Lớp vỏ Trái Đất có độ dày bao nhiêu

Lớp vỏ Trái đất có độ dày là bao nhiêu km?


A.

B.

C.

D.

Cùng Top lời giảitrả lờichính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm: “Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào? ”kết hợp với những kiến thức mở rộng về Vỏ trái đất là tài liệu hay dành cho cácbạn học sinh trong quá trình luyện tập trắc nghiệm.

Trắc nghiệm: Vỏ Trái Đất có độ dày thế nào?

A. 70 - 80 km

B. Dưới 70 km

C. 80 - 90 km

D. Trên 90 km

Trả lời

Đáp án đúng: B. Dưới 70 km

Vỏ Trái Đất có độ dày dưới 70 km

Kiến thức tham khảo về Vỏ trái đất

1. Tìm hiểu chung về lớp vỏ trái đất

- Lớpvỏ Trái Đấtlà khu vực ngoài cùng của cấu trúc đồng tâm của không gianđịa lý, phần rắn củaTrái Đất. Nó tương đối mỏng, với độ dày thay đổi từ 5km, dưới đáy đại dương, lên tới 70km ở các khu vực miền núi đang hoạt động của các lục địa.

- Có ý kiến cho rằng lớp vỏ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành cách đây 4400-4550 triệu năm.Khối lượngcủa vỏ Trái Đất không thay đổi nhưng được cho là tăng theothời gian. Được biết, 2.500 triệu năm trước đã có một khối vỏ cây ghê gớm; trước đó, người ta cho rằng có nhiều sựtái chếvỏ cây đối vớilớp phủ. Sự tăng trưởng, nghĩa là sự gia tăng về khối lượng vỏ, được cho là đã xảy ra một cách đột ngột với hai sự kiện lớn: một sự kiện diễn ra 2500-2700 triệu năm trước và sự kiện diễn ra 1700-1900 triệu năm trước.

- Hầu hết các hành tinh đất đá có lớp vỏ khá đồng đều. Tuy nhiên, Trái Đất có hai loại khác nhau:vỏ lục địavàvỏ đại dương. Hai loại này có thành phần hóa học và tính chất vật lý khác nhau, và được hình thành bởi các quá trình địa chất khác nhau.

- Lớp vỏ Trái Đất tương đối mỏng, với độ dày thay đổi từ 5km, dưới đáy đại dương, lên tới 70km ở các khu vực miền núi đang hoạt động của các lục địa.

2. Lớp vỏ trái đất là gì? Đặc điểm của lớp vỏ trái đất

a. Khái niệm

- Lớp vỏ Trái Đất là lớp nằm ngoài cùng của Trái Đất, ở dạng rắn. Các thành phầnđácủa lớp vỏ Trái Đất gần như tất cả là cácoxide. Các thành phần nhưclo,lưu huỳnhvàfluorlà các ngoại lệ quan trọng duy nhất đối với thành phần này và tổng khối lượng của chúng trong bất kỳ loại đá nào thông thường đều nhỏ hơn 1%. F. W. Clarke đã tính toán rằng gần 47% khối lượng lớp vỏ Trái Đất làoxy. Nguyên tố này có mặt trong các oxide, chủ yếu là củasilic,nhôm,sắt,calci,magiê,kalivànatri.Siliclà thành phần quan trọng chính của lớp vỏ, có mặt trong cáckhoáng vật silicat, làkhoáng vậtphổ biến nhất trong các loạiđá mácmavàđá biến chất, khi vỡ vụn thì thành cát.

b. Đặc điểm

- Lớp vỏ được chia thành hai kiểu theo phạm vi phân bố và đặc điểm hóa lý của nó làvỏ lục địavàvỏ đại dương. Vỏ đại dương dày 5km đến 10km, và được cấu tạo chủ yếu làbasalt, diabase, vàgabbro. Vỏ lục địa dày từ 30km đến 50km và được cấu tạo bởi các đá có tỷ trọng nhẹ hơn so với vỏ đại dương nhưgranite.

- Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 1% thể tích và 0,5% khối lượng của Trái Đất.

- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi một số địa mảng nằm kề nhau. Các địa mảng này có bộ phận nổi cao trên mực nước biển là lục địa, các đảo và có bộ phận trũng và thấp bị nước bao phủ là đại dương.

- Các địa mảng không cố định một chỗ mà di chuyển chậm. Nếu như hai lớp địa mảng tách xa nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, vật chất dưới sâu sẽ trào lên hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương. Nếu hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nèn ép, nhô lên thành núi. Đồng thời ở đó cũng sinh ra núi lửa và động đất.

3.Vai trò của lớp vỏ trái đất

- Hẳn tất cả chúng ta đều biết, vỏ trái đất ngoài là nơi trú ngụ và tồn tại của con người thì nó còn là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác như không khí, sinh vật, nước…Có thể nói, đây chính là nơi diễn ra mọi hoạt động của con người cũng như các loài sinh vật.

Trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi "Độ dày của lớp vỏ trái đất từ 5km đến?" và phần kiến thức tham khảo là tài liệu cực hữu dụng bộ môn Địa lí 10 cho các bạn học sinh và các thầy cô giáo tham khảo.

Trả lời câu hỏi: Độ dày của lớp vỏ trái đất từ 5km đến?

Lớp vỏ Trái Đấttương đối mỏng, vớiđộ dàythay đổitừ 5 km, dưới đáy đại dương, lên tới 70 km ở các khu vực miền núi đang hoạt độngcủacác lục địa.

Cùng Top lời giải hoàn thiện hành trang kiến thức của bạn với phần mở rộng dưới đây nhé!

Kiến thức mở rộng vềTrái Đất

I. Cấu trúc của Trái Đất

- Trái Đất là một vật thể lớn, nghiên cứu có nhiều khó khan.

- Phương pháp nghiên cứu Trái Đất là phương pháp địa chấn.

- Cấu trúc Trái Đất gồm 3 lớp: vỏ Trái Đất, lớp Manti và nhân Trái Đất.

1.Lớp vỏ Trái Đất

- Khái niệm: Là lớp vỏ cứng, mỏng, độ dày dao động từ 5km đến 70km.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: đá trầm tích, tầng granit và tầng badan.

- Vỏ Trái Đất phân thành: vỏ đại dương và vỏ lục địa.
2. Lớp Manti

- Từ độ sâu 15km đến 2900km.

- Chia thành 2 tầng:

+ Manti trên: 15 – 700 km. Trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới: 700 – 2900 km. Trạng thái rắn chắc.

3. Lớp Nhân

- Dày 3470km.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, nhiệt độ 50000C, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng.

+ Nhân trong: từ 5100 – 6370km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.

4. Thạch quyển

- Là lớp vỏ ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của bao Manti, độ dày tới 100km.

II.Thuyết kiến tạo mảng

+ Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo. Trên Trái Đất có 7 mảng kiến tạo lớn.

+ Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển.

+ Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

+ Ranh giới, chỗ tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa…

III. Bài tập

Câu 1:Quan sát hình 7.1 mô tả cấu trúc của Trái Đất?

Bài làm:

- Cấu trúc của Trái Đất gồm nhiều lớp.

+Lớp vỏ Trái Đất: gồm vỏ lục địa [đến 70 km] và vỏ đại dương [đến 5 km]

+Lớp Manti: gốm tầng Manti trên [lừ 15 đèn 700 km] và tầng Manti dưới[từ 700 đến 2.900 km].

+Nhân Trái Đất: gồm nhân ngoài [từ 2.900 đến 5.100 km] và nhân trong [từ 5.100 đến 6.370 km].

Câu 2:Quan sát hình 7.2 cho biết sự khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương?

Bài làm:

Quan sát hình 7.2 ta thấy, vỏ lục địa và vỏ đại dương là hai lớp vỏ thuộc lớp vỏ trái đất. Tuy nhiên, chúng lại có sự khác nhau, đó là:

+Vỏ lục địa phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển; bề dày trung bình: 35 – 40 km [ở miền núi cao đến 70 – 80 km]: cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.

+Vỏ đại dương phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển; bề dày trung bình là 5 – 10 km; không có lớp đá granit.

Câu 3:Quan sát hình 7.1 cho biết lớp Manti được chia thành mấy tầng? Giới hạn của mỗi tầng?

Bài làm:

Từ những quan sát của hình 7.1 ta thấy: Lớp Manti được chia làm hai tầng đó là lớp Manti trên và lớp manti dưới.

+Với tầng Manti trên được giớihạn từ 15 đến 700 km

+Với tầng Manti dưới được giới hạn từ 700 đến 2.900 km.

Câu 4:Dựa vào hình 7.3, cho biết 7 mảng kiến tạo lớn là những mảng nào?

Bài làm:

- Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn:

+ mảng Thái Bình Dương

+mảng Ấn Độ – Ô-xtrây-li-a

+mảng Âu – Á

+mảng Phi.

+mảng Bắc Mĩ.

+mảng Nam Mĩ

+mảng Nam Cực.

Câu 5:Quan sát hình 7.4, cho biết hai cách tiếp xúc của các mảng kiến tạo và kết quả của mỗi cách tiếp xúc?

Bài làm:

- Tiếp xúc tách dãn: tạo ra các sống núi ngầm ở đại dương.

-Tiếp xúc dồn ép: hình thành nên các dãy núi cao, các đảo núi lửa, các vực biển sâu.

Câu 6:Dựa vào hình 7.1 và nội dung trong SGK, lập bảng so sánh các lớp cấu tạo của Trái Đất [vị trí, độ dày, đặc điểm]?

Bài làm:

Video liên quan

Chủ Đề