Mỗi đội bóng đá mini 5 người thì đội bóng có tất cả bao nhiêu cầu thủ thi đấu và dự bị trên sân

Bóng đá là một trong những môn thể thao thu hút đông đảo người chơi cũng như khán giả đón xem. Mỗi một trận thi đấu bóng đá diễn ra sẽ có sự tham gia của hai đội. Trong vòng 90 phút, các cầu thủ của mỗi đội sẽ cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để có thể đưa bóng vào khung thành của đối phương. Vậy một đội bóng đá có bao nhiêu người? Mỗi người sẽ đảm nhiệm vị trí, vai trò và có nhiệm vụ ra sao?
 


 

Một trận bóng sẽ có bao nhiêu cầu thủ thi đấu chính thức?

Theo quy tắc thi đấu bóng đá hiện đại, mỗi một trận đấu sẽ có 2 đội tuyển tham gia. Mỗi một đội tuyển sẽ có tối đa 11 cầu thủ trên sân và một số cầu thủ dự bị ngoài sân. Những cầu thủ dự bị sẽ được vào sân khi đồng đội của mình gặp vấn đề nào đó mà không thể tiếp tục thi đấu. Trong một trận đấu, mỗi đội sẽ có tối đa 03 quyền thay người, tức là sẽ có 03 cầu thủ dự bị được vào sân để thay cho một vị trí đang thi đấu chính thức. Nếu trận đấu xảy ra hiệp phụ, mỗi đội sẽ có thêm một quyền thay người.
 


 

Ngoài ra trong quá trình thi đấu, một số cầu thủ phạm lỗi có thể bị nhận thẻ thẻ đỏ hoặc liên tiếp 2 thẻ vàng sẽ bị tước quyền thi đấu. Lúc này, các cầu thủ dự bị sẽ không được vào sân và đội bóng đó sẽ bị thiếu một người. Nếu một đội có ít hơn 07 cầu thủ trên sân sẽ bị xử thua. Như vậy, một trận bóng đá diễn ra giữa hai đội sẽ có tối đa 22 và tối thiểu 14 cầu thủ chính thức tham gia thi đấu trên sân.
 

Vị trí và vai trò của mỗi cầu thủ trong các đội bóng là gì?

Các cầu thủ tham gia thi đấu trên sân lần lượt sẽ đảm nhận những vị trí, vai trò và thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo chiến lược mà huấn luyện viên đề ra để giành được chiến thắng. Các vị trí trên sân thi đấu cụ thể là tiền đạo, tiền vệ, trung vệ, hậu vệ,… Luật bóng đá không xác định hay yêu cầu phải có những vị trí này. Luật bóng đá chỉ quy định trong 11 cầu thủ thì bắt buộc phải có 01 người là thủ môn. Do đó ngoài thủ môn, cả 10 cầu thủ còn lại có thể được sắp xếp và thi đấu ở bất cứ vị trí nào nếu muốn.
 

1. Vị trí thủ môn

Thủ môn là người chơi ở vị trí phòng thủ thuần túy nhất đồng thời cũng là lá chắn cuối cùng giữa khung thành và các cầu thủ của đội đối phương. Thủ môn có nhiệm vụ trấn giữ khung thành, ngăn không cho các cầu thủ của đội bạn ghi bàn. Bên cạnh đó, thủ môn cũng là cầu thủ duy nhất trên sân được sử dụng tay để xử lý bóng mặc dù họ chỉ được làm điều này trong khu vực 16m50 [vòng cấm địa] của đội mình.
 


 

Vị trí thủ môn phải có mặt trong suốt 90 phút của trận đấu. Nếu thủ môn rời khỏi sân, một cầu thủ khác phải giữ trách nhiệm trấn giữ khung thành dù cho đội bóng đó đã không còn thủ môn để thay thế hoặc đã sử dụng hết quyền thay người. Thủ môn cũng phải mặc áo khác màu với cầu thủ của hai đội, trọng tài cũng như thủ môn của đội đối phương. Đặc biệt khi nhận bóng từ đồng đội, thủ môn không được dùng tay bắt.
 

2. Vị trí hậu vệ

Hậu vệ là người chơi ở vị trí ngoài khung thành và có nhiệm vụ bảo vệ cũng như ngăn chặn không cho cầu thủ đội bạn đối mặt với thủ môn. Các cầu thủ hậu vệ được chia thành 4 vị trí chính như sau:

- Trung vệ: Là cầu thủ chơi ở vị trí trung tâm ngay trước khung thành có nhiệm vụ ngăn chặn các cầu thủ của đội đối phương ghi bàn cũng như đưa bóng ra khỏi vùng cấm.

- Hậu vệ quét: Hay còn gọi là libero là cầu thủ chơi ở vị trí sâu nhất trong hàng phòng thủ và có nhiệm vụ sửa lỗi cho hậu vệ và quét bóng lên.
 


 

- Hậu vệ cánh: Bao gồm hậu vệ cánh trái và hậu vệ cánh phải chơi ở vị trí bên trung vệ và có nhiệm vụ bảo vệ khung thành khỏi những pha tấn công có phạm vi rộng.

- Hậu vệ cánh tấn công: Những cầu thủ hậu vệ chơi ở nhiều vị trí và có nhiệm vụ xông lên tấn công và lui về phòng thủ một cách chớp nhoáng.
 

3. Vị trí tiền vệ

Tiền vệ là những cầu thủ chơi ở vị trí tuyến giữa sân. Họ là cầu nối giữa hậu vệ và các cầu thủ tấn công. Nhiệm vụ của tiền vệ là duy trì việc sở hữu bóng, lấy bóng từ hậu vệ, chuyền nó cho các cầu thủ tấn công đồng thời cướp bóng và phá vỡ pha tấn công của các cầu thủ đối phương. Các cầu thủ tiền vệ thường chia thành những vị trí sau:

- Tiền vệ trung tâm: Thường chơi ở vị trí bận rộn nhất và đảm nhận nhiệm vụ quan trọng cho những cuộc tấn công vừa là một tuyến phòng thủ khi đội bị tấn công liên tục.

- Tiền vệ phòng ngự: Tiền vệ phòng ngự cũng có thể coi như một dạng của tiền vệ trung tâm với nhiệm vụ phòng ngự được ưu tiên nhiều hơn.
 


 

- Tiền vệ tấn công: Tiền vệ tấn công là cầu nối giữa tiền vệ trung tâm và các cầu thủ tấn công.

- Tiền vệ cánh: Gồm tiền vệ cánh trái và tiền vệ cánh phải có nhiệm vụ dốc bóng nhanh xuống khu vực cấm địa từ hai bên sườn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể lui về để củng cố hàng phòng ngự.
 

4. Vị trí tiền đạo

Tiền đạo là những cầu thủ chơi ở gần vị trí cầu môn nhất nên sẽ thực hiện nhiệm vụ tấn công cũng như tạo ra cơ hội ghi bàn cho các cầu thủ khác. Các cầu thủ tiền đạo thường được chia thành những vị trí:

- Tiền đạo trung tâm: Hay còn gọi là tiền đạo trung phong hoặc tiền đạo cắm có nhiệm vụ chính là ghi bàn do đó họ cần phải có chiều cao cũng như thể lực mạnh mẽ để có thể giành bóng từ các đường chuyền và ghi bàn bằng chân hoặc bằng đầu.

- Tiền đạo thứ hai: Hay còn gọi là tiền đạo hộ công, tiền đạo hỗ trợ. Tiền đạo thứ hai thường là người nhanh nhẹn, khéo léo, có tính cơ động cao để có thể tận dụng không gian trong hàng phòng ngự của đối phương và tạo cơ hội cho tiền đạo trung tâm hoặc tự mình ghi bàn.
 


 

- Tiền đạo cánh: Tiền đạo chạy cánh cũng có nhiệm vụ gần tương tự như tiền vệ chạy cánh. Tuy nhiên họ thiên về tấn công nhiều hơn và ít khi tham gia vào việc phòng thủ.

Trên đây là những thông tin về một đội bóng đá có bao nhiêu người mà 24h Tin chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Một đội bóng có thủ môn, hậu vệ, tiền vệ và tiền đạo giỏi đồng thời hiểu ý nhau sẽ dễ dàng đánh bại đối thủ, giành lấy thành công.

Mỗi đội Bóng Đá mini 5 người thì đội bóng có tất cả bao nhiêu cầu thủ thi đấu và dự bị trên sân ? A. 16 người B. 14 người C. 12 người D. 10 người

Bài viết hay đoạn này có thể chứa nghiên cứu chưa được công bố. Xin hãy cải thiện bài viết bằng cách xác minh các khẳng định và thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ.

Bài này không có nguồn tham khảo nào. Mời bạn giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các nguồn tham khảo đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. Nếu bài được dịch từ Wikipedia ngôn ngữ khác thì bạn có thể chép nguồn tham khảo bên đó sang đây.

Bóng đá mini [hay còn gọi là bóng đá "phủi"] là một loại hình bóng đá không chuyên [nghiệp dư], dành cho mọi lứa tuổi, mọi giới tính như thiếu nhi [trẻ em], người lớn, nam giới, nữ giới,.... Mỗi trận đấu phải có hai đội, mỗi đội có tối đa là 5 hay 7 cầu thủ, trong đó mỗi đội đều phải có một thủ môn. Sự khác biệt khác từ bóng đá thông thường bao gồm một sân đấu nhỏ hơn, khung thành nhỏ hơn, thời lượng trận đấu giảm. Các trận đấu được chơi trong nhà hoặc ngoài trời trên sân cỏ nhân tạo có thể được đặt trong một rào chắn hoặc "lồng" để ngăn bóng rời khỏi khu vực chơi và giữ cho trận đấu liên tục diễn ra.

Một góc của một trận đấu bóng đá mini diễn ra trên một sân cỏ bóng đá mini nhân tạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Vòng cấm khác biệt đáng kể so với bóng đá: đó là hình bán nguyệt, chỉ thủ môn mới được phép chạm bóng trong đó, và anh ấy hoặc cô ấy có thể hoặc không được phép ra ngoài. Thủ môn có thể được đưa bóng cho người chơi khác qua tay [ném bóng] hoặc đưa bóng cho người chơi khác bằng chân [đá bóng, phát bóng] [giống như luật bóng đá 11 người]. Thủ môn thường chỉ có thể đá bóng nếu đó là trong quá trình thực hiện muốn tiết kiệm thời gian. Không có quy tắc việt vị. Đánh đầu được cho phép. Không có giao thức của bóng ném có chủ ý so với bóng ném vô tình - trọng tài cần đưa ra quyết định dựa trên khoảng cách từ nơi bóng được đánh. Thẻ vàng có thể dẫn đến việc người chơi vi phạm khiến cho đội vi phạm lỗi phải đá phạt trực tiếp trong một khoảng thời gian xác định trước. Thẻ đỏ hoạt động giống như bóng đá 11 người, người chơi vi phạm bị đuổi khỏi trận đấu. Các cú xoạc / trượt sẽ bị một thẻ vàng.

Ngoài ra, không nên mang giày đế bằng kim loại, vì điều này sẽ làm hỏng bề mặt sân. Người chơi cũng được yêu cầu mặc đồ bảo vệ ống chân, nhưng việc thi hành việc này thường theo quyết định của trọng tài.

Các quy tắc chơi không chính thức và do đó các quy tắc rất linh hoạt và đôi khi được quyết định ngay lập tức trước khi bắt đầu chơi; điều này trái ngược với futsal dùng luật chính thức được FIFA công bố.

Trong bất kỳ trận đấu nào của một giải chính thức do FIFA, Liên đoàn bóng đá châu lục hay Liên đoàn bóng đá quốc gia điều hành đều có quyền thay đổi cầu thủ thi đấu bằng cầu thủ dự bị. Số lượng cầu thủ dự bị tối đa là 7. Số lần thay đổi cầu thủ dự bị [kể cả thay thế thủ môn dự bị] trong một trận đấu không hạn chế và có thể được tiến hành cả khi bóng trong cuộc hoặc ngoài cuộc. Cầu thủ đã thay ra sân vẫn được quyền vào lại sân thay cầu thủ khác. Việc thay cầu thủ dự bị phải được thực hiện đúng các quy định.

Quy tắc về trang phục thi đấu và phụ kiện thi đấu của bóng đá mini thông thường cũng tương tự như bóng đá 11 người [tuy vậy cũng vẫn có một số thay đổi], ví dụ như:

  • Thủ môn thường phải mặc áo đấu khác màu so với áo đấu với cả đội, với trọng tài và cầu thủ, thủ môn đội đối phương [tuy nhiên một số ít trường hợp thì đôi khi không cần].
  • Thủ môn có thể [hoặc không cần] đeo găng tay trong khi thi đấu.
  • Đội trưởng có thể [hoặc không cần] đeo băng đội trưởng [nhưng thường thì điều này cần thiết để dễ phân biệt đội trưởng so với các thành viên còn lại của cả đội bóng],....[1]

Những đặc điểm của sân được xác định theo. Kích thước: Sân hình chữ nhật, chiều dọc tối đa 42m và tối thiểu 25m, chiều ngang tối đa 25m và tối thiểu 15m. Trong mọi trường hợp chiều dọc sân phải lớn hơn chiều ngang sân. Các đường giới hạn: Các đường giới hạn trên sân phải kẻ rõ ràng có bề rộng 8 cm. Đường giới hạn theo chiều dọc sân gọi là đường biên dọc và đường giới hạn theo chiều ngang sân gọi là đường biên ngang. Đường giới hạn nửa sân được kẻ theo suốt chiều ngang của sân. Khung thành rộng 3m [tính từ mép trong 2 cột dọc] và cao 2m. Bán kính ở vòng tròn trung tâm giữa sân là 3m. Đặc biệt là sân mi ni không có vạch giới hạn 16m50 và 5m50, thay vào đó chỉ là khu phạt đền. Để vẽ khu này, bạn lấy chân 2 cột dọc làm tâm rồi kẻ vào trong sân 1/4 đường tròn có bán kính 6m, sau đó nối điểm cuối của 2 cung đường tròn này sẽ được một đoạn thẳng dài 3,16m song song đường biên ngang. Khu vực trong giới hạn của những đường kẻ đó gọi là khu phạt đền. Ở giữa đoạn thẳng dài 3,16m trên có 1 điểm gọi là điểm phạt đền thứ nhất [hay còn gọi là chấm phạt đền 6m]. Trên đường thẳng góc với biên ngang [cách 10m] có 1 điểm nữa là điểm phạt đền thứ 2. Cung đá phạt góc có bán kính 25 cm. Các đường giới hạn trên sân có bề rộng là 8 cm. Đó là một số yếu tố cơ bản để vẽ kích thước cho 1 sân bóng mini.

Bài chi tiết: Futsal

Futsal là một phiên bản của bóng đá năm người trong nhà được phát triển bởi Asociación Mundial de Fútbol de Salón [Tiếng Việt: Hiệp hội Futsal Thế giới] [viết tắt là AMF]. Hiện có hai cơ quan chủ quản là AMF và Hiệp hội Bóng đá thế giới [FIFA].

Bóng đá bãi biển

Bài chi tiết: Bóng đá bãi biển

Bóng đá bãi biển là một biến thể của bóng đá năm phía ở chỗ nó được chơi trên bề mặt cát. Các quy tắc không khác nhiều so với những quy tắc được tìm thấy trong bóng đá mini thông thường.

Bóng đá sáu người

Một biến thể với kích thước sân tăng và số lượng người chơi trong một đội. Trong biến thể này, có năm cầu thủ ngoài sân và một thủ môn trên sân cho mỗi đội bất cứ lúc nào. Các quy tắc không khác nhiều so với các quy tắc được tìm thấy trong bóng đá năm người.

Bóng đá bảy người

Đây là một biến thể khác với tăng cường độ và kích thước đội; trong trường hợp này mỗi bên sẽ có bảy cầu thủ, tính cả thủ môn. Các quy tắc thường không khác với các quy tắc từ bóng đá năm người.

Bóng đá người mù

Bài chi tiết: Bóng đá cho người mù

  1. ^ [tiếng Việt] “Khám phá bộ dụng cụ chơi đá bóng từ cơ bản đến chuyên nghiệp”. Thái Hiền Sport. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2019.

Bóng đá Việt Nam

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bóng_đá_mini&oldid=66430196”

Video liên quan

Chủ Đề