Một số to chất cần có khi học và làm nghề báo chí

Trong những năm qua, báo chí là ngành được nhiều thí sinh quan tâm và luôn có điểm chuẩn cao. Để theo học ngành này, thí sinh cần có những kỹ năng, tố chất nhất định.

Tại ngày hội tư vấn tuyển sinh tại TP.HCM do báo Tuổi Trẻ tổ chức, bạn Gia Minh, học sinh Trung tâm Giáo dục phổ thông, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM hỏi: "Em đam mê ngành báo chí nhưng không biết để theo ngành này thì cần những tố chất, kỹ năng gì".

Tư vấn cho thí sinh, TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM lưu ý thí sinh phải có kỹ năng tự học tốt vì đây là một kỹ năng cần cho tất cả mọi ngành, nghề ở trường đại học, không riêng gì báo chí.

"Vào đại học không phải làm những bài kiểm tra nhỏ như 15 phút, một tiết mà các bạn sẽ học theo đề cương môn học. Đề cương sẽ nêu chi tiết học phần đó bao nhiêu tiết, tài liệu bạn cần đọc là gì, bạn cần hoàn thành những nội dung nào. Môi trường và cách thức truyền đạt thay đổi đòi hỏi các bạn có khả năng tự học tốt. Thầy cô sẽ là người đồng hành với các bạn chứ không cầm tay chỉ việc cho các bạn", TS Hạ tư vấn.

Phó hiệu trưởng cho hay ở trường đại học, mỗi thầy cô sẽ hướng dẫn những phương pháp, kỹ năng và có cách truyền tải khác nhau. Đó có thể là bài tập nhóm, bài luận, bài thực hành... Qua đó các bạn sẽ học được kỹ năng làm việc nhóm, xử lý, chia sẻ thông tin, tranh luận, phản biện.

Trong quá trình học, mỗi môn sẽ trau dồi những kỹ năng khác nhau mà các bạn còn thiếu. Ngoài ra, TS Hạ khuyên thí sinh nên tham gia các hoạt động đội nhóm, đoàn thể, câu lạc bộ học thuật để học hỏi thêm và khẳng định mình.

Ông cũng lưu ý sĩ tử nghề báo không đơn giản, nhẹ nhàng như những gì các bạn thấy trên tivi hoặc mặt báo. Đằng sau những khuôn hình, mặt báo, bản tin là rất nhiều khó khăn, áp lực. Người làm báo phải chịu áp lực, làm việc cường độ cao và luôn phấn đấu hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình. Nhiều kỹ năng được giảng dạy ở nhà trường nhưng vận dụng như thế nào còn tùy thuộc vào mỗi người.

TS Phạm Tấn Hạ tư vấn cho thí sinh có nguyện vọng vào ngành Báo chí. Ảnh: M.N.

Cùng có nguyện vọng vào ngành Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội Nhân văn, một học sinh trường Tiểu học -THCS- THPT Tân Phú đặt câu hỏi về cách ghi dấu ấn cá nhân khi đi làm báo. Liệu nhà trường có dạy sinh viên điều đó hay không?

TS Hạ cho hay ngành Báo chí của ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn là ngành có điểm chuẩn rất cao của trường trong những năm qua. Thí sinh cũng có nhiều cơ hội khác nhau để đăng ký vào trường.

Nếu sĩ tử đã đăng ký kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM đồng nghĩa em có thêm một cơ hội trúng tuyển ngoài việc trông chờ vào điểm thi tốt nghiệp THPT 2020.

"Nếu đủ năng lực vào học ngành Báo chí, thí sinh sẽ được thầy cô trang bị thêm nhiều kiến thức, kỹ năng liên quan đến báo chí, truyền thông. Và em có thể tạo ra dấu ấn của riêng mình bằng trang web, blog, kênh YouTube,…", TS Hạ nhận định.

Nếu bạn yêu thích tin tức, quan tâm đến đa dạng các vấn đề trong cuộc sống và đam mê viết lách thì ngành báo có lẽ là 1 sự lựa chọn phù hợp với bạn. Vậy học ngành này đòi hỏi ở bạn những tố chất gì? Hãy cùng tìm hiểu sau đây nhé!

1. Năng khiếu

  • Năng khiếu phát hiện thông tin: bạn cần quan tâm đến các sự kiện và luôn biết phát hiện vấn đề, đồng thời nhanh nhạy và tháo vát trong cách tiếp nhận và xử lý thông tin.
  • Năng khiếu truyền tin: Bạn cũng cần biết cách chọn lọc giữa rất nhiều thông tin và khiến thông tin đó trở nên hấp dẫn, sinh động, dễ hiểu và cần thiết với công chúng.

Với truyền hình hay phát thanh, khi tuyển sinh vào ngành này, bạn cần đáp ứng được một số yêu cầu đặc thù của nghề về chất giọng hoặc đôi khi là cả về ngoại hình. Với loại hình này, yêu cầu sẽ cao hơn các loại hình báo chí khác.

 

Ngành báo chí còn yêu cầu bạn có khả năng thích ứng rộng để thực hiện được các chức trách tại các cơ quan, đơn vị có liên quan đến mảng báo chí và truyền thông đại chúng: các cơ quan, tổ chức truyền thông vận động xã hội, các cơ quan văn hoá – tư tưởng, các bộ phận thông tin tổng hợp của các cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị – xã hội, các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước…

Bên cạnh đó, ngành báo chí còn cần nhiều kỹ năng khác như: kỹ năng xử lý tình huống, kĩ năng giao tiếp,… nếu bạn còn chưa tự tin với khả năng và kĩ năng mình có thì bạn cũng không cần quá lo lắng, quá trình học tập sẽ giúp bạn hoàn thiện các kĩ năng. Chính đam mê và lòng yêu nghề sẽ là động lực để bạn hoàn thiện mình hơn

 

Ngành báo chí yêu cầu bạn có kiến thức rộng và hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống để có thể thông tin một cách khách quan, đa chiều nhất. Bạn cần biết học hỏi, tự mình tìm tòi để tích lũy vốn văn hóa cũng như vốn sống phong phú và phong cách viết riêng. Ví dụ, bạn là phóng viên về lĩnh vực kinh tế thì bạn cần am hiểu về thị trường, những thuật ngữ kinh tế để có thể đưa ra được những nhận định, phân tích và đánh giá vấn đề một cách khách quan, thuyết phục. Bên cạnh đó bạn cũng cần có kiến thức liên quan về các mảng như xã hội, giáo dục,… Nếu không có kiến thức nhất định, bạn sẽ rất khó khăn để có thể nắm bắt sự kiện, thông tin để đưa ra cái nhìn thuyết phục cho độc giả.

4. Sức khỏe tốt

Khi chọn nghề báo chí, nghĩa là bạn phải chấp nhận những chuyến công tác xa và làm việc không theo giờ giấc. Có khi bạn phải làm việc trong đêm để nắm bắt được những tin tức một cách chính xác, nhanh nhạy nhất. Làm việc trong ngành báo chí, bạn là người mang đến thông tin cho công chúng và luôn phải chạy theo các sự kiện nóng bỏng. Và vì thế, có thể bạn sẽ không có ngày nghỉ như mọi người, lúc mọi người nghỉ ngơi là thời gian làm việc của bạn. Thế nên, một sức khỏe dẻo dai là điều kiện rất cần thiết khi bạn chọn nghề này.

Trên đây là 4 tố chất quan trọng cần có nếu bạn muốn theo đuổi ngành báo, tuy nhiên những điều trên bạn đều có thể rèn luyện và tích luỹ dần dần. Hy vọng bạn sẽ có những kế hoach phát triển bản thân hợp lý để có thể thành công trong ngành này nhé!

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Năm 2020, ITPlus Academy hợp tác cùng Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông thông báo tuyển sinh các chuyên ngành: 

Thông tin chi tiết về chương trình tuyển sinh học sinh và phụ huynh vui lòng tham khảo tại địa chỉ

//itplus-academy.edu.vn/Dao-tao-THPT.html

[CAM KẾT HỖ TRỢ VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP BẰNG VĂN BẢN]

                                                                                                                                                                               Ban Truyền thông ITPlus

Trong những năm qua, Báo chí và Truyền thông luôn được xếp vào 1 trong những “ngành hot nhất mọi thời đại”. Có lẽ vì thế mà ngành này nhận được sự  quan tâm của rất nhiều thí sinh và luôn có điểm chuẩn cao.

Mùa tuyển sinh đại học năm 2020,  ngành Báo chí với tổ hợp C00 có điểm chuẩn lên đến 27.5, trở thành ngành học có điểm cao nhất trong mùa tuyển sinh của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn [ĐH Quốc gia TP.HCM]. 

Với mức điểm trên, không ít thí sinh đạt trên 9 điểm mỗi môn [thang điểm 10] trong tổ hợp C00 [văn - sử - địa] vẫn trượt ngành báo chí đủ cho thấy độ hot của ngành này thế nào.

Không chỉ lĩnh vực báo chí, ngành Truyền thông cũng đang chiếm vị thế rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế – xã hội.

Đơn cử như một công ty muốn tổ chức chiến dịch quảng bá thương hiệu, một doanh nghiệp muốn thu hút người tiêu dùng mua sản phẩm… đều cần đến chiến dịch truyền thông bài bản.

Vậy thí sinh muốn theo đuổi ngành Báo chí, Truyền thông thì cần những yếu tố nào?

Ảnh minh họa

TS. Phạm Tấn Hạ - Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM lưu ý, thí sinh phải có kỹ năng tự học tốt vì đây là một kỹ năng cần cho tất cả mọi ngành, nghề ở trường đại học, không riêng gì báo chí, truyền thông.

Ngoài ra, sự thông minh và óc sáng tạo cũng là tố chất quan trọng vì chỉ có đam mê, sáng tạo thì những sản phẩm truyền thông, những bài báo mới thực sự thu hút, mang tính độc đáo, khác biệt.

Cùng với đó, người học cũng cần chủ động học hỏi và trau dồi kiến thức bởi thế giới xung quanh luôn phát triển. Sinh viên luôn phải trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực truyền thông, báo chí, vì đặc thù của ngành này là luôn tìm tòi cái mới.

Một tố chất quan trọng không kém là sự kiên trì, nhẫn nại trong công việc, bởi những căng thẳng áp lực trong công việc trước những kết quả không phải lúc nào cũng diễn ra như mong muốn.

“Báo chí, truyền thông không đơn giản như những gì các sinh viên thấy trên tivi, mặt báo hoặc qua một sản phẩm truyền thông. Bởi lẽ, sau những tác phẩm long lanh ấy người sản xuất có thể đối diện với rất nhiều khó khăn, áp lực. Điều này có nghĩa là các em phải chịu áp lực, làm việc cường độ cao và luôn phấn đấu hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình. Sự áp dụng lý thuyết vào thực tế ở mỗi hoàn cảnh cũng là điều quan trọng”, TS. Phạm Tấn Hạ nói.

Được biết, ở các trường đại học có đào tạo ngành Truyền thông, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cần thiết để luôn dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ truyền thông không ngừng phát triển này. Có những trường sinh viên sẽ được đào tạo dựa trên chương trình song ngữ với các môn học bằng tiếng Anh chiếm trên 50% thời lượng học tập, tạo cơ hội phát triển tốt nhất cho sinh viên trong bối cảnh hội nhập giúp sinh viên có lợi thế rất lớn trong nghề nghiệp, nhất là trong lĩnh vực giàu tính cạnh tranh như truyền thông, báo chí.  

TS. Phạm Tấn Hạ khuyên thí sinh cần tìm hiểu thật kỹ ngành mình dự kiến theo học vì việc trải nghiệm 4 năm học đại học có vai trò rất quan trọng đối với sự thành công của các bạn. Nếu chọn đúng ngành, sinh viên sẽ học tốt hơn và cảm thấy say mê với quá trình học tập, nghiên cứu tại trường.

Các em nên tận dụng tối đa tất cả các phương thức xét tuyển mà mình được sử dụng để có nhiều cơ hội vào ngành học mà mình yêu thích, hãy đặt mã ngành yêu thích nhất ở vị trí số 1 và sau đó là các nguyện vọng tiếp theo. Theo quy chế, thí sinh có thể thay đổi nguyện vọng sau khi có điểm thi tốt nghiệp THPT”, TS. Phạm Tấn Hạ nói.

Năm nay, thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM cần lưu ý là nhiều ngành vẫn có cơ hội trúng tuyển cao nếu xét tuyển vào các ngành thuộc nhóm điểm chuẩn thấp hơn các ngành nêu trên. 

Tại Trường ĐH KHXH&NV - Đại học Quốc gia TP.HCM, sinh viên có thể đăng ký học song ngành khi vào năm học thứ hai đối với các ngành Báo chí, Quan hệ quốc tế, Tâm lý học, Ngôn ngữ Anh, Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành…./.

“Việc học sinh có chứng chỉ quốc tế về ngoại ngữ có thể coi là một lợi thế chứ không phải cứ có chứng chỉ quốc tế rồi nộp vào là nghiễm nhiên trúng tuyển đại học”, Phó hiệu trưởng ĐH Ngoại thương cho biết.

Hoàng Thanh

Video liên quan

Chủ Đề