Môi trường doanh nghiệp tiếng Anh là gì

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

Khái niệm

Môi trường kinh doanh trong tiếng Anh được gọi là Business environment.

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là tập hợp những điều kiện, những yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng gián tiếp hay trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân loại

Phân loại môi trường kinh doanh của doanh nghiệp thương mại

- Xét theo cấp độ ngành và nền kinh tế quốc dân:

+ Môi trường vĩ mô: là môi trường của toàn nền kinh tế quốc dân. Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả ngành kinh doanh, đến từng doanh nghiệp, nhưng không nhất thiết phải theo một cách nhất định mà thuận nghịch khác nhau đối với từng doanh nghiệp.

+ Môi trường tác nghiệp: Môi trường tác nghiệp được xác định đối với một ngành kinh doanh hoặc từng doanh nghiệp kinh doanh trong các mối quan hệ với các đối tác hữu quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Môi trường vĩ mô và môi trường tác nghiệp được gọi là môi trường bên ngoài của doanh nghiệp thương mại hay môi trường nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp thương mại.

+ Hoàn cảnh nội bộ bao gồm các yếu tố nội tại trong một doanh nghiệp thương mại. Hoàn cảnh nội bộ bao gồm các nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp thương mại.

- Xét theo mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong hoạt động kinh doanh:

+ Môi trường bên ngoài: Đó là tổng thể các yếu tố và các quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội, luật pháp, khoa học – công nghệ, tài nguyên… hình thành một cách khách quan và luôn ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp thương mại.

+ Môi trường bên trong: Môi trường bên trong bao gồm toàn bộ các yếu tố và quan hệ kinh tế, tổ chức, kĩ thuật nhằm bảo đảm cho doanh nghiệp thương mại sử dụng nguồn lực nội bộ kết hợp với môi trường bên ngoài để đạt mục đích của hoạt động kinh doanh.

Môi trường bên ngoài hay còn gọi là hoàn cảnh nội bộ có thể coi là chủ thể của hoạt động kinh doanh.

[Tài liệu tham khảo: Giáo trình Quản trị Doanh nghiệp Thương mại, NXB Lao động - Xã hội, 2005]

Qui tắc đỉnh-kết [Peak-End Rule] và ví dụ về qui tắc đỉnh-kết trong quản trị trải nghiệm khách hàng

16-01-2020 Phát triển nhóm dự án [Project Team Development] là gì? Mục tiêu của sự phát triển nhóm dự án

17-01-2020 Quản trị doanh nghiệp thương mại [Commercial Enterprise Management] là gì? Nội dung

Mục lục

  • 1 Môi trường bên ngoài
    • 1.1 Môi trường vĩ mô
    • 1.2 Môi trường vi mô
  • 2 Môi trường bên trong
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo

Môi trường là gì?

Môi trường là gì? Môi trường là toàn bộ bao gồm các yếu tố về vật chất nhân tạo và những yếu tố của tự nhiên, chúng có mối quan hệ rất mật thiết từ và tồn tại xung quanh đến con người, từ đó ảnh hưởng tới sự tồn tại, cuộc sống cùng sự phát triển của chúng ta.

Khái niệm doanh nghiệp?

Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tư cách pháp nhân, có tài sản, có trụ sở giao dịch, có con dấu, có những quyền và nghĩa vụ dân sự, được đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh tìm kiếm lợi nhuân.

Doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh tế dựa theo chế độ hạch toán độc lập, phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động kinh tế nằm trong phạm vi vốn đầu tư mà doanh nghiệp quản lý cũng như chịu sự quản lý của nhà nước thông qua các quy định của pháp luật và chính sách, chế tài đảm bảo thực thi.

Một số loại hình doanh nghiệp phổ biến ở nước ta hiện nay đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn [TNHH], công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước.

Trong đó:

– Công ty TNHH: gồm Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

+ Công ty TNHH 1 thành viên được hiểu là một loại hình doanh nghiệp do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu. Chủ sở hữu công ty là người đại diện pháp lý sẽ phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ cũng như các nghĩa vụ tài sản khác của công ty thuộc phạm vi của số vốn điều lệ.

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp có số lượng thành viên không được quá 50 thành viên, thành viên tham gia có thể là tổ chức hoặc cá nhân và các thành viên khi tham gia phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, có nghĩa vụ về tài sản của doanh nghiệp thuộc phạm vi số vốn mà mình cam kết góp cho doanh nghiệp.

– Doanh nghiệp tư nhân: là loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ sở hữu và tự chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Mỗi cá nhân chỉ có quyền thành lập 01 doanh nghiệp tư nhân;

+ Loại hình doanh nghiệp này sẽ không được phát hành bất cứ loại chứng khoán nào

+ Doanh nghiệp tư nhân cũng không có tư cách pháp nhân và chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ là người đại diện pháp lý của doanh nghiệp.

Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

+ Tư cách pháp nhân của công ty cổ phần được xác lập kể từ ngày được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Vốn điều lệ của công ty sẽ được chia ra thành các phần bằng nhau được gọi là cổ phần;

+ Thành viên tham gia góp vốn gọi là cổ đông, cổ đông có thể là tổ chức hoặc cá nhân;

+ Số lượng cổ đông ít nhất là 03 và không bị giới hạn số lượng tối đa;

+ Cổ đông phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài sản và các khoản nợ khác của doanh nghiệp thuộc phạm vi số vốn đã góp vào công ty;

+ Cổ đông được quyền tự do nhượng lại cổ phần của mình cho người khác, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 5 Điều 84 và khoản 3 Điều 81 trong Luật Doanh nghiệp năm 2014.

+ Công ty cổ phần có quyền phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn.

Video liên quan

Chủ Đề