Lượng bức xạ trung bình hàng năm tỉnh đồng nai nhận được là bao nhiêu kcal/cm2

Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa, tuy nhiên ở mỗi vùng miền khí hậu lại có sự thay đổi do đó sẽ có cường độ bức xạ mặt trời khác nhau theo từng khu vực. Dưới đây SUNEMIT sẽ chia sẻ với bạn bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam cũng như tiềm năng phát triển điện mặt trời theo từng khu vực, mời các bạn cùng tham khảo.

Cường độ bức xạ mặt trời là gì?

Cường độ bức xạ mặt trời dòng vật chất và năng lượng phát ra từ mặt trời. Bức xạ mặt trời là nguồn năng lượng cho nhiều quá trình diễn ra trên Trái Đất như phong hóa, bóc mòn, bồi tụ; đồng thời giúp chiếu sáng và sưởi ấm cho các hành tinh trong hệ Mặt Trời. 

Cường độ bức xạ mặt trời có thể được chuyển đổi thành các dạng năng lượng hữu ích khác như nhiệt và điện thông qua công nghệ.

Để cấu tạo nên một bản đồ bức xạ mặt trời, ta cần một quá trình lâu và liên tục khi phải tiến hành đo lượng ánh sáng mặt trời tại các vị trí cụ thể ở nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Từ những kết quả của sự đo đạc này, ta ước tính được lượng ánh sáng mặt trời tại các khu vực có cùng vị trí với thời gian và khí hậu tương tự. 

Cường độ năng lượng mặt trời thường có đơn vị là kWh/m2.

» Có thể bạn quan tâm: Từ A-Z những điều cần biết về năng lượng mặt trời

Bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam như thế nào giữa các khu vực?

Ở Việt Nam khí hậu ở mỗi vùng miền là khác nhau. Tiêu biểu là ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ có khí hậu cận nhiệt đới với 4 mùa rõ rệt trong năm: Xuân, Hạ, Thu, Đông còn ở miền Trung và Nam Trung Bộ có khí hậu nhiệt đới với 2 mùa trong năm là mùa mưa và mùa khô. Do vậy, bản đồ bức xạ mặt trời tại Việt Nam cũng khác nhau giữa các vùng. Nếu theo nghiên cứu và tính toán tổng số giờ nắng trong năm, ở miền Bắc có khoảng 1.500-1.700 giờ nắng còn ở miền Trung và miền Nam thì khoảng 2.000-2.600 giờ. Với số giờ nắng nhiều như vậy trong năm thì năng lượng mặt trời cũng dần trở thành nguồn năng lượng được ưa chuộng sử dụng nhiều hơn.

Ở phía Bắc thì từ Bắc Bộ đến Thừa Thiên Huế, các tỉnh Tây Bắc như: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai; các tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được xem là những nơi có nắng nhiều.

Các tỉnh phía Nam có lượng bức xạ cao hơn so với các tỉnh phía Bắc. Ở khu vực này, nguồn bức xạ năng lượng mặt trời dồi dào là một lợi thế lớn, một nguồn tài nguyên có thể khai thác sử dụng.

Bức xạ mặt trời theo từng khu vực nhỏ trong các vùng tại Việt Nam

1. Khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ

– Tại Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 6-7. Còn ở Bắc Trung Bộ, thời gian nắng nhiều nhất là vào tháng 5.

– Cường độ bức xạ mặt trời trung bình cao nhất ở Bắc Bộ là khoảng từ tháng 5, ở Bắc Trung Bộ từ tháng 4. Trong năm, số giờ nắng nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6-7h/ngày, duy trì ở mức cao từ tháng 7. Thường vào tháng 2, tháng 3 và tháng 11-12 có số giờ nắng trung bình thấp nhất, khoảng 2h/ngày.

2. Khu vực Trung Bộ

Các tỉnh từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất trong ngày là từ 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 4 đến tháng 10, thời gian nắng khoảng 5-6h/ngày.

3. Khu vực cuối Nam Trung Bộ và Nam Bộ

Đây là khu vực có ánh nắng dồi dào quanh năm. Vào các tháng 1, 3, 4, nắng thường bắt đầu từ 6h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ mặt trời trung bình thường lớn. 

Số liệu về cường độ bức xạ và số giờ nắng tại các vùng ở Việt Nam

Tại Việt Nam, lượng bức xạ mặt trời rất tốt. Tổng cường độ bức xạ mặt trời khác nhau giữa các vùng miền và có sự biến thiên vào các thời điểm trong năm.

Vùng Cường độ bức xạ mặt trời [kWh/m2/ngày] Ứng dụng điện mặt trời
Đông Bắc 3.3 – 4.1 Trung bình
Tây Bắc 4.1 – 4.9 Trung bình
Bắc Trung Bộ 4.6 – 5.2 Tốt
Tây Nguyên và Nam Trung Bộ 4.9 – 5.7 Rất tốt
Nam Bộ 4.3 – 4.9 Rất tốt
Cả nước  4.6 Tốt

Theo khảo sát tổng cường độ bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi địa phương, vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Tổng xạ bức xạ mặt trời cao hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, điều đó đồng nghĩa với hệ thống điện năng lượng mặt trời sẽ cho hiệu suất rất cao vào các tháng này.

Tiềm năng phát triển điện mặt trời theo từng khu vực tại Việt Nam

Tại Việt Nam, sở hữu số giờ nắng nhiều như vậy và không có sự chênh lệch quá lớn ở mỗi vùng thì khu vực nào cũng có tiềm năng về điện năng lượng mặt trời. Tại khu vực miền Nam,  lượng bức xạ mặt trời nhìn chung ở mức ổn định. Ở khu vực miền Bắc, lượng bức xạ mặt trời vào mùa hạ và mùa thu khá cao cũng gần tương đương khu vực miền Nam, nhưng vào mùa Đông và mùa Xuân thì lượng bức xạ ánh sáng bị giảm và giữ chỉ số không quá cao.

Tại khu vực Hà Nội lượng cường độ bức xạ và tổng xạ không hề nhỏ, vì vậy việc lắp đặt điện mặt trời hòa lưới không phải là không thể mà lại còn là giải pháp phù hợp và mang lại hiệu quả cao. Khu vực Tây Bắc cũng là nơi có rất nhiều tiềm năng năng lượng mặt trời bởi tuy là gần với khu vực cao ít nắng nhưng tại đây lại có địa hình, địa thế thuận lợi nhất là các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…

Thủ tướng Chính phủ đang dần thúc đẩy việc phát triển năng lượng mặt trời bởi là nguồn năng lượng tái tạo sạch, không gây ô nhiễm môi trường. Tại các quốc gia phát triển điện mặt trời đã và đang được Chính phủ khuyến khích phát triển, góp phần thay thế các nguồn năng lượng từ nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ hệ sinh thái, chống lại biến đổi khí hậu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. 

Điều này thúc đẩy Việt Nam thực hiện để nhằm cải tạo lại môi trường đang bị suy thoái và thúc đẩy kinh tế phát triển. 

Việc nước ta là quốc gia sở hữu nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên không có nghĩa là nó sẽ không cạn kiệt. Sử dụng năng lượng mặt trời là cách để chúng ta bảo vệ nguồn năng lượng hóa thạch còn lại ít ỏi và bảo vệ cuộc sống của chính con người chúng ta 

Vì thế các hộ gia đình nên cân nhắc về việc lắp đặt và sử dụng điện năng lượng mặt trời bởi những tiềm năng phát triển và lợi ích mà nó mang lại cho cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy cải thiện và nâng cao cuộc sống của mỗi người bằng cách chuyển sang sử dụng nguồn năng lượng sạch 

Nếu như bạn quan tâm đến các sản phẩm và lắp đặt hệ thống điện mặt trời hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua website của SUNEMIT hoặc thông qua hotline để được các chuyên gia hàng đầu của chúng tôi tư vấn cụ thể cho bạn nhé!

Tôi là Nguyễn Hoàng Minh, là người đam mê về các loại năng lượng tái tạo sạch. Hiện tại tôi đang là marketing specialist tại SUNEMIT – Công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp các giải pháp thiết kế lắp đặt điện mặt trời. Với mong muốn giới thiệu đến các bạn đọc giả thêm nhiều thông tin hữu ích, tôi đã soạn thảo những nội dung có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến lĩnh vực điện mặt trời. Hi vọng sẽ đem lại những trải nghiệm mới lạ và hữu ích cho các bạn đọc giả.

Từ dưới vĩ tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ trong khi ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm.

 Theo tài liệu khảo sát lượng bức xạ mặt trời cả nước:

  • Các tỉnh ở phía Bắc [từ Thừa Thiên – Huế trở ra] bình quân trong năm có chừng 1800 – 2100 giờ nắng. Trong đó, các vùng Tây Bắc [Lai Châu, Sơn La, Lào Cai] và vùng Bắc Trung Bộ [Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh] được xem là những vùng có nắng nhiều.
  • Các tỉnh ở phía Nam [từ Đà Nẵng trở vào], bình quân có khoảng 2000 – 2600 giờ nắng, lượng bức xạ mặt trời tăng 20% so với các tỉnh phía Bắc. Ở vùng này, mặt trời chiếu gần như quanh năm, kể cả vào mùa mưa. Do đó, đối với các địa phương ở Nam Trung bộ và Nam bộ, nguồn bức xạ mặt trời là một nguồn tài nguyên to lớn để khai thác sử dụng.

Việt Nam có nguồn NLMT dồi dào cường độ bức xạ mặt trời trung bình ngày trong năm ở phía bắc là 3,69 kWh/m2 và phía nam là 5,9 kWh/m2. Lượng bức xạ mặt trời tùy thuộc vào lượng mây và tầng khí quyển của từng địa phương, giữa các địa phương ở nước ta có sự chênh lệch đáng kể về bức xạ mặt trời. Cường độ bức xạ ở phía Nam thường cao hơn phía Bắc.

Trong đó:

– Nhiều nắng vào các tháng 8. Thời gian có nắng dài nhất vào các tháng 4,5 và 9,10. Các tháng 6,7 rất hiếm nắng, mây và mưa rất nhiều. Lượng tổng xạ trung bình ngày lớn nhất vào khoảng 5,234 kWh/m2 ngày và trung bình trong năm là 3,489 kWh/m2/ngày.

– Vùng núi cao khoảng 1500m trở nên thường ít nắng. Mây phủ và mưa nhiều, nhất là vào khoảng tháng 6 đến thàng 1. Cường độ bức xạ trung bình thấp [< 3,489 kWh/m2/ ngày].

– Ở Bắc Bộ, nắng nhiều vào tháng 5. Còn ở Bắc Trung bộ càng đi sâu về phía Nam thời gian nắng lại càng sớm, nhiều vào tháng 4.

– Tổng bức xạ trung bình cao nhất  ở Bắc Bộ khoảng từ thàng 5, ở Bắc Trung Bộ tù tháng 4. Số giờ nắng trung bình thấp nhất là trong tháng 2. 3 khoảng 2h/ngày, nhiều nhất vào tháng 5 với khoảng 6 – 7h/ngày và duy trì ở mức cao từ tháng 7. 

 – Từ Quảng Trị đến Tuy Hòa, thời gian nắng nhiều nhất vào các tháng giữa năm với khoảng 8 – 10h/ngày. Trung bình từ tháng 3 đến tháng 9, thời gian nắng từ  5 – 6 h/ngày với lượng tổng xạ trung bình trên 3,489 kWh/m2/ngày [có ngày đạt 5,815 kWh/m2/ngày].

– Ở vùng này, quanh năm dồi dào nắng. Trong các tháng 1, 3, 4 thường có nắng từ 7h sáng đến 17h. Cường độ bức xạ trung bình thường lớn hơn 3,489 kWh/m2/ngày. Đặc biệt là các khu vực Nha Trang, cường độ bức xạ lớn hơn 5,815 kWh/m2/ngày trong thời gian 8 tháng/năm.

 Dưới đây là bảng số liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền nước ta.

   Bảng 1: Số liệu về bức xạ mặt trời tại Việt Nam

  

Qua bảng trên cho ta thấy nước ta có lượng bức xạ mặt trời rất tốt, đặc biệt là khu vực phía Nam, ở khu vực phía bắc thì lượng bức xạ mặt trời nhận được là ít hơn. Lượng bức xạ mặt trời giữa các vùng miền là khác nhau và nó cũng phụ thuộc vào từng tháng khác nhau.

Dưới đây là bảng số liệu lượng bức xạ trung bình các tháng ở các địa phương.

Bảng 2: Lượng tổng xạ bức xạ mặt trời trung bình ngày của các tháng trong năm ở một số địa phương của nước ta [đơn vị: MJ/m2/ngày]

 

Như vậy lượng tổng xạ nhận được ở mỗi vùng miền cũng khác nhau ở mỗi tháng. Ta nhận thấy rằng các tháng nhận được nhiều nắng hơn là tháng 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Nếu sử dụng bình năng lượng mặt trời vào các tháng này sẽ cho hiệu suất rất cao. 

Số giờ nắng và cường độ bức xạ tại khu vực Tây Bắc:

Khu vực Tây Bắc được đánh giá có tiềm năng năng lượng mặt trời vào loại khá trong toàn quốc do không bị ảnh hưởng nhiều bởi gió mùa và hoàn toàn có thể ứng dụng hiệu quả các công nghệ sử dụng năng lượng mặt trời tại khu vực Tây Bắc. Bức xạ mặt trời trung bình năm từ 4,1 – 4,9 kWh/m2/ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm đạt từ 1800 – 2100 giờ nắng, các vùng có số giờ nắng cao nhất thuộc các tỉnh Điện Biên, Sơn La. Thời điểm trong năm khai thác hiệu quả nhất NLMT tại khu vực Tây Bắc là vào tháng 3 đến tháng 9, trong khi vào các tháng mùa đông hiệu quả khai thác NLMT là rất thấp.

*TỔNG KẾT

Tóm lại, Việt Nam là nước có tiềm năng về năng lượng mặt trời trải dài từ vĩ độ 8’’ Bắc đến 23’’ Bắc, nằm trong khu vực có cường độ bức xạ mặt trời tương đối cao, với trị số tổng xạ khá lớn từ 100 – 175 kcal/cm2.năm, do đó việc sử dụng năng lượng mặt trời ở nước ta sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn. Giải pháp sử dụng điện năng lượng mặt trời hiện đang được cho là giải pháp tối ưu nhất. Đây là nguồn năng lượng sạch, không gây ô nhiễm môi trường và có trữ lượng vô cùng lớn do tính tái tạo cao. Đồng thời, phát triển ngành công nghiệp sản xuất pin mặt trời sẽ góp phần thay thế các nguồn năng lượng hóa thạch, giảm phát khí thải nhà kính, bảo vệ môi trường. Vì thế, đây được coi là nguồn năng lượng quý giá, có thể thay thế những dạng năng lượng cũ đang ngày càng cạn kiệt. Từ lâu, nhiều nơi trên thế giới đã sử dụng năng lượng mặt trời như một giải pháp thay thế những nguồn tài nguyên truyền thống.

Tiềm năng điện mặt trời tốt nhất ở các vùng Thừa Thiên Huế trở vào Nam và vùng Tây Bắc. Vùng Tây Bắc gồm các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai…và vùng Bắc Trung bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh…. có năng lượng mặt trời khá lớn. Mật độ năng lượng mặt trời biến đổi trong khoảng 300 đến 500 cal/cm2.ngày. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 1800 đến 2100 giờ. Như vậy, các tỉnh thành ở miền Bắc nước ta đều có thể sử dụng hiệu quả.

Còn ở miền Nam, từ Đà Nẵng trở vào, năng lượng mặt trời rất tốt và phân bố tương đối điều hòa trong suốt cả năm. Trừ những ngày có mưa rào, có thể nói trên 90% số ngày trong năm đều có thể sử dụng năng lượng mặt trời cho sinh hoạt. Số giờ nắng trung bình cả năm trong khoảng 2000 đến 2600 giờ. Đây là khu vực ứng dụng năng lượng mặt trời rất hiệu quả. Đặc biệt ở các tỉnh đang phát triển mạnh như Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Tp Hồ Chí Minh............

Video liên quan

Chủ Đề