Mục đích sử dụng đất bcs là gì

Tôi thấy bản đồ địa chính in trên sổ đỏ có ghi ký hiệu ONT, ODT bên cạnh phần diện tích nhưng lại có sổ đỏ không ghi. Vậy ký hiệu đó có ý nghĩa như thế nào? [Thu Ba]


Luật sư tư vấn

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 75/2015/TT-BTNMT, ký hiệu ONT có nghĩa là đất ở tại nông thôn, ODT có nghĩa là đất ở tại đô thị.

Sau đây là ý nghĩa của các ký hiệu thường gặp khác trên sổ đỏ:

- LUC: Đất chuyên trồng lúa nước.

- LUK: Đất trồng lúa nước còn lại.

- LUN: Đất trồng lúa nương.

- BHK: Đất bằng trồng cây hàng năm khác.

- NHK: Đất nương rẫy trồng cây hàng năm khác.

- CLN: Đất trồng cây lâu năm.

- RSX: Đất rừng sản xuất.

- RPH: Đất rừng phòng hộ.

- RDD: Đất rừng đặc dụng.

- NTS: Đất nuôi trồng thủy sản.

- LMU: Đất làm muối.

- NKH: Đất nông nghiệp khác.

- TSC: Đất xây dựng trụ sở cơ quan.

- DTS: Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp.

- DVH: Đất xây dựng cơ sở văn hóa.

- DYT: Đất xây dựng cơ sở y tế.

- DGD: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo.

- DTT: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao.

- DKH: Đất xây dựng cơ sở khoa học và công nghệ.

- DXH: Đất xây dựng cơ sở dịch vụ xã hội.

- DNG: Đất xây dựng cơ sở ngoại giao.

- DSK: Đất xây dựng công trình sự nghiệp khác.

- CQP: Đất quốc phòng.

- CAN: Đất an ninh.

- SKK: Đất khu công nghiệp.

- SKN: Đất cụm công nghiệp.

- SKT: Đất khu chế xuất.

- TMD: Đất thương mại, dịch vụ.

- SKC: Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

- SKS: Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản.

- SKX: Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.

- DGT: Đất giao thông.

- DTL: Đất thủy lợi.

- DDT: Đất có di tích lịch sử - văn hóa.

- DDL: Đất có danh lam thắng cảnh.

- DSH: Đất sinh hoạt cộng đồng.

- DKV: Đất khu vui chơi, giải trí công cộng.

- DNL: Đất công trình năng lượng.

- DBV: Đất công trình bưu chính, viễn thông.

- DCH: Đất chợ.

- DRA: Đất bãi thải, xử lý chất thải.

- DCK: Đất công trình công cộng khác.

- TON: Đất cơ sở tôn giáo.

- TIN: Đất cơ sở tín ngưỡng.

- NTD: Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng.

- SON: Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối.

- MNC: Đất có mặt nước chuyên dùng.

- PNK: Đất phi nông nghiệp khác.

- BCS: Đất bằng chưa sử dụng.

- DCS: Đất đồi núi chưa sử dụng.

- NCS: Núi đá không có rừng cây.

Lưu ý, đối với các trường hợp trên sổ đỏ đã ghi rõ ràng mục đích sử dụng đất của từng thửa đất thì trên bản đồ có thể không ghi chú các ký hiệu nêu trên.

Đất BCS là gì? Ký hiệu đất BCS trên bản đồ thì có mua được không? Đây là câu hỏi của rất nhiều nhà đầu tư Bất Động Sản hiện nay. Hãy Đầu Tư cũng sẽ tìm hiểu và giải đáp mọi thông tin chi tiết về loại đất này trong bài viết. Tham khảo ngay và tìm hiểu để có phương án đầu tư hợp lý.

Các Nội Dung Chính:

  • 1️⃣ Đất BCS là gì?
    • ✅ Những loại đất BCS nào đang phổ biến?
    • ✅ Quy định trong việc sử dụng đất
  • 2️⃣ Đất BCS có sử dụng được không?
    • ✅ Những quy định khi đưa đất BCS vào sử dụng
    • ✅ Những biện pháp đưa đất vào sử dụng
  • 3️⃣ Nghĩa vụ của người dùng đất tại Việt Nam
  • 4️⃣ Câu hỏi về đất BCS mới nhất
    • ✅ Thời gian sử dụng đất BCS bao nhiêu lâu?
    • ✅ Đang canh tác đất BCS có được bồi thường không?

1️⃣ Đất BCS là gì?

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc và tìm lời giải đáp cho việc “đất bcs là gì?”, “đất bcs là đất gì?”, do nhu cầu đất đai luôn là điều mà nhiều người mong muốn sở hữu. Thực tế, đất BCS là đất bằng chưa sử dụng và ký hiệu này được áp dụng trên bản đồ địa chính của nước ta.

Loại đất này chưa được xác lập hay là chưa có đủ điều kiện để sử dụng đất vào những mục đích cụ thể như nuôi trồng hải sản, canh tác, làm lâm nghiệp, nông nghiệp. Đất BCS cũng là loại đất chưa có chủ và cũng chưa được xác lập thành loại đất thành thị hoặc đất nông thôn.

Đất BCS là gì?

✅ Những loại đất BCS nào đang phổ biến?

Hãy Đầu Tư đã tìm hiểu và nhận thấy đất BCS chủ yếu có 3 dạng chính là:

  • Đất thung lũng
  • Đất cao nguyên
  • Đất thuộc vùng bằng phẳng tại khu vực đồng bằng.

Ký hiệu đất BCS là gì? Vì định nghĩa của loại đất này khá dài dòng nên trên bảng đồ địa chính Việt Nam, BCS là ký hiệu của loại đất này.

Kiến Thức Khác Cùng Lĩnh Vực:

  • Căn góc chung cư là gì ? Có nên mua căn hộ góc không?
  • Đất DKV là gì? Những bước chuyển đất DKV lên thổ cư
  • Tài sản gắn liền với đất là gì? Bổ sung vào sổ đỏ như thế nào?
  • Phân lô bán nền – Những quy định mới nhất
  • Cách bán nhà nhanh nhất từ các nhà môi giới
  • Đất ODT là gì? Có nên đầu tư đất ODT hay không?

✅ Quy định trong việc sử dụng đất

Hiện tại, đất BCS là loại đất do cơ quan có trách nhiệm quản lý theo pháp luật. Theo điều 164 bộ luật đất đai năm 2013 đã có quy định:

  • Các UBND cấp xã có trách nhiệm để quản lý, bảo vệ đất BCS của địa phương và cũng phải đăng ký vào hồ sơ địa chính để phục vụ quản lý tốt hơn.
  • Các UBND cấp tỉnh sẽ làm công việc quản lý đất BCS ở các đảo chưa có ai sinh sống.
  • Cấp chính phủ sẽ quản lý những vấn đề có liên quan tới loại đất chưa sử dụng theo những quy định mà họ đưa ra.

Xem thêm: Đất DKV là gì? Những bước chuyển đất DKV lên đất thổ cư

2️⃣ Đất BCS có sử dụng được không?

Vì đất BCS chưa có chủ nên rất nhiều người quan tâm tới việc đất BCS có sử dụng được hay không? Muốn nuôi trồng trên những loại đất này phải xin phép như thế nào? Hãy tiếp tục tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết này nhé!

✅ Những quy định khi đưa đất BCS vào sử dụng

Khi đưa đất BCS vào sử dụng thì có thể áp dụng theo điều 165 của Luật đất đai 2013. Căn cứ vào những kế hoạch và quy hoạch mà cơ quan nhà nước đã có thẩm quyền phê duyệt thì UBND sẽ có kế hoạch đầu tư, khai hoang, cải tạo đất để đưa đất chưa có chủ vào sử dụng. Nhà nước cũng khuyến khích những cá nhân, tổ chức, hộ gia đình có thể đầu tư để đưa đất BCS có thể được đưa vào sử dụng theo như kế hoạch mà nhà nước đã phê duyệt.

Với những diện tích đất có quy định sử dụng theo mục đích nông nghiệp thì sẽ ưu tiên để giao cho các cá nhân, hộ gia đình để họ có thể sản xuất nông lâm ngư nghiệp phù hợp. Hoặc có thể làm muối tùy loại đất ở địa phương nếu chưa được giao hoặc thiếu đất sản xuất.

✅ Những biện pháp đưa đất vào sử dụng

Theo như điều 59 trong nghị định 43/2014/NĐ-CP đã có quy định rõ về những biện pháp để đưa đất BCS chưa sử dụng hoạt động đúng hướng. Nhà nước sẽ có các chính sách để đầu tư vào các hệ thống cơ sở hạ tầng ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, nơi biên giới hay hải đảo,… Ngoài ra, những vùng có ít dân cư sinh sống, nơi có điều kiện khó khăn cũng có thể thực hiện kế hoạch để đưa đất.

Thông thường dất sẽ có chính sách miễn giảm tiền sử dụng, tiền thuê đất với những trường hợp được giao đất hay cho thuê đất BCS để giúp đưa vào sử dụng dễ dàng hơn. Nếu như UBND cấp tỉnh có sử dụng nguồn kinh phí thu được trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất như chuyên trồng lúa nước chuyển thành những mục đích khác thì phải có kinh phí phù hợp để cải tạo, khai hoang và đưa vào sử dụng.

Thông tin sử dụng đất BCS

3️⃣ Nghĩa vụ của người dùng đất tại Việt Nam

Theo điều luật 170 của luật đất đai năm 2013 quy định thì nghĩa vụ chung của những người sử dụng đất như sau:

  • Sử dụng theo đúng mục đích, đúng thửa đất đượcq uy định và phù hợp với những quy định sửa dụng như độ sâu, độ cao trên không trung và bảo vệ các công trình công cộng ở trên mặt đất. Ngoài ra, phải tuân thủ những quy định khác nếu có của pháp luật.
  • Có đăng ký, kê khai đất, giải quyết thủ tục chuyển nhượng, cho thuê hay cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất.
  • Có biện pháp bảo vệ đất.
  • Thực hiện theo những nghĩa vụ tài chính theo như quy định.
  • Tuân thủ những quy định bảo vệ môi trường, không được xâm hại tới các lợi ích của người dùng đất có liên quan.
  • Có thủ tục quy định theo pháp luật trong tìm kiếm đối tượng dưới lòng đất.
  • Nếu như nhà nước muốn thu hồi đất hay hết thời hạn sử dụng đất mà phía cơ quan nhà nước không được gia hạn sử dụng thì có thể sẽ được phân chia lại.

Xem thêm: Cách bán nhà nhanh nhất từ các nhà môi giới

4️⃣ Câu hỏi về đất BCS mới nhất

Những ai đang quan tâm tới bất động sản nói chung và đất BCS nói riêng sẽ được Hãy Đầu Tư giải đáp thêm các câu hỏi như sau:

✅ Thời gian sử dụng đất BCS bao nhiêu lâu?

Như khoản 3 điều số 132 của Luật đất đai năm 2013 thì UBND cấp xã sẽ giao đất cho hộ gia đình, cho cá nhân để thuê nuôi trồng thủy hải sản, đất nông nghiệp trong thời hạn không quá 5 năm dưới những hình thức đấu giá đất. Khoản tiền thu được bởi việc cho đất để thuê canh tác sẽ nộp vào trong ngân sách của nước nhà. Số tiền này chỉ được phục vụ cho những như cầu của phường, xã khi có đất BCS.

✅ Đang canh tác đất BCS có được bồi thường không?

Theo như điều số 76 của bộ luật đất đai 2013 cũng đã quy định rõ ràng để sử dụng khi đang canh tác thì sẽ không được bồi thường. Nhưng sẽ được bồi thường theo ngân sách góp vốn khi đầu tư vào đất gồm các trường hợp như sau:

  • Nhà nước không giao thu tiền sử dụng đất.
  • Nhà nước giao cho những tổ chức thuộc các trường hợp có thu tiền nhưng miễn tiền sử dụng đất.
  • Nhà nước có thể cho thuê trả tiền đất mỗi năm hay trả 1 lần cho toàn thời gian thuê nhưng được miễn tiền thuê đất. Nó không bao gồm các trường hợp tại hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuê bởi thực hiện những chính sách với người có công với cách mạng.
  • Là đất nông nghiệp trong quỹ đất công ích của phường, xã, thị trấn.
  • Là đất khoán để sản xuất đất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản, làm muối.

Trên đây, Hãy Đầu Tư đã giải đáp những thông tin về ký hiệu đất BCS là gì? Cách sử dụng đất như thế nào? Mong rằng bài viết đã hữu ích với những ai có quan tâm tới thông tin bất động sản này. Hãy chia sẻ cho nhiều người biết để có thể nhận định và mua bán đất hợp lý nhé!

Chủ Đề