Một Kon Tum Lao trong có kiến trúc như thế nào


Ngày đăng: 07-05-2021

“Ngc Kon Tum” phản ánh một giai đoạn lịch sử thời kỳ đầu của phong trào đấu tranh chống quân xâm lược nước ta. Vì vậy, khi nói đến Kon Tum chắc hẳn mọi người sẽ không quên nghĩ đến nơi đây. Từ đường Phan Đình Phùng rẽ vào đường Trương Quang Trọng, khoảng 1km dọc theo dòng sông Đăk Bla thơ mộng chính là “Di tích lịch sử Ngục Kon Tum”. Ngục Kon Tum được Bộ VHTT&DL công nhận là DTLS cấp quốc gia vào ngày 16/11/1988.

Phòng trưng bày tại khu di tích lịch sử Ngục Kon Tum

Ngục Kon Tum đã và đang phát huy giá trị di tích lịch sử Kon Tum. Nơi đây đã ghi ơn những tấm gương bất khuất, ý chí đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng đã hy sinh vì tổ quốc trong thời kỳ trước cách mạng tháng tám trên mảnh đất Kon Tum. Và cũng chính nơi đây thực dân Pháp đã giam giữ các chiến sỹ cộng sản trong thời kỳ 1930 – 1931.

Gò đất do những người tù chính trị đắp lên bằng hình thức lao động khổ sai

Sau cao trào 1930 - 1931 chúng đưa những người tù chính trị từ các tỉnh khác về giam giữ tại nhà lao trong, nhằm: Cách ly tù chính trị với phong trào quần chúng cách mạng, bắt tù chính trị đi lao động khổ sai làm con đường 14, sau đó thủ tiêu dần những người tù chính trị này. Lúc bấy giờ, nhà lao Kon Tum đã trở thành một địa ngục, trần gian.

                     Du khách tìm hiểu về Ngục Kon Tum 

Trong suốt hành trình làm con đường 14 thực dân Pháp đưa 295 người đi làm đường, trong vòng 6 tháng từ tháng 12/1930 đến tháng 5/1931 thì 210 người chết thê thảm dọc đoạn đường này.

Sáng ngày 12/12/1931 cuộc đấu tranh Lưu huyết đã xảy ra, thực dân Pháp xả súng vào làm 8 đồng chí hy sinh và nhiều đồng chí khác bị thương rồi chúng chôn vùi 8 đồng chí chung 1 hố. Ngay sau đó, cuộc đấu tranh Tuyệt thực diễn ra trong vòng 4 ngày từ ngày 12-16/12/1931 để phản đối chống lại sự hung hăng, tàn bạo của TDP. Một lần nữa chúng nã súng làm 7 đồng chí hy sinh và 8 đồng chí bị thương, chúng lại vùi vào 1 hố.

Tuy hai cuộc đấu tranh bị thực dân Pháp tàn sát đẫm máu nhưng chúng đã thừa nhận sự thất bại và phải xóa bỏ nhà Ngục Kon Tum vào năm 1935.

Hai ngôi mộ chung của 15 chiến sĩ hy sinh trong hai cuộc đấu tranh Lưu huyết và Tuyệt thực [ 12/12/1931 – 16/12/1931]

Di tích lịch sử Ngục Kon Tum” là một dấu ấn trong trái tim mọi người. Hy vọng rằng nơi đây sẽ là một điểm đến thật lý tưởng và ý nghĩa mà không thể thiếu được đối với du khách khi đến trải nghiệm tại thành phố Kon Tum.

Địa chỉ : Đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum.

Thời gian mở cửa: Từ thứ 2 đến chủ nhật [Sáng:7h30 – 11h00; Chiều: 1h30 – 5h00]

Bài và ảnh: Hoài Thương

Video liên quan

Chủ Đề