Thực trạng ô nhiễm môi trường trong xây dựng

Thứ sáu,05/02/2021 11:21

Xem với cỡ chữ

Tại Chỉ thị số 03/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng.

Xe xuất hàng của Vicem Hạ Long. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Tại Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18 tháng 1 năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường trong không khí, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp về kiểm soát bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng.

Cùng đó, Bộ Xây dựng có nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đô thị bảo đảm tỷ lệ cây xanh, mặt nước trong đô thị đáp ứng yêu cầu của quy chuẩn, tiêu chuẩn liên quan. Đây sẽ là những nhiệm vụ mà ngành xây dựng thực hiện trong thời gian tới, bảo vệ môi trường từ những giải pháp sát thực tế nhất.

Theo đánh giá của Chính phủ, thời gian qua, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc vẫn có chiều hướng gia tăng cả về quy mô, mức độ, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và sức khỏe cộng đồng.

Nguyên nhân chính được chỉ rõ là do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả.

Cùng đó, diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu; việc tổ chức thực hiện các quy định pháp luật, chương trình, nhiệm vụ về kiểm soát ô nhiễm không khí chưa đồng bộ, hiệu quả.

Thời gian qua, thực hiện các nhiệm vụ về bảo vệ môi trường, Bộ đã hoàn thiện các định mức, chi phí bảo vệ môi trường; xây dựng kế hoạch truyền thông về cấp nước an toàn lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu.

Đáng chú ý, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chức năng của Thành phố Hà Nội, tỉnh Hòa Bình kiểm tra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, giải pháp khắc phục để đảm bảo cung cấp nước cho người dân khu vực phía Nam Hà Nội sử dụng nguồn nước mặt sông Đà; đồng thời, kiểm tra, rà soát cao độ nền các khu vực đô thị tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh để xác định nguyên nhân, đề xuất biện pháp giải quyết tình trạng ngập úng trong đô thị đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến nay, cả nước có khoảng 45 cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tập trung với tổng công suất xử lý theo thiết kế khoảng 8.700 tấn/ngày được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động, tăng hơn 2.000 tấn/ngày so với năm 2015.

Một số cơ sở xử lý chất thải rắn có quy mô lớn, công nghệ hiện đại đã được đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động như Nhà máy xử lý rác thải tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và dự án đốt rác phát điện tại Thới Lai, Cần Thơ...

Các chương trình này nhận được sự hưởng ứng, đồng hành của các tổ chức và người dân. Nổi bật nhất là Chương trình triển khai trồng 1 triệu cây xanh trong giai đoạn 2016 - 2020 do Thành phố Hà Nội phát động đã được hoàn thành trước thời hạn.

Để góp phần nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, Bộ Xây dựng đã chú trọng các giải pháp quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng; phát triển đô thị theo hướng đồng bộ, hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của các đô thị; tăng cường quản lý, phát triển vật liệu xây dựng theo quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng...

Ngành xây dựng đã tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống công cụ quản lý, đặc biệt là các công cụ để kiểm soát hiệu quả hoạt động xây dựng, quy hoạch phát triển đô thị và hạ tầng kỹ thuật, vật liệu xây dựng theo quy hoạch, kế hoạch.

Trong lĩnh vực xây dựng, ngành đã thực hiện chương trình phát triển vật liệu xây không nung và đề án đẩy mạnh xử lý sử dụng tro, xỉ thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, phân bón hóa chất. Từ đó, có định hướng phát triển phù hợp, giải quyết các vướng mắc, tồn kho sản phẩm và giảm ô nhiễm môi trường.

Một góc nhà máy Vicem Hạ Long. Ảnh: Thu Hằng/BNEWS/TTXVN

Một số chương trình, dự án, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ, thử nghiệm trong lĩnh vực phát triển vật liệu xây dựng cho vùng ven biển, hải đảo được nghiên cứu sử dụng các phụ gia, chất thải công nghiệp để đưa vào sản xuất vật liệu xây dựng, thay thế nguyên liệu, khoáng sản truyền thống như đá, cát, sỏi….

Việc thúc đẩy sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, tái sử dụng, xử lý tro xỉ các nhà máy nhiệt điện, gang thép, phân bón để làm vật liệu xây dựng, vật liệu san lấp, làm đường giao thông cũng góp phần tăng hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.

Hiện các dự án sản xuất vật liệu xây dựng được đầu tư mới theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức độ cơ giới hóa, tự động hóa ngày càng cao, sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, sản xuất ra nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường.

Một số lĩnh vực như sản xuất xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, kính tiết kiệm năng lượng đã đầu tư áp dụng các công nghệ sản xuất ngang tầm với nhiều nước phát triển trên thế giới. Hiện ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm vật liệu xây dựng được gắn nhãn xanh, thân thiện môi trường, cơ bản đã loại bỏ, chuyển đổi công nghệ cũ, lạc hậu.

Tiên phong là khối sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng được cho là một trong những nguy cơ dễ gây ô nhiễm và tác động nhiều đến môi trường cũng đã có những cải tiến vượt bậc.

Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xi măng Việt Nam [VICEM] Bùi Hồng Minh chia sẻ, VICEM đang biến ước mơ đưa ngành xi măng trở thành ngành xử lý tốt các vấn đề môi trường cho đất nước bằng những dự án thực tế. Hiện VICEM và các đơn vị thành viên đang tích cực triển khai.

Cụ thể, từ cuối năm 2019, VICEM Hoàng Thạch đã đề nghị UBND tỉnh Hải Dương cho phép được nghiên cứu, thử nghiệm sử dụng bùn từ ao hồ, tro xỉ cùng một số chất thải rắn khác làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế một phần nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất xi măng.

Bên cạnh VICEM Hoàng Thạch thì VICEM Bút Sơn và VICEM Hà Tiên cũng đang tích cực triển khai đề tài: "Nghiên cứu sử dụng bùn và rác thải công nghiệp không nguy hại làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế trong sản xuất clinker".

VICEM đặt mục tiêu cho tương lai là không phát thải các khí thải có ảnh hưởng đến môi trường và luân chuyển, tuần hoàn khí theo quy luật của tự nhiên, quy luật của môi trường sống; cùng đó, giảm tối đa việc sử dụng nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất clinker và xi măng và thay thế bằng các nguyên liệu lấy từ các chất thải của các ngành kinh tế khác, cùng các chất thải trong hoạt động hàng ngày của xã hội như rác thải, bùn thải, tro xỉ, phế thải vật liệu xây dựng, tất cả tro thải sau quá trình đốt, các chất thải khác có các vật chất tương tự.

Theo đó, các nhà máy thay thế nhiên liệu đốt từ than, dầu bằng việc đốt rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, các vật chất thải có khả năng sinh nhiệt mà con người đang thải ra hàng ngày, góp phần làm sạch môi trường và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Hiện VICEM đang tiến hành nghiên cứu để sản xuất clinker low carbon nhằm giảm phát thải khí CO2 và bụi, tiết kiệm tài nguyên không tái tạo, đồng thời giảm tiêu hao nhiệt năng, điện năng, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Những nỗ lực của ngành xây dựng đều hướng tới mục tiêu chung tay cùng xã hội bảo vệ môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững./.

Môi trường là tập hợp tất cả những thành phần tự nhiên, xã hội có ảnh hưởng và tác động đến đời sống con người. Trong đó, nước, không khí và đất là các yếu tố quan trọng nhất nhưng lại đang đứng trước nguy cơ bị ô nhiễm do những tác động của con người cũng như một phần nhỏ của tự nhiên. Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng dẫn đến những hệ lụy vô cùng nguy hiểm không chỉ với sức khỏe con người mà còn với các sinh vật sống khác trong tự nhiên. Để rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam hiện nay, các bạn hãy cùng tham khảo những số liệu mà Phương nam 24h chia sẻ trong bài này.
 


 

Hiện nay, các vấn đề về ô nhiễm bầu không khí, ô nhiễm nguồn đất hay nguồn nước rất được quan tâm. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì nhiều nhà máy, xí nghiệp cũng như cơ sở hạ tầng được xây dựng. Đời sống con người cũng vì vậy mà ngày càng được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, kéo theo đó là những hệ lụy ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, chẳng hạn như: Lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng; Lượng khói bụi từ các nhà máy xí nghiệp ngày càng nhiều; Các chất thải độc hại từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng dần tích tụ vào môi trường. Để rõ hơn về thực trạng của môi trường hiện nay, các bạn hãy cùng tham khảo qua các số liệu bên dưới.

Số liệu về ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam

Trước đây, nước sạch là nguồn tài nguyên bao la và tưởng chừng như vô hạn. Tuy nhiên tốc độ đô thị hóa mạnh mẽ và gia tăng dân số hiện nay đã gây áp lực lớn đến với tài nguyên nước. Thực trạng ô nhiễm môi trường nước Việt Nam được thể hiện qua:

- Nước thải từ các ngành công nghiệp như: Dệt may; Sản xuất giấy, bột giấy;...hiện nay thường có độ pH trung bình là 9 - 11. Các chỉ số BOD [nhu cầu oxy sinh hóa], COD [nhu cầu oxy hóa học] lên tới 700mg/1 và 2.500mg/1. Hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của có chứa xyanua [CN-] vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn. Đây đều là những chỉ số vượt ngưỡng tiêu chuẩn, dẫn đến việc làm cho nguồn nước bị ô nhiễm.

- Tại các khu công nghiệp, các làng nghề ở nhiều tỉnh thành, lượng nước bẩn chưa qua xử lý thải ra ngoài môi trường mỗi ngày vô cùng lớn. Chẳng hạn như ở TPHCM, lượng nước thải ra mỗi ngày là 500.000 m3; Hà Nội có khoảng 300.000 - 400.000 m3/ngày; Ở Bắc Ninh, con số này lên đến hàng ngàn. Những lượng nước thải này đều có chỉ số BOD, chất NH4, NO2, NO3,...vượt quá mức quy định. Với lượng nước thải lớn như vậy nhưng ước tính hiện nay, chỉ có khoảng hơn 40% khu công nghiệp, làng nghề xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đúng tiêu chuẩn.

- Ở nông thôn, tình trạng ô nhiễm môi trường nước càng nặng nề hơn khi mà cơ sở hạ tầng còn lạc hậu. Phần lớn lượng nước thải trong sinh hoạt hàng ngày của người dân và nước thải từ hoạt động sản xuất chăn nuôi đều không được xử lý nên ngấm xuống đất, ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm và làm cho lượng vi sinh vật có hại tăng cao. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1.500 - 3.500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3.800 - 12.500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu.
 


 

Số liệu về ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam

Có thể nói, nước ta đang đứng trước thực trạng ô nhiễm không khí ở mức báo động. Thậm chí, thủ đô Hà Nội còn có thể trở thành thành phố có môi trường không khí bị ô nhiễm nhất trên thế giới. Chính vì vậy mà Nhà nước ta đã đưa ra rất nhiều giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí.

- Hiện nay, các dự án khu công nghiệp mới phần lớn đều được đánh giá về tác động với môi trường, sau đó mới cấp phép xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn có nhiều nhà máy nhiệt điện, đốt than chưa xử lý triệt để các chất khí thải độc hại như SO2, NO2, CO,...ra ngoài môi trường.

- Phương tiện giao thông cũng là một trong những yếu tố làm gia tăng nguồn khí thải gây ô nhiễm môi trường. Trung bình ở nước ta, số lượng phương tiện ô tô, xe máy tăng từ khoảng 8 - 18% mỗi năm. Điều này làm cho mức khí thải từ phương tiện ra môi trường tăng gấp 4 - 5 lần qua từng năm.

- Theo Báo cáo sơ lược về thực trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam vào năm 2016 của GreenID thì nồng độ bụi tại Hà Nội vượt gấp 2 - 3 lần so với quy chuẩn quốc gia và gấp 5 lần so với mức khuyến nghị của WHO. Còn ở TPHCM, nồng độ bụi cao hơn so với quy chuẩn quốc gia và gấp 3 lần so với khuyến nghị của WHO.
 


 

Số liệu về ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam

Không chỉ có môi trường không khí và nước bị ô nhiễm nặng nề mà hiện nay, nguồn tài nguyên đất cũng đang bị đe dọa nghiệm trọng. Các số liệu dưới đây sẽ phản ánh, giúp bạn hiểu rõ hơn về thực trạng môi trường đất hiện nay ở Việt Nam:

- Theo một số khảo sát, hiện nay hàm lượng kim loại nặng trong đất ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các khu công nghiệp. Chẳng hạn như tại các cụm công nghiệp tại Phước Long - Bình Phước, lượng các hóa chất độc hại như: Cr, CD, As cao gấp 1,5 - 15 lần so với tiêu chuẩn. Điều này gây ảnh hưởng nặng nề đến môi trường đất.

- Theo Báo cáo hiện trường môi trường quốc gia năm 2005, nguồn đất bị ô nhiễm do người dân canh tác nông nghiệp sử dụng quá nhiều phân bón dẫn đến dư thừa. Tuy lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại Việt Nam hiện vẫn còn ít [khoảng 0.5 - 1.0kh/ha/năm] nhưng ở nhiều nơi cũng đã phát hiện ra dư lượng thuốc tồn tại trong đất.
 


 

Trên đây là những số liệu về hiện trạng ô nhiễm môi trường ở nước ta tính đến đầu năm 2020 mà đội ngũ biên tập viên chúng tôi muốn chia sẻ với bạn đọc. Với những con số nêu trên, chắc hẳn các bạn đã rõ hơn về thực trạng môi trường Việt Nam hiện nay, từ đó chung tay góp sức bảo vệ các nguồn tài nguyên đất, nước không khí để bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta.

Tham khảo thêm: Những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường.

Video liên quan

Chủ Đề