứ đã được cố định hóa, hữu hình: bản thảo tác phẩm, nhật kí, hồi kí, thư từ, những lời phát biểu tâm sự về nghề văn, về các tác phẩm cụ thể mà nhà văn đã viết, về những hiện tượng tâm lí, các sự kiện dẫn đến hiện tượng tâm lí mà nhà văn kể lại với người thân bè bạn, hoặc từ phía quan sát cảm nhận của người thân bè bạn… Từ những tài liệu đó người nghiên cứu từng bước tìm đến đời sống tâm lí nhà văn và những giai đoạn trong quá trình sáng tạo. Khi tìm hiểu tác phẩm theo hướng tiếp cận tâm lí học người nghiên cứu có thể vận dụng nhiều phương pháp của khoa học tâm lí để cắt nghĩa các hiện tượng tâm lí sáng tạo. Trước hết phải kể đến phương pháp Phân tâm học [Psychoanalysic] “thăm dò tâm lí nhằm làm sáng tỏ ý nghĩa vô thức của các hành vi” do bác sĩ tâm thần người Áo Sigmund Freud [1856 – 1939] sáng lập ra vào đầu thế kỉ XX. Năm 1900, Freud cho in “Traumdeutung – Giải thích giấc mơ”, với các thuyết về dồn nén, vô thức và giấc mơ. Đó là tác phẩm đầu tay của ông và cũng là nền tảng cho Phân tâm học. Freud cho rằng giấc mơ là sự thực hiện ước vọng [13, 16 tr. 18], có những ám ảnh nào đó được lưu giữ về mặt tâm lí bằng cách nào đó có trong cái vô thức. Cái dồn nén đang tồn tại ở những sự tưởng tượng vô thức có lẽ là chất liệu cho tất cả mọi chiêm bao [13, tr. 23]. Freud dùng phương pháp này để nghiên cứu một số hiện tượng tinh thần: tôn giáo, nghệ thuật, đạo đức. Với hiện tượng văn học nghệ thuật, Freud cho rằng xuất hiện cái vô thức trong sự va chạm với cái ý thức, mơ mộng có quan hệ thân thiết với huyền thoại, với văn học và nghệ thuật. Theo đó cắt nghĩa một tác phẩm giống như là lí giải một giấc mơ. Những giấc mơ cần phải lí giải là những giấc mơ thể hiện có che đậy ước nguyện đã bị dồn nén, các ý nghĩ được tiềm ẩn trong mơ. Chất liệu của các điều tưởng tượng không được thể hiện nguyên như vậy trong nội dung giấc mơ mà được thế chân bởi những ám chỉ, bóng gió và những cách thể hiện tương tự khác gọi là những biểu tượng. Mặt khác “Không bao giờ Giấc mơ lại quan tâm tới những thứ chẳng đáng quan tâm lúc ban ngày, và không bao giờ những vụn vặt chẳng đáng bận lòng lúc ban ngày lại đeo đuổi chúng ta vào tận giấc mơ” [13, tr. 70], các ý nghĩ trong mơ là một phức hợp tâm lí có mối liên hệ logic được thể hiện bằng các biểu tượng. Vì thế nắm bắt được thế giới tâm lí của người viết sẽ là cơ sở giúp chúng ta cắt nghĩa tác phẩm thông qua các biểu tượng. Nhiệm vụ của người nghiên cứu là phải “lí giải tác phẩm văn học bằng các xung đột tâm lí vô thức của con người [mà đại diện là tác giả], hoặc tái tạo lại đời sống tâm hồn của tác giả thông qua những điều phát tiết vô thức trong tác phẩm của anh ta” [15, tr.116]. Phương pháp của Freud sau này được áp dụng vào nghiên cứu văn học và có ảnh hưởng mạnh mẽ. Đến K.G.Jung [1876 – 1961], nhà tâm lí học người Đức, thì cái vô thức cá nhân được thay thế bằng vô thức tập thể trong lí thuyết tâm lí học. Vô thức tập thể là lớp vô thức cá nhân tương đương với mọi người khác được lưu giữ đến một lúc nào đó thì thể hiện thành các hình tượng nghệ thuật giống nhau gọi là cổ mẫu. Vô thức tập thể được biểu hiện qua huyền thoại, mộng mơ, huyễn tưởng. Ngoài ra Jung còn chú ý đến vấn đề cá nhân hóa. Đây là sự chống lại vô thức tập thể để khẳng định cái tôi của mình. Điều này đặc biệt quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật để tạo nên những đóng góp cá nhân, tạo nên phong cách cá nhân. Jung cũng phát hiện ra những kiểu tâm lí và hai dạng của nó là hướng nội và hướng ngoại, cung cấp cho chúng ta những bộ khái niệm - công cụ để phân tích những hiện tượng văn hóa, nghệ thuật, tâm lí. Ông hướng sự quan tâm của mình vào vấn đề tương phản giữa tư duy và văn hóa, các con đường phát triển văn hóa phương 17 Đông và phương Tây, vai trò của di truyền sinh học và di truyền văn hóa trong đời sống các dân tộc. Và cuối cùng, là phân tích những hiện tượng bí ẩn trong văn hóa, làm sáng tỏ ý nghĩa của các huyền thoại, giấc mơ, truyền thuyết, cổ tích và những huyền bí. Quan niệm này của Jung có ảnh hưởng cả đến lĩnh vực sáng tác văn học. Từ những quan niệm khác nhau về chủ thể trữ tình, cái tôi thiên tài của người nghệ sĩ ta có thể thấy vai trò của cái vô thức, của tình cảm – cảm xúc trong quá trình sáng tạo văn học là không thể phủ nhận. Trong quan niệm thần bí về thiên tài nghệ thuật xuất hiện từ thời kì cổ đại và tồn tại khá lâu trong đời sống tinh thần của nhân loại, Platong cho rằng thi sĩ là một cái gì nhẹ nhàng, bay bổng và thiêng liêng, anh ta chỉ có thể sáng tạo một khi đã được cổ vũ và trở nên cuồng loạn khi anh ta không còn lí trí nữa. Thực ra đây là trạng thái tâm lí khác thường của thi sĩ khi cảm hứng sáng tạo đến. Nó được biểu hiện ra như một hiện tượng thần nhập thần bí. Ngoài ra còn có quan niệm bệnh lí và thiên tài. Theo quan niệm này những biểu hiện bệnh lí tâm thần và biểu hiện của thiên tài có điểm tương đồng. Moreau de Turs, một học giả Pháp thế kỉ XIX, đã chỉ ra sự giống nhau giữa cảm hứng sáng tạo và trạng thái cuồng loạn. Sự giống nhau này biểu hiện qua những trạng thái nhanh chóng và bất ngờ, qua tưởng tượng độc đáo và sống động, qua cảm nhận tinh tế vượt quá mức bình thường. Trên thực tế thì sáng tạo nghệ thuật là vật lộn với tất cả những gì bệnh hoạn, là sự tắm gội và thanh lọc của tâm hồn, là lặp lại trật tự hài hòa của các yếu tố tiềm thức và ý thức. Sáng tạo nghệ thuật đích thực chỉ có thể là sản phẩm của những bộ óc sáng suốt, những tâm hồn trong sáng, cao thượng. Giáo sư Phương Lựu trong cuốn Lí luận văn học cho rằng phải nghiên cứu tác phẩm như là con đẻ tinh thần của nhà văn [22, tr. 684]. Dò tìm đến nguồn cội của quá trình sáng tạo, ta thấy sáng tạo có sự tích lũy trước đó từ những năng lực cơ bản của nhà văn, đến quá trình tiếp cận hiện thực cuộc sống, từ rung động nội tâm đến nhu cầu giải thoát [có liên quan đến thuyết dồn nén của Freud]. Để hiểu được sâu sắc quá trình này phải giải mã được các hiện tượng tâm lí như tưởng tượng, vô thức trong đó có cảm hứng và trạng thái mơ màng, nhạc điệu và sự nhập thân thể hiện… Mỗi phương pháp của hướng tiếp cận tâm lí học bên cạnh những luận điểm độc đáo không tránh khỏi những nghi vấn. Điều quan trọng ở đây là phải biết vận dụng khoa học tâm lí để cắt nghĩa các hiện tượng tâm lí sáng tạo. Việc sử dụng linh 18 hoạt các phương pháp tâm lí sáng tạo, tránh tuyệt đối hóa sự chi phối của cái vô thức và của tính dục thì có thể đóng góp quan trọng vào việc tìm hiểu cái thông điệp của một số tác phẩm. Điểm tựa của những lí giải phải là quan điểm duy vật biện chứng, tránh suy diễn tùy tiện hoặc đẩy chúng vào quan điểm duy tâm siêu hình. 1.1.3. Mối quan hệ giữa hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và hướng tiếp cận tâm lí học sáng tạo trong quá trình nghiên cứu tác phẩm văn học Từ trước đến nay có nhiều phương pháp nghiên cứu tác phẩm theo nhiều quan điểm khác nhau. Để cắt nghĩa, tìm hiểu một tác phẩm văn học một cách toàn diện và sâu sắc không nên chỉ vận dụng một phương pháp, một hướng tiếp cận để mặt hạn chế của phương pháp và hướng tiếp cận này sẽ được bù đắp bởi ưu điểm nổi bật của phương pháp và hướng tiếp cận kia. Phương pháp luận nghiên cứu hiện đại đã đặt vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật một cách toàn diện [22, tr. 671]. Phương pháp cấu trúc phát sinh hướng tới khía cạnh xã hội trong quá trình nghiên cứu văn học. Nhưng sáng tạo là sản phẩm của cá nhân, mang dấu ấn cá nhân nên L.Goldmann còn giải thích cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn học bằng những đặc điểm tiểu sử cá nhân tác giả, tức bổ sung thêm khía cạnh tâm lí học J.Piaget và phân tâm học của S. Freud. Nghiên cứu tâm lí sáng tạo của nhà thơ trong những trường hợp cụ thể chúng ta sẽ có thêm cơ sở để hiểu được các tầng nghĩa của tác phẩm và ý đồ nghệ thuật của nhà thơ. Mặt khác sáng tạo là quá trình đi từ ý đồ và tâm trạng, tâm trạng thường gắn liền với nhạc điệu [nhạc điệu - tâm trạng] rồi mới đến là tập trung và thể hiện, nhập thân và thể hiện sau cùng là sửa chữa; sự hình thành thiên tài bên cạnh những lí giải liên quan đến tâm lí khác thường còn có yếu tố là di truyền [năng khiếu], hoàn cảnh và quá trình học tập. Như vậy khi nghiên cứu một tác phẩm văn học vừa phải tính đến yếu tố tâm lí của chủ thể lại vừa phải kể đến yếu tố lịch sử phát sinh trong quá trình sáng tạo. Tác phẩm không chỉ cố định trong cấu trúc văn bản mà tác phẩm là một quá trình. Nó là kết tinh của một cái gì trước đó, và sẽ gây tác dụng sau đó [22, tr.671]. 19 Theo đó lịch sử phát sinh là yếu tố ngoài văn bản nhưng là giai đoạn đầu của cảm hứng, xúc cảm tham gia vào quá trình sáng tạo văn bản. Nhưng nếu chỉ lấy yếu tố ngoài văn bản để giải thích văn bản thì dễ rơi vào xu hướng xã hội học. Vì thế xem xét một tác phẩm văn chương tính đến cả yếu tố tâm lí là yếu tố nội tại bên trong nhà văn sẽ khiến độ tham chiếu lớn hơn. Tìm hiểu tác phẩm từ hai hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo giúp ta tiếp cận chính xác và toàn diện hơn nội dung của văn bản. Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có phong cách nghệ thuật và quá trình sáng tạo độc đáo với đời sống tâm lí phức tạp, giằng xé. Không hiểu được tính độc đáo, phức tạp ấy sẽ không thể hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh đã trở thành biểu tượng, cũng như không gian và thời gian nghệ thuật trong thơ ông. 1.2. Thực trạng dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” trong nhà trƣờng phổ thông hiện nay 1.2.1. Nguồn học liệu Đây thôn Vĩ Dạ là một tác phẩm nhận được nhiều sự quan tâm nghiên cứu. Vì thế trong quá trình dạy học tác phẩm này cũng đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau và mỗi hướng tiếp cận lại càng khiến bài thơ thêm lung linh ý nghĩa. Hiện nay hướng tiếp cận dạy học phổ biến là dựa vào hoàn cảnh sáng tác, các yếu tố chính về cuộc đời và phong cách sáng tác của Hàn Mặc Tử cũng như văn bản thơ để cắt nghĩa nội dung tư tưởng của tác phẩm. Nhưng dù nguồn tư liệu và các hướng tiếp cận từ trước đến nay thật phong phú thì việc hiểu tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ trên tinh thần tích cực, chủ động đối với học sinh vẫn không phải là công việc dễ dàng bởi bài thơ ít nhiều nhuốm màu sắc tượng trưng siêu thực. Việc dạy học bài tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ từ hướng tiếp cận lịch sử phát sinh và tâm lí học sáng tạo sẽ cung cấp một cách nhìn toàn diện và độ tham chiếu lớn hơn cho thầy và trò trong quá trình tìm hiểu tác phẩm đã trở nên rất quen thuộc. 1.2.2. Thực trạng dạy học bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” 1.2.2.1. Đối tượng khảo sát 20

Video liên quan

Chủ Đề