Luật an ninh mạng quy định bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng gồm máy điều

Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, được Quốc hội khóa XIV, tại Kỳ họp thứ 5, thông qua với tỷ lệ 86,86%. Có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019. Luật gồm 7 Chương, 43 Điều, quy định những nội dung cơ bản về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

An ninh mạng là sự bảo đảm hoạt động trên không gian mạng không gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. [Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018].

Bảo vệ an ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng. [Căn cứ theo Khoản 2 Điều 2 Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018].

Vậy, Thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 10 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, quy định hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như sau:

+ Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia là hệ thống thông tin khi bị sự cố, xâm nhập, chiếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng trệ, tê liệt, tấn công hoặc phá hoại sẽ xâm phạm nghiêm trọng an ninh mạng.

+ Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:

a] Hệ thống thông tin quân sự, an ninh, ngoại giao, cơ yếu;

b] Hệ thống thông tin lưu trữ, xử lý thông tin thuộc bí mật nhà nước;

c] Hệ thống thông tin phục vụ lưu giữ, bảo quản hiện vật, tài liệu có giá trị đặc biệt quan trọng;

d] Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái;

đ] Hệ thống thông tin phục vụ bảo quản, chế tạo, quản lý cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng khác liên quan đến an ninh quốc gia;

e] Hệ thống thông tin quan trọng phục vụ hoạt động của cơ quan, tổ chức ở trung ương;

g] Hệ thống thông tin quốc gia thuộc lĩnh vực năng lượng, tài chính, ngân hàng, viễn thông, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, hóa chất, y tế, văn hóa, báo chí;

h] Hệ thống điều khiển và giám sát tự động tại công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.

Căn cứ theo Điều 11 của Luật An ninh mạng số 22/2018/QH14 ngày 12 tháng 06 năm 2018, quy định việc thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia như sau:

+ Về định nghĩa, Thẩm định an ninh mạng được hiểu là hoạt động xem xét, đánh giá những nội dung về an ninh mạng để làm cơ sở cho việc quyết định xây dựng hoặc nâng cấp hệ thống thông tin.

+ Về đối tượng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:

a] Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, hồ sơ thiết kế thi công dự án đầu tư xây dựng hệ thống thông tin trước khi phê duyệt;

b] Đề án nâng cấp hệ thống thông tin trước khi phê duyệt.

+ Về nội dung thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm:

a] Việc tuân thủ quy định, điều kiện an ninh mạng trong thiết kế;

b] Sự phù hợp với phương án bảo vệ, ứng phó, khắc phục sự cố và bố trí nhân lực bảo vệ an ninh mạng.

+ Về thẩm quyền thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia được quy định như sau:

a] Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia, trừ trường hợp Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng và Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định;

b] Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Quốc phòng thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quân sự;

c] Ban Cơ yếu Chính phủ thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin cơ yếu thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ.

Như vậy, thông qua bài viết trên, Luật Hoàng Anh đã trình bày nội dung về việc thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.

Luật Hoàng Anh

Luật An ninh mạng gồm 7 Chương, 43 Điều, quy định những nội dung cơ bản về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia

Luật An ninh mạng được Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV thông qua với tỷ lệ 86,86%. Luật gồm 7 Chương, 43 Điều, quy định những nội dung cơ bản về an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng; triển khai hoạt đọng bảo vệ an ninh mạng và quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Cụ thể:

Chương I- Những quy định chung gồm 9 Điều. Đó là các quy định về phạm vi điều chỉnh, giải thích từ ngữ [an ninh mạng; bảo vệ an ninh mạng; không gian mạng; không gian mạng quốc gia; cơ sở không gian mạng quốc gia; cổng kết nối quốc tế; tội phạm mạng; tấn công mạng; khủng bố mạng; gián điệp mạng; tài khoản số; nguy cơ đe dọa an ninh mạng; sự cố an ninh mạng; tình huống nguy hiểm về an ninh mạng], chính sách của Nhà nước an ninh mạng, nguyên tắc bảo vệ an ninh mạng; biện pháp bảo vệ an ninh mạng, bảo vệ không gian mạng quốc gia, hợp tác quốc tế về an ninh mạng; các hành vi nghiêm cấm về an ninh mạng, xử lý vi phạm pháp luật an ninh mạng.

Chương II - Bảo vệ an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Chương này gồm 5 Điều, quy định chi tiết về: Hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; thẩm định an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; đánh giá điều kiện an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; kiểm tra an ninh mạng đối với thông thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; giám sát an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng đối với hệ thông thông tin quan trọng an ninh quốc gia.

Chương III - Phòng ngừa, xử lý hành vi xâm phạm an ninh mạng gồm 7 Điều quy định về: Phòng ngừa, xử lý thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; phòng, chống gián điệp mạng; bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng; Phòng, chống hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin, phương tiện điện tử để vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; phòng, chống tấn công mạng; phòng, chống khủng bố mạng; phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng; đấu tranh bảo vệ an ninh mạng.

Chương IV- Hoạt động bảo vệ an ninh mạng gồm 7 Điều, quy định về: Triển khai hoạt động bảo vệ an ninh mạng trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị ở trung ương và địa phương; kiểm tra an ninh mạng đối với hệ thống thông tin của có quan, tổ chức không thuộc Danh mục hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia; bảo vệ an ninh mạng đối với cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia, cổng kết nối mạng quốc tế; bảo đảm an ninh thông tin trên không gian mạng; nghiên cứu, phát triển an ninh mạng; nâng cao năng lực tự chủ về an ninh mạng; bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Chương V- Bảo đảm hoạt động bảo vệ an ninh mạng gồm 6 Điều, quy định cụ thể: Lực lượng bảo vệ an ninh mạng; bảo đảm nguồn nhân lực bảo vệ an ninh mạng; tuyển chọn, đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng; giáo dục, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ an ninh mạng; phổ biến kiến thức về an ninh mạng; Kinh phí bảo vệ an ninh mạng. 

Chương VI – Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân gồm 7 Điều, quy định về trách nhiệm của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu chính phủ và trách nhiệm của Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh cũng như doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên không gian mạng cùng cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng. Chương VII – Điều khoản thi hành, gồm Điều 43 quy định hiệu lực thi hành. Cụ thể, Luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2019.

Ban KT-PL

Luật An ninh mạng 2018 hiện hành mới nhất áp dụng các quy định bảo vệ an ninh mạng chặt chẽ, cùng các quy phạm xử lý các hành vi vi phạm nhằm nâng cao công tác duy trì trật tự và bảo vệ an ninh mạng, tạo nên một không gian mạng lành mạnh và an toàn cho công dân Việt Nam.

Luật An ninh mạng 2018 là gì?

Luật An ninh mạng 2018 gồm 7 Chương với 43 điều luật quy định chặt chẽ về các hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia, là trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân, tổ chức có liên quan nhằm đảm bảo sự an toàn và trật tự của toàn xã hội trên không gian mạng.

Luật An ninh mạng 2018 có hiệu lực khi nào?

Từ ngày 12/6/2018 sau khi nhận được 87% phiếu bầu từ đại biểu Quốc hội, Luật An ninh mạng 2018 được thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.

Điểm Nổi bật của Luật An ninh mạng 2018

Một số điểm nổi bật của Luật An ninh mạng 2018 gồm:

Nghiêm cấm đăng tải các thông tin sai sự thật

Theo Điều 8 của Luật này, các hành vi dưới đây sẽ bị nghiêm cấm trên môi trường mạng:

  • Hành vi quy định vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội được quy định tại Điều 18.1 của Luật này;
  • Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo, huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
  • Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xúc phạm tôn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc;
  • Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong Nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế – xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
  • Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô, đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng;
  • Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội.

Doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu người dùng tại Việt Nam

Theo Điều 26.3 Luật An ninh mạng 2018 yêu cầu:

  • Doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ;
  • Đặc biệt, các doanh nghiệp nước ngoài phải đặt văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.

Ngừng cung cấp dịch vụ mạng khi có yêu cầu của cơ quan chức năng

Ngay khi có yêu cầu của cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an, các doanh nghiệp trong và ngoài nước phải ngừng cung cấp các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng, mạng Internet và mạng viễn thông cho các tổ chức hoặc cá nhân đã đăng tải các thông tin được quy định từ khoản 1 đến khoản 5 Điều 16 Luật này.

Doanh nghiệp phải cung cấp thông tin người dùng cho công tác điều tra

Các doanh nghiệp trong và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng phải chịu trách nhiệm trong việc xác thực thông tin của người dùng khi đăng ký tài khoản số, bảo mật thông tin và tài khoản của người dùng theo quy định.

Đặc biệt, doanh nghiệp phải sẵn sàng cung cấp toàn bộ thông tin của người dùng cho Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an [khi có yêu cầu] để phục vụ cho công tác điều tra nhằm hỗ trợ quá trình xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Xóa bỏ mọi thông tin vi phạm trên mạng trong vòng 24 giờ

Khi người dùng đăng tải hoặc chia sẻ những thông tin bị nghiêm cấm, các doanh nghiệp phải ngăn chặn việc chia sẻ, xóa bỏ mọi thông tin vi phạm chậm nhất là 24 giờ – tính từ thời điểm nhận được yêu cầu từ cơ quan Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Lực lượng bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần lưu lại nhật ký người dùng trên hệ thống trong thời gian quy định để phục vụ quá trình điều tra và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

Điều 29 Luật An ninh mạng 2018 được xem là một quy định cực kỳ nhân văn, theo đó:

  • Trẻ em có quyền được bảo vệ, tiếp cận thông tin, tham gia hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí, giữ bí mật cá nhân, đời sống riêng tư và các quyền khác khi tham gia trên không gian mạng;
  • Chủ quản hệ thống thông tin, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có trách nhiệm kiểm soát nội dung thông tin trên hệ thống thông tin hoặc trên dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp để không gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; ngăn chặn việc chia sẻ và xóa bỏ thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em; kịp thời thông báo, phối hợp với lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an để xử lý;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên không gian mạng có trách nhiệm phối hợp với cơ quan có thẩm quyền trong bảo đảm quyền của trẻ em trên không gian mạng, ngăn chặn thông tin có nội dung gây nguy hại cho trẻ em theo quy định của Luật này và pháp luật về trẻ em;
  • Cơ quan, tổ chức, cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cá nhân khác liên quan có trách nhiệm bảo đảm quyền của trẻ em, bảo vệ trẻ em khi tham gia không gian mạng theo quy định của pháp luật về trẻ em;
  • Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và các cơ quan chức năng có trách nhiệm áp dụng biện pháp để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hành vi sử dụng không gian mạng gây nguy hại cho trẻ em, xâm phạm đến trẻ em, quyền trẻ em.

“Nghe lén” các cuộc đàm thoại là hành vi gián điệp mạng

Theo Điều 17 Luật An ninh mạng 2018, dưới đây là các hành vi được xem là gián điệp mạng:

  • Chiếm đoạt, mua bán, thu giữ, cố ý làm lộ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Cố ý xóa, làm hư hỏng, thất lạc, thay đổi thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư được truyền đưa, lưu trữ trên không gian mạng;
  • Cố ý thay đổi, hủy bỏ hoặc làm vô hiệu hóa biện pháp kỹ thuật được xây dựng, áp dụng để bảo vệ thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư;
  • Đưa lên không gian mạng những thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trái quy định của pháp luật;
  • Cố ý nghe, ghi âm, ghi hình trái phép các cuộc đàm thoại;
  • Hành vi khác cố ý xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư.

Khuyến khích tổ chức và cá nhân tham gia phổ biến kiến thức an ninh mạng

Nhà nước luôn khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện chương trình giáo dục thông qua các chính sách phổ biến về an ninh mạng trong phạm vi cả nước để nâng cao nhận thức về an ninh mạng.

Đồng thời, bộ, ngành, cơ quan và các tổ chức phải triển khai các hoạt động giáo dục, phổ cập kiến thức về an ninh mạng cho các cán bộ công chức, tổ chức và cơ quan trong Bộ.

UBND cấp tỉnh phải thực thi phổ biến kiến thức về Luật an ninh mạng 2018 cho cơ quan, tổ chức và cá nhân của địa phương.

Giải đáp các Thắc mắc về Luật An ninh mạng 2018

Luật An ninh mạng 2018 bảo vệ quyền con người như thế nào?

Qua nghiên cứu các quy định trong Luật An ninh mạng 2018, có thể thấy Luật An ninh mạng 2018 bảo vệ 06 quyền con người sau đây: [i] quyền sống, quyền tự do cá nhân; [ii] quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ; [iii] quyền không bị can thiệp vào đời tư, gia đình, chỗ ở hoặc thư tín; [iv] quyền không bị xâm hại danh dự hay uy tín cá nhân; [v] quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo của công dân; và [vi] quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt của công dân.

Người có hành vi vi phạm được quy định trong Luật An ninh mạng 2018 thì bị xử lý như thế nào?

Theo Điều 9 Luật An ninh mạng 2018, trong trường hợp của những người vi phạm luật an ninh mạng thì sẽ tùy theo mức độ, tính chất vi phạm mà bị xử lý theo kỷ luật, hành chính [bồi thường nếu gây thiệt hại] hoặc bị tra cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng sẽ có trách nhiệm gì?

Theo Điều 42 Luật An ninh mạng 2018 thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng có trách nhiệm:

  • Tuân thủ quy định của pháp luật về an ninh mạng;
  • Kịp thời cung cấp thông tin liên quan đến bảo vệ an ninh mạng, nguy cơ đe dọa an ninh mạng, hành vi xâm phạm an ninh mạng cho cơ quan có thẩm quyền, lực lượng bảo vệ an ninh mạng;
  • Thực hiện yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền trong bảo vệ an ninh mạng; giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp bảo vệ an ninh mạng.

Biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm những biện pháp nào?

Theo Điều 5 Luật An ninh mạng 2018 thì các biện pháp bảo vệ an ninh mạng bao gồm những biện pháp sau:

  • Thẩm định an ninh mạng;
  • Đánh giá điều kiện an ninh mạng;
  • Kiểm tra an ninh mạng;
  • Giám sát an ninh mạng;
  • Ứng phó, khắc phục sự cố an ninh mạng;
  • Đấu tranh bảo vệ an ninh mạng;
  • Sử dụng mật mã để bảo vệ thông tin mạng;
  • Ngăn chặn, yêu cầu tạm ngừng, ngừng cung cấp thông tin mạng; đình chỉ, tạm đình chỉ các hoạt động thiết lập, cung cấp và sử dụng mạng viễn thông, mạng Internet, sản xuất và sử dụng thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu xóa bỏ, truy cập xóa bỏ thông tin trái pháp luật hoặc thông tin sai sự thật trên không gian mạng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Thu thập dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên không gian mạng;
  • Phong tỏa, hạn chế hoạt động của hệ thống thông tin; đình chỉ, tạm đình chỉ hoặc yêu cầu ngừng hoạt động của hệ thống thông tin, thu hồi tên miền theo quy định của pháp luật;
  • Khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
  • Biện pháp khác theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Bài viết này chứa đựng kiến thức pháp luật và thuật ngữ chuyên môn, quý độc giả có thắc mắc hoặc cần trao đổi về chuyên môn liên quan đến các quy chế thực hiện pháp luật an ninh mạng Việt Nam, vui lòng liên hệ các Luật sư của chúng tôi tại .

Video liên quan

Chủ Đề