Mối quan hệ giữa các thành viên của Liên hợp quốc được xây dựng trên cơ sở

Liên hợp quốc chính thức thành lập ngày 24/10/1945, khi Trung Quốc, Pháp, Liên Xô, Anh, Hoa Kỳ và đa số các quốc gia ký kết trước đó phê chuẩn Hiến chương Liên hợp quốc. Với những quyền hạn do Hiến chương đem lại và vị thế quốc tế đặc thù, Liên hợp quốc có thể đưa ra những quyết sách chung đối với những vấn đề toàn cầu như hòa bình và an ninh, biển đổi khí hậu, phát triển bền vững, các quyền con người, giải trừ quân bị, khủng hoảng nhân đạo và y tế, bình đẳng giới…

Liên hợp quốc cũng là diễn đàn để các nước thành viên thể hiện quan điểm tại Đại hội đồng, Hội đồng Kinh tế-Xã hội và các cơ quan, ủy ban trực thuộc khác. Thông qua việc thúc đẩy đối thoại, chủ trì thương lượng, Liên hợp quốc trở thành cơ chế để các quốc gia thành viên thúc đẩy các điểm đồng và cùng nhau giải quyết các vấn đề chung. Liên hợp quốc hiện có 193 quốc gia là thành viên của tổ chức.

Thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương, thể hiện trách nhiệm và đóng góp cho công việc chung của cộng đồng quốc tế, từ ngày 21 đến 24/9, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 76 và thực hiện một số hoạt động song phương tại Hoa Kỳ. Đây là hoạt động đối ngoại quan trọng, qua đó gửi thông điệp tới bạn bè quốc tế về đất nước Việt Nam năng động, đổi mới, khát vọng phát triển, yêu chuộng hoà bình và đề cao chủ nghĩa đa phương.

Với những thành tựu nổi bật trong suốt chặng đường 76 năm phát triển, Liên hợp quốc đã khẳng định vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế, là nền tảng không thể thiếu của thế giới hoà bình, thịnh vượng và công bằng. Trong 44 năm là thành viên, Việt Nam luôn coi trọng, đánh giá cao hợp tác với Liên hợp quốc trong bảo vệ và thúc đẩy lợi ích quốc gia, củng cố môi trường hoà bình và an ninh thuận lợi cho phát triển, hội nhập quốc tế và nâng cao vị thế quốc gia. Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia, đóng góp ngày càng thực chất vào hoạt động của Liên hợp quốc.

Vai trò của Liên hợp quốc trong quản trị toàn cầu càng được đề cao trong bối cảnh tình hình thế giới đang biến chuyển nhanh và khó lường do tác động đa chiều của nhiều nhân tố, đại dịch Covid-19 kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng, cạnh tranh chiến lược, xung đột và căng thẳng tiếp diễn tại nhiều khu vực, thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên gay gắt. Phiên thảo luận chung cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 76 lấy chủ đề “Cùng vững tin và tự cường - Hướng tới phục hồi sau đại dịch Covid-19, tái thiết bền vững, bảo vệ hành tinh, thúc đẩy quyền con người và cải tổ Liên hợp quốc”.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 76.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khoá 76.

Tham dự Phiên thảo luận trong vai trò Việt Nam là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, nhiệm kỳ 2020-2021, Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu, nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường hợp tác quốc tế, hành động đa phương và củng cố lòng tin để giải quyết thách thức chung, nhất là ứng phó đại dịch, chống biến đổi khí hậu, thúc đẩy phục hồi và phát triển bền vững, đề cao tuân thủ luật pháp quốc tế, ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp một cách hoà bình, không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực.

Là dịp kết nối hợp tác quan trọng, các cuộc gặp, tiếp xúc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các nhà lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế nhân tham dự Phiên thảo luận cấp cao của Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với các nước, nhất là các nước lớn, đối tác quan trọng và bạn bè truyền thống, đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả.

Các hoạt động tiếp xúc song phương tại Hoa Kỳ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đóng góp tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ, phù hợp mục tiêu, lợi ích của cả hai nước. Thông tin tích cực về kết quả thực hiện mục tiêu kép, vừa nỗ lực kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy khôi phục hoạt động kinh tế, được Việt Nam gửi tới các nước, các đối tác nhân dịp này, góp phần củng cố niềm tin, thu hút thêm các nhà đầu tư, doanh nghiệp quốc tế.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự khoá họp Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay sau khi Đại hội XIII của Đảng thành công tốt đẹp, vạch ra định hướng, mục tiêu phát triển mới của đất nước. Đây là dịp để Việt Nam gửi thông điệp tới cộng đồng quốc tế về khát vọng và tầm nhìn phát triển, tiếp tục khẳng định chính sách đối ngoại độc lập, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại; Việt Nam là thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm, đóng góp hiệu quả vào công việc chung của Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế.

Các tổ chức LHQ trong Việt Nam

Mục tiêu của chúng tôi là đạt được an ninh lương thực cho tất cả mọi người và đảm bảo rằng tất cả mọi người đều có quyền tiếp cận thường xuyên và đầy đủ tới các thực phẩm chất lượng cao để có một cuộc sống năng động, lành mạnh.

IFAD đã đầu tư vào người dân nông thôn trong 40 năm, giúp họ giảm nghèo, tăng cường an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và tăng cường khả năng phục hồi.

Tổ chức Lao động Quốc tế [ILO] hoạt động để thúc đẩy công bằng xã hội, quyền con người và quyền lao động được quốc tế công nhận, theo đuổi sứ mệnh nền tảng của mình: công bằng xã hội là điều cần thiết cho hòa bình quốc tế và ổn định lâu dài.

Tổ chức Di cư Quốc tế cam kết theo nguyên tắc di cư nhân đạo và có trật tự mang lại lợi ích cho người di cư và xã hội. Là tổ chức quốc tế hàng đầu về di cư, IOM hoạt động cùng với các đối tác trong cộng đồng quốc tế.

UN-Habitat là chương trình của Liên Hợp Quốc hoạt động hướng tới một tương lai đô thị tốt hơn. Nhiệm vụ chính của chương trình là thúc đẩy sự phát triển về định cư của con người bền vững về mặt xã hội và môi trường và giúp tất cả mọi người đều có một nơi cư trú thích hợp.

UN Women là một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Là một tổ chức đi đầu toàn cầu vì phụ nữ và trẻ em gái, UN Women được thành lập để đẩy nhanh tiến độ đáp ứng nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trên toàn thế giới.

UNAIDS, Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS, là một quan hệ đối tác sáng tạo dẫn đầu và truyền cảm hứng cho thế giới trong việc tiếp cận phổ cập đến phòng ngừa, điều trị, chăm sóc và hỗ trợ những người có HIV.

Trên phạm vi khoảng 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, UNDP hoạt động để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ hành tinh. Chúng tôi giúp các quốc gia phát triển các chính sách, kỹ năng, quan hệ đối tác và thể chế mạnh mẽ để họ có thể duy trì tiến bộ của mình.

Sứ mệnh của UNESCO là đóng góp vào việc xây dựng hòa bình, xóa đói giảm nghèo, phát triển bền vững và đối thoại liên văn hóa thông qua giáo dục, khoa học, văn hóa, truyền thông và thông tin.

UNFPA là cơ quan hàng đầu của Liên Hợp Quốc nhằm giúp mọi người trên khắp thế giới đều có thể có thai như mong muốn, mọi ca sinh nở đều an toàn và những người trẻ đều có thể phát triển theo đúng tiềm năng của mình. UNFPA tiếp cận hàng triệu phụ nữ và thanh niên ở 155 quốc gia và vùng lãnh thổ.

UNICEF hoạt động tại 190 quốc gia và vùng lãnh thổ để cứu sống trẻ em, bảo vệ các quyền trẻ em và giúp trẻ phát triển đầy đủ các tiềm năng của mình, từ trẻ thơ cho đến tuổi thiếu niên. Và chúng tôi không bao giờ bỏ cuộc.

UNODC là một cơ quan tiên phong toàn cầu trong cuộc chiến chống ma túy bất hợp pháp và tội phạm quốc tế. UNODC hoạt động ở tất cả các khu vực trên thế giới thông qua một mạng lưới rộng khắp các văn phòng thực địa.

Video liên quan

Chủ Đề