Mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh

Tương tự Báo cáo đánh giá tác động môi trường [DTM], Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ pháp lý quan trọng nhất trong bộ “hồ sơ môi trường” mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần có. Đối với các doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ hơn, thay vì lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, các bạn sẽ thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trườngKế hoạch bảo vệ môi trường là báo cáo mang tính dự báo những hoạt động gây ô nhiễm khi các bạn đưa doanh nghiệp của mình vào vận hành, khai thác thương mại. Dựa trên những dự báo đó, các doanh nghiệp phải đưa ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động. Tất cả các dự báo cũng như biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong Kế hoạch bảo vệ môi trường đều được thông qua dưới sự thẩm tra của Phòng Tài nguyên Môi trường và các chuyên gia trong ngành môi trường. Đây cũng là nền tảng quan trọng nhất, song song với các Nghị định, Thông tư về môi trường mà doanh nghiệp cần lấy làm căn cứ để thực thi.

Khi nào phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Kế hoạch bảo vệ môi trường được lập và trình phê duyệt trước khi triển khai xây dựng hoặc vận hành sản xuất. Tuy nhiên, đối với một số ngành nghề sản xuất đặc biệt như sản xuất hoá chất, phân bón, tái chế phế liệu,… thì các bạn cần được “chấp thuận chủ trương đầu tư” trước khi thực hiện KHBVMT. Một nhà máy, cơ sở kinh doanh dịch vụ chỉ được thực hiện các bước tiếp theo sau khi được cơ quan có thẩm quyền xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Cơ quan nào xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Có 02 cấp xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

  • Sở TNMT tỉnh/thành phố;
  • Phòng TNMT quận/huyện.

Để xác định doanh nghiệp bạn thuộc cơ quan nào phê duyệt, bạn tra cứu theo hướng dẫn ở mục sau nhé.

Đối tượng nào sẽ phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Để biết được doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng phải lập Báo cáo DTM hay không, các bạn tra cứu theo Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP. Cách thức tra cứu như sau:

  • Tra cứu cột [2]: loại hình dự án.
  • Tra cứu cột [5]: quy mô dự án.

Nếu dự án của bạn thuộc cột [2] và quy mô nằm trong quy định tại cột [5] thì dự án này thuộc đối tượng phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, nếu dự án của bạn không thuộc cột [2] của Phụ lục II, Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì bạn xem xét đến lượng phát thải của dự án như sau:

  • Dự án có phát sinh nước thải [cả nước thải sinh hoạt lẫn nước thải sản xuất] từ 20m3/ngày đến dưới 500m3/ngày;
  • Dự án có phát sinh khí thải từ 5.000m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000m3 khí thải/giờ;
  • Dự án có phát sinh chất thải rắn từ 1 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày;

Căn cứ lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

  • Luật Bảo vệ môi trường;
  • Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
  • Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Hồ sơ cần thiết phải có để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Tuỳ vào mỗi loại dự án và nơi triển khai dự án mà chúng ta sẽ cần có những hồ sơ pháp lý khác nhau để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Chúng tôi liệt kê bên dưới những hồ sơ cơ bản nhất cần có để lập Kế hoạch bảo vệ môi trường như sau:

  • Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Giấy đăng ký kinh doanh;
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc thay thế bằng: Hợp đồng thuê đất, Quyết định giao đất;
  • Thuyết minh dự án đầu tư bao gồm: quy mô hoạt động/sản xuất, quy trình hoạt động/sản xuất, danh mục máy móc thiết bị, số lượng công nhân viên,…
  • Các bản vẽ kỹ thuật về nhà xưởng/ cơ sở kinh doanh.

Quy trình lập Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Kế hoạch bảo vệ môi trường có được tạo lập bởi chủ dự án mà không phải thông qua đơn vị tư vấn. Quy trình thực hiện như sau:

  • Khảo sát hiện trạng dự án & các đối tượng tự nhiên, kinh tế xã hội xung quanh;
  • Thu thập giấy tờ, thông tin số liệu của dự án;
  • Lập Kế hoạch BVMT;
  • Kiểm tra Kế hoạch BVMT tại dự án dưới sự tham gia của lãnh đạo Sở TNMT/ Phòng TNMT và các chuyên gia;
  • Hoàn thiện chỉnh sửa Kế hoạch BVMT và trình xác nhận.

Bình chọn tin tức: [4.5 / 1 đánh giá]

Kế hoạch bảo vệ môi trường

🌟 Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

Kế hoạch bảo vệ môi trường

  • 1 🌟 Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?
  • 2 🌟 Căn cứ pháp lý:
  • 3 🌟 Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Mục đích?
  • 4 🌟 Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.
  • 5 🌟 Quy trình lập Kế hoạch bảo vệ môi trường
  • 6 🌟 Hồ sơ cần thiết khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường
  • 7 🌟 Thời gian hoàn tất hồ sơ
  • 8 🌟Crs Vina là đơn vị lập kế hoạch bảo vệ môi trường chuyên nghiệp.
  • 9 Công ty CP TV Môi Trường Và Chứng nhận Crs Vina

Kế hoạch bảo vệ môi trường trước đây gọi là cam kết bảo vệ môi trường. Thuật ngữ này được thay đổi và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 căn cứ vào số 55/2014/QH13

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường. Và là một quá trình phân tích, đánh giá, và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động của dự án. Từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.

Kế hoạch bảo vệ môi trường là một trong những hồ sơ môi trường quan trọng. Góp phần vào việc cho phép doanh nghiệp của bạn có được phép hoạt động hay không.

Bên cạnh đó, còn có một số quy định riêng về hồ sơ trong Phụ lục 2 Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

🌟 Căn cứ pháp lý:

Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Thông tư 27/2015/TT-BTNMT hướng dẫn về việc thực hiện Nghị định 18/2015/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/07/2015

Luật Bảo vệ Môi trường 55/2015/QH13

🌟 Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường? Mục đích?

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là thực hiện chính sách phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường. Đảm bảo cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để từ đó có được những dự báo trước các tác động của dự án lên môi trường. Đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời.

Hợp thức hóa hồ sơ để doanh nghiệp đi vào hoạt động.

🌟 Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường.

Theo Điều 29, Mục 4, Luật Bảo vệ Môi trường 2014, đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm:

✅ Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

✅ Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của Pháp luật về đầu tư.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo vệ Môi trường 2014. Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP Ngày 14 tháng 02 năm 2015 Quy định:

✅ Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II.

✅ Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ đồng thời không thuộc Phụ lục II.

✅ Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

🌟 Quy trình lập Kế hoạch bảo vệ môi trường

➡️ Bước 1: Đánh giá hiện trạng môi trường xung quanh. Như khảo sát điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án. Thu thập số liệu về quy mô dự án.

➡️ Bước 2: Xác định nguồn gây ô nhiễm môi trường khi thi công và khi dự án đi vào hoạt động. Như khí thải, tiếng ồn, chất thải. Đồng thời xác định các loại phát sinh trong quá trình vận hành dự án.

➡️ Bước 3: Đánh giá mức độ tác động của nguồn gây ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận.

➡️ Bước 4: Liệt kê, đánh giá các giải pháp tổng thể và các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

➡️ Bước 5: Đề xuất phương án xử lý nước và khí thải, thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng các chương trình, đề án quản lý đồng thời giám sát môi trường.

➡️ Bước 6: Soạn thảo công văn và hồ sơ đề nghị phê duyệt dự án.

➡️ Bước 7: Thẩm định và quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.

➡️ Bước 8: Trách nhiệm của cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường

➡️ Bước 9: Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch đã được xác nhận.

➡️ Bước 10: Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức cùng các cá nhân liên quan đến dự án.

➡️ Bước 11: Phối hợp với các bên liên quan cùng nhau xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

🌟 Hồ sơ cần thiết khi lập kế hoạch bảo vệ môi trường

▪️ Giấy đăng ký kinh doanh/Giấy phép đầu tư

▪️ Địa điểm hoạt động

▪️ Báo cáo đầu tư

▪️ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất

▪️ Sơ đồ vị trí dự án

▪️ Bảng vẽ mặt bằng tổng thể, thoát nước mưa, nước thải.

🌟 Thời gian hoàn tất hồ sơ

Thời hạn nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tại Khoản 3 Điều 32 Luật Bảo vệ Môi trường. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được kế hoạch bảo vệ môi trường, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ cơ có trách nhiệm xem xét, xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường theo mẫu.

🌟 Mức xử phạt nếu không lập kế hoạch bảo vệ môi trường

🔹 Theo Điều 11 của Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường áp dụng từ ngày 1/1/2017.

🔹 Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình UBND cấp Huyện xác nhận. Và do UBND cấp huyện hoặc Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện xác nhận đăng ký kinh doanh bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 2,000,000 đồng đến 3,000,000 đồng đối với hành vi không có bản kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận theo quy định.

🔹 Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ có quy mô, công suất tương đương với trường hợp phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường trình UBND cấp huyện xác nhận và không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này bị xử phạt như sau:

Phạt tiền từ 30,000,000 đồng đến 40,000,000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

🔹 Hình thức xử phạt bổ sung: Có thể đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm môi trường của cơ sở từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này.

  • Lưu ý:Mức phạt trên chỉ áp dụng cho các cá nhân, riêng các tổ chức sẽ nhân đôi mức phát.

Để không bị xử phạt vi phạm không lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Quý khách vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn MIỄN PHÍ

🌟Crs Vina là đơn vị lập kế hoạch bảo vệ môi trường chuyên nghiệp.

🔸 Nguồn nhân lực đông đáp ứng được các yêu cầu theo quy định

🔸Đã có kinh nghiệm thực hiện nhiều kế hoạch bảo vệ môi trường cho các dự án trong và ngoài nước.

🔸 Đội ngũ nhân viên chuyên môn, đào tạo chuyên sâu, nhiệt huyết và tận tình.

🔸 Công ty chúng tôi cung cấp đa dịch vụ môi trường

Công ty CP TV Môi Trường Và Chứng nhận Crs Vina

Hotline: 0903.980.538 – 0984.886.985

Email:

Website: //daotaoantoan.org/

Địa chỉ: 331/70/92 Phan Huy ích, P.14, Q.Gò Vấp, TP.Hồ Chí Minh

Chi nhánh miền bắc: Đường Âu Cơ, KĐT Hòa Long – Kinh Bắc, Phường Vạn An, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

Chủ Đề