Nạn kiều 1979 là gì

>>

ptlinh:
Những Hoa kiều ở Việt Nam và cuộc khủng hoảng người tị nạn

Trong suốt năm 1977, căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng tăng lên chung quanh thái độ của Việt Nam đối với một triệu rưởi Hoa kiều [gọi là người Hoa], trong đó 250.000 ở miền Bắc. Cũng như ở nhiều nước Đông Nam Á, những Hoa kiều ở Việt Nam vẫn duy trì một nền văn hoá Trung Quốc riêng biệt và các mối quan hệ gia đình với chính Trung Quốc. Phần đông đã đến đây làm ruộng hoặc buôn bán trong những giai đoạn ban đầu của việc mở rộng buôn bán hiện đại ở Đông Dương, và vào giữa thế kỷ XX, một số người Trung Quốc đã đóng một vai trò nổi bật trong công cuộc buôn bán và ngân hàng ở nhiều nước Đông Nam Á. Trước năm 1949, Bắc Kinh khăng khăng đòi tất cả Hoa kiều tiếp tục được giữ quy chế công dân Trung Quốc. Nếu họ muốn lấy quy chế công dân nước cư trú, họ phải có hai quốc tịch chứ không được từ bỏ quốc tịch Trung Quốc. Các Chính phủ Trung Quốc đòi quyền lãnh ngoại nghĩa là quyền có thể can thiệp ở các nước khác để bảo vệ kiều dân của họ.

Sau khi giành được độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai, các chính phủ quốc gia trên khắp Đông Nam Á thường đưa ra những đạo luật có lợi cho các nhóm dân tộc bản xứ, hoặc hạn chế các hoạt động của người Hoa. Trong phần đông các nước, người Hoa buộc phải từ bỏ quy chế hai quốc tịch: hoặc là họ là cồng dân Trung Quốc, hoặc là họ trở thành công dân nước cư trú, chứ không được cả hai. Trước một bối cảnh như vậy, các người cộng sản đã đánh giá lại quy chế truyền thống của Trung Quốc về quyền lãnh ngoại. Trong những năm 1950 theo sáng kiến của Chu Ân Lai, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa chính thức từ bỏ yêu sách về quyền lãnh ngoại đó, xem đó như là một sự chấp nhận những nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia.

Ở Việt Nam, Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ở Việt Nam, nhưng không thoả thuận được với chế độ Sài Gòn. Năm 1955 Trung ương hai đảng cộng sản đã đi đến kết luận rằng các kiều dần Trung Quốc ở miền Bắc sẽ nằm dưới quyền lãnh đạo của Việt Nam, sẽ được hưởng những quyền lợi giống như các công dân Việt Nam và sẽ được khuyến khích tự nguyện nhận quốc tịch Việt Nam sau khi được kiên trì thuyết phục và giáo dục về hệ tư tưởng. Hiệp định không nói rõ thời gian cần thiết cho quá trình chấp nhận quốc tịch, tuy sau đó người Việt Nam đã tuyên bố: Đại sứ Trung Quốc ở Việt Nam năm 1956 La Quý Ba, nói thời gian cần thiết để chuyển người Hoa thành công dân Việt Nam là từ 8 đến 10 năm, hoặc dài hơn một ít. Nhưng người Việt Nam thì cho rằng thời gian đó là quá lâu so với thực tế ở các nơi khác.

Trong khi chờ đợi, người Trung Quốc ở Bắc Việt Nam được hưởng một địa vị đặc quyền. Năm 1980, một người Hoa 71 tuổi tị nạn từ miền Bắc nhắc lại rằng: Chúng tôi là những người sung sướng nhất, người Hoa ở miền Bắc có tất cả quyền lợi và đặc ân của công dân Việt Nam và không phải chịu một thiệt thòi nào. Từ khoảng năm 1970, người Việt Nam tìm cách cho chúng tôi trở thành công dân Việt Nam nhưng ít người trong chúng tôi coi đó là có lợi cho chúng tôi. Chúng tôi cũng bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử của họ. Chúng tôi được xem như người Việt Nam trong tất cả các phương diện, trừ việc chúng tôi không phải làm nghĩa vụ quân sự. Đó là một đặc quyền trong chiến tranh và người Trung Quốc tất nhiên là chẳng tha thiết gì để được đồng hoá.

Sức ép của Chính phủ Hà Nội đối với người Hoa về sự đồng hoá đã tăng lên trong những năm 1960 ở Bắc Việt Nam, khi người Hoa, làm theo cách mạng văn hoá của Trung Quốc, đã bắt đầu những hoạt động Hồng vệ binh và tố cáo Đảng Việt Nam là xét lại. Lo ngại về khả năng Cộng hoà nhân dân Trung Hoa thao túng người Hoa, năm 1970 chính phủ Bắc Việt Nam bắt đầu giảm bớt những bài học về lịch sử và ngôn ngữ trong các trường Trung Quốc; một vài năm trước đó, những bảng tên bằng chữ Trung Quốc đã biến mất ở các cửa hiệu Hà Nội và Hải Phòng. Tuy nhiên so với các hành động của chế độ Sài Gòn, và so với điều sẽ xảy ra sau năm 1975, thì chính sách của miền Bắc đối với người Hoa trước năm 1975 là ôn hoà và khoan dung.

Năm 1956, chế độ miền Nam của Ngô Đình Diệm đã buộc người Hoa lấy quốc tịch Việt Nam, nếu không bị đuổi ra khỏi Việt Nam. Bắc Kinh phản đối hành động đó, nói rằng những biện pháp của miền Nam là một điều vi phạm quyền hợp pháp của người Trung Quốc hải ngoại ở Nam Việt Nam". Hà Nội ủng hộ Bắc Kinh và đó là tuyên bố duy nhất của Hà Nội về quy chế của người Trung Quốc ở miền Nam trước năm 1978. Tuy nhiên, Mặt trận dân tộc giải phóng đã đưa ra một số lời tuyên bố giữa năm 1960 và 1968 đặc biệt nói rằng tất cả các đạo luật và biện pháp của chế độ bù nhìn Mỹ về người Hoa sẽ bị huỷ bỏ và các người Hoa có quyền tự do chọn quốc tịch của mình.

Khi những người cộng sản Việt Nam vào Sài Gòn ngày 30 tháng 4 năm 1975, vấn đề người Hoa vẫn chưa được giải quyết. Người Hoa tiếp đón họ ở Chợ Lớn với cờ nước Trung Hoa và ảnh của Mao Trạch Đông. Đó có lẽ là ý đồ của người Hoa muốn tỏ ra rằng họ đứng về phía những người lãnh đạo cộng sản mới của họ, nhưng với tình hình ngày càng căng thẳng trong quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh, ý đồ đó tỏ ra không thành công. Ngược lại, nó tăng thêm những nghi ngờ của những người cộng sản Việt Nam về lòng trung thành dân tộc của người Hoa ở Việt Nam.

Tháng giêng năm 1976 để thăm dò chiều sâu của vấn đề, chính phủ Việt Nam ra lệnh cho người Hoa đăng ký quốc tịch của họ; đa số người Hoa lúc đó đăng ký là người Trung Quốc, không thừa nhận việc họ buộc phải nhận quốc tịch Việt Nam trong những năm 1956-1957. Rõ ràng có phần lo ngại, chính phủ lại ra lệnh cho họ đăng ký lại trong tháng 2, lần này theo quy chế đã nêu dưới chế độ Diệm.

ptlinh:
Vấn đề người Hoa đã được Hà Nội nhận thức như là một thử thách của chủ quyền Việt Nam, chứ không phải như là một vấn đề đối nội đơn giản.

Các quan hệ năm 1976 giữa Việt Nam và Trung Quốc còn thân thiện và dường như phần đông người Hoa ở miền Nam tuân theo những hành động của chính phủ Hà Nội. Nhưng khi cuộc xung đột giữa hai chính phủ nổi lên thì người Hoa bị kẹp vào giữa.

Bắc Kinh không bình luận gì về vấn đề người Hoa cho đến cuối năm 1976, thậm chí đến giữa năm 1977, có thể vì các nhà lãnh đạo Trung Quốc quá bận rộn với cuộc đấu tranh phe phái nội bộ của họ. Nhưng tháng 2 năm 1977 các xã luận của tờ Nhân dân Nhật báo và tờ Hồng Kỳ cho thấy sự quan tâm trở lại đối với vấn đề người Trung Quốc hải ngoại.

Tháng 6 năm 1977, phó thủ tướng Trung Quốc Lý Tiên Niệm đưa vấn đề người Hoa ở Việt Nam ra cho thủ tướng Phạm Văn Đồng. Ông ta trách ông Đồng đã không tham khảo Trung Quốc" về vấn đề đó và cảnh cáo rằng mỗi nước đều có trách nhiệm bảo vệ các quyền hạn và lợi ích chính đáng của công dân của mình sinh sống ở các nước khác. Lý ngụ ý rằng tất cả người Hoa là kiều dân Trung Quốc ngày nay cho dù họ đã lấy quốc tịch Việt Nam. Điều này đã bị Hà Nội xem như một thách thức đối với chủ quyền của họ. Cùng với cuộc tranh chấp âm ỉ trên biển Đông, và tình hình xấu đi nhanh chóng tại biên giới Việt Nam-Campuchia vấn đề người Hoa đã đặt hai nước vào một quá trình xung đột.

Do đó, khi Bắc Kinh bắt đầu một chính sách mới hung hăng về người Trung Quốc hải ngoại vào cuối năm 1977, họ đã gây ra sự lo ngại ở Việt Nam. Những lo ngại của Hà Nội đã được tăng lên khi chính sách mới đó được phác hoạ trong Nhân dân Nhật báo ngày 4 tháng giêng năm 1978. Nó nói đến người Trung Quốc hải ngoại như một phần quốc gia Trung Quốc với số phận của họ gắn liền chặt chẽ với số phận của tổ quốc, và ý định của Bắc Kinh là củng cố công tác ngoại kiều và đoàn kết với những người Trung Quốc hải ngoại thuộc giai cấp tư sản và làm việc tích cực với họ để thành lập một mặt trận yêu nước thống nhất rộng rãi nhằm phục vụ mục tiêu bốn hiện đại hoá. Đây là bước tách xa các chính sách những năm 1950 của Chu. Rồi ngày 26 tháng 2 tại Đại hội Quốc dân lần thứ năm ở Bắc Kinh, chủ tịch Hoa Quốc Phong tuyên bố rằng Trung Quốc chống lại mọi âm mưu buộc các người Trung Quốc hải ngoại thay đổi quốc tịch.

Những lo ngại của Hà Nội đặc biệt tập trung vào vấn đề lòng trung thành chính trị của cộng đồng người Hoa ở miền Nam. Ở đây, các nhà kinh doanh Trung Quốc đã luôn luôn giữ độc quyền các công ty bán buôn và xuất nhập khẩu, và với tư cách là một nhóm năm quyền lực kinh tế to lớn, đã thường cản trở một cách có hiệu quả các cố gắng cải cách kinh tế dưới chế độ Thiệu. Chế độ cộng sản mới cũng vấp phải vấn đề tương tự như vậy, khi giao thiệp với tập đoàn đầu sỏ thương mại đó. Một tạp chí của Đảng Cộng sản Việt Nam đã phân tích như sau về tình hình ở miền Nam tháng 8 năm 1978: Giai cấp tư sản thuộc dòng dõi Trung Quốc kiểm soát hầu như tất cả các vị trí kinh tế quan trọng, và đặc biệt kiểm soát chặt chẽ ba lĩnh vực then chốt: chế biến, phân phối và tín dụng. Vào cuối năm 1974, chúng kiểm soát hơn 80 phần trăm các cơ sở về lương thực, hàng dệt, hoá chất, kim khí, các công nghiệp xây dựng và điện, và hầu như nắm độc quyền thương mại, 100 phần trăm bán buôn, hơn 50 phần trăm bán lẻ và 90 phần trăm xuất nhập khẩu. Chúng hoàn toàn kiểm soát việc mua thóc gạo Vì chúng kiểm soát việc cung cấp hàng hoá cho thị trường, chúng có thể thao túng giá cả thông qua hệ thống xuất nhập khẩu, hệ thống vận tải và hệ thống các nhà buôn vừa và nhỏ thuộc nguồn gốc Trung Quốc Chúng xây dựng một thế giới khép kín dựa trên một hệ thống các bè phái, mỗi bè phái có người đứng đầu, để tránh sự can thiệp trực tiếp của chính quyền địa phương. Mỗi phái có ngân sách riêng, trường học, bệnh viện, báo chí, tổng hành dinh và nghĩa địa riêng với một ngành hoạt động đặc biệt. Đó thực sự là một quốc gia trong một quốc gia [tờ Việt Nam Courrier, số 78 tháng 11 năm 1978].

Một tỷ lệ lạm phát 80 phần trăm năm 1977 và những vấn đề thiếu lương thực và đầu cơ tích trữ không chấm dứt được, đã làm cho những người cộng sản tiếp tục thấy rõ sức mạnh của các nhà tư bản ở miền Nam. Hà Nội sợ rằng chúng dễ bị lôi kéo vào các mục tiêu chính sách đối ngoại của Bắc Kinh, và điều đó, kết hợp với sự sa sút nghiêm trọng của nền kinh tế ở miền Nam do cuộc xung đột với Campuchia gây ra, làm cho các nhà lãnh đạo Việt Nam lo ngại về một cuộc suy sụp của đất nước từ bên trong và từ bên ngoài theo ý đồ của Trung Quốc. Tiếp theo Phnôm Pênh không chịu đáp ứng một đề nghị hoà bình quan trọng của Hà Nội ngày 5 tháng 2 năm 1978, Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam họp phiên thứ 4 rất ý nghĩa và thông qua hai quyết định gắn bó với nhau về mặt chiến lược: quyết định thứ nhất là tìm cách lật đổ Pol Pot; quyết định thứ hai là đập gãy lưng tập đoàn do Trung Quốc khống chế ở miền Nam.

Cuộc tiến công vào tập đoàn thương mại ở Sài Gòn-Chợ Lớn đã được tiến hành một ngày thứ sáu [24 tháng 3] khi nhiều nhà buôn lớn chuẩn bị đi nghỉ cuối tuần ở bờ biển Vũng Tàu, khoảng 70 kilômét đông nam thành phố. Khoảng 30.000 nhà kinh doanh bị quốc hữu hoá; những người cộng sản trẻ được động viên tiến hành hoạt động này nói họ đã phát hiện những kho cất giấu hàng hoá và vàng thỏi. Tuy nhiên, hàng nghìn những nhà kinh doanh nhỏ khác và những người buôn lẻ, được tiếp tục hoạt động. Những biện pháp này đã được mở rộng ra toàn miền Nam trong tháng 4. Rồi, ngày 3 tháng 5, một đồng tiền quốc gia mới được đưa ra để thay thế cho các đồng tiền riêng rẽ của miền Bắc và miền Nam. Việc này càng làm yếu thêm vị trí kinh tế của những nhà buôn giàu và thắt chặt sự kiểm soát của chính phủ đối với nền kinh tế. Những người mất việc do những biện pháp này bị buộc phải rời các đô thị để đến các vùng kinh tế mới tại biên giới Campuchia. Nhiều người thích rời đất nước hơn.

ptlinh:
Số người bỏ Việt Nam ra đi trong ba năm đầu sau năm 1975 trung bình là 35.000 mỗi năm. Con số này tăng lên hơn gấp đôi trong sáu tháng đầu năm 1979. Phần đông những người này là những thuyền nhân chạy sang các nước Đông Nam Á hoặc Hồng Công; và trong năm 1978-1979, tuyệt đại đa số là người Hoa. Cộng vào với những thuyền nhân, phải tính thêm khoảng 250.000 người Hoa vượt biên giới sang Trung Quốc giữa tháng 4 năm 1978 và mùa hè 1979.

Những nhà lãnh đạo cộng sản ở Bắc Kinh rêu rao rằng người Việt Nam khai trừ, hành hạ và đuổi các Hoa kiều. Để trả lời, tờ Nhân dân, ngày 29 tháng 5 năm 1978, hỏi tại sao Trung Quốc lại quan tâm tha thiết như vậy với một nhóm tư sản Việt Nam gốc Trung Hoa trong khi không hề biết đến hàng nghìn người Trung Quốc ở Campuchia đã bị hành hạ, giết hại và đuổi ra khỏi nước.

Trái với miền Nam, người Hoa ở miền Bắc duy trì những tiếp xúc chặt chẽ với Trung Quốc, và họ không phải trực tiếp đương đầu với vấn đề quốc tịch. Nhưng như một người tị nạn giải thích, tất cả đã thay đổi năm 1978. Anh ta nói: Đầu tháng 5 năm 1978, Xuân Thuỷ [người đã thay mặt cho Hà Nội tại cuộc hội đàm hoà bình ở Paris] trả lời một buổi phát thanh của đài Bắc Kinh tố cáo Việt Nam hành hạ người Hoa. Ông ta ghi nhận rằng Trung Quốc và Việt Nam đã thoả thuận năm 1954 rằng người Hoa sẽ dần dần trở thành những công dân Việt Nam. Lời công bố đó là một điều bất ngờ đối với chúng tôi. Nó chưa hề được bao giờ đưa ra công khai. Điều làm cho chúng tôi lo ngại nhất là việc phải đi lính, mà chúng tôi xem là con đường chắc chắn dẫn đến cái chết. Nó cũng có nghĩa là người Hoa có bà con ở Trung Quốc sẽ không còn có thể đi thăm họ nữa. Điều này rất quan trọng về những lý do kinh tế cũng như tình cảm. Theo thói quen, người Hoa có thể cứ ba năm thì về thăm Trung Quốc một lần. Những người đi có thể mang hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc và mang hàng hoá Trung Quốc trở lại Việt Nam để bán ở chợ đen, như vậy, công bố nói trên cũng có nghĩa là một sự thiệt hại về kinh tế.

Trong một không khí như vậy, những tin đồn hoảng hốt về chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam và về điều có thể xảy ra cho người Hoa nếu họ tiếp tục ở lại Việt Nam, đã thúc đẩy một cuộc tháo chạy khỏi miền Bắc. Cả người Việt Nam lẫn người Trung Quốc đều đổ cho nhau về việc làm cho những tin đồn đó lan rộng. Việc bỏ chạy ở miền Bắc qua biên giới trên đất dễ thực hiện hơn qua hải phận [ít có người Hoa nào ở miền Nam muốn chạy sang Campuchia của Pol Pot]. Brnce Grant đã viết: Một khi đã được bắt đầu thì phong trào ra khỏi Việt Nam và vào Trung Quốc không thể nào chặn lại được, bởi vì nó bị thúc đẩy vì tin đồn, sự khiếp sợ và sự tuyên truyền ngày càng hiểm độc về chiến tranh giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Một khi đã bắt đầu, phong trào tự nó tiếp tục phát triển nhanh chóng. Những đợt ra đi từ miền Bắc ảnh hưởng nhanh chóng đến cộng đồng người Trung Quốc ở miền Bắc ảnh hưởng nhanh đến cộng đồng người Trung Quốc ở miền Nam cũng như những biện pháp quốc hữu hoá và cải cách tiền tệ ở miền Nam cũng gây những tác động không ổn định đối với người Hoa ở miền Bắc. Vào giai đoạn này các nhà chức trách Việt Nam vẫn còn tìm cách làm cho người Hoa nản lòng không bỏ miền Bắc vì họ là một bộ phận có ý nghĩa trong lực lượng lao động lành nghề, nhất là ở các mỏ và trong thành phố cảng Hải Phòng.

Ở miền Nam, nhiều người Hoa đã nhiệt liệt đáp ứng chủ trương của Trung Quốc giành quốc tịhc Trung Quốc trở lại cho họ. Họ hy vọng rằng với tư cách là kiều dân nước ngoài họ sẽ làm ăn tốt hơn về mặt kinh tế, sẽ tránh được quân dịch và có thể rời đất nước giống như những kiều dân Pháp và Ấn Độ ở miền Nam. Những tính toán này của họ ít liên quan đến lòng trung thành chủng tộc hoặc quốc gia đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam không nhìn tình hình đó bằng cách như vậy, và những cuộc biểu tình của người Hoa ở Chợ Lớn đòi quốc tịch Trung Quốc càng làm tăng thêm những lo ngại của Hà Nội đối với họ.

ptlinh:
Khi Cộng hoà nhân dân Trung Hoa công bố ngày 26 tháng 5 năm 1978 rằng họ đang đưa tàu biển đến Việt Nam để đón các Hoa kiều nạn nhân, thì khoảng 250.000 người Hoa ở Chợ Lớn đã đăng ký xin đi. Sau khi gây ra việc xin hồi hương của người Hoa, người Trung Quốc lại không chịu tiếp tục công việc đó, lấy cớ rằng Việt Nam không chịu thừa nhận rằng các kiều dân Trung Quốc" đang bị khai trừ và hành hạ. Việc đó làm cho giới lãnh đạo Việt Nam cảm thấy càng không chắc chắn về lòng trung thành của người Hoa đồng thời cũng làm cho người xin ra đi bị lộ mặt và dễ bị chính phủ đàn áp. Kết quả cuối cùng là Hà Nội nhìn toàn bộ vấn đề là một phần của âm mưu Trung Quốc làm cho Việt Nam mất ổn định. Chính liền sau sự kiện đó và trong tình hình căng thẳng ngày càng tăng ở các biên giới Việt Nam-Campuchia và Trung Quốc-Việt Nam, mà Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định tháng 6 năm 1978 rõ ràng xác nhận Trung Quốc là kẻ thù chính của Việt Nam".

Khi Trung Quốc đóng cửa biên giới của mình đối với những người tị nạn tháng 7 năm 1978, thì người Việt Nam nhanh chóng xem đó là một âm mưu nhằm duy trì một quốc gia Trung Quốc nhỏ trên lãnh thổ Việt Nam" có thể được dùng để gây rối và náo động. Bởi thế cho nên từ tháng 9 trở đi, Hà Nội bí mật cộng tác với các nghiệp đoàn người Trung Quốc hải ngoại hoạt động ở Hồng Công, Đài Loan và Singapore để làm dễ dàng việc đưa ra khỏi Việt Nam những người Hoa đã tỏ ra không trung thành bằng việc muốn trở lại quốc tịch Trung Quốc và muốn rời đất nước.

Việc chính phủ Việt Nam tham gia vào việc tổ chức cuộc ra đi tất nhiên đã làm tăng một cách đột ngột số người ra đi. Trong thời gian tháng 12 năm 1978 và tháng giêng năm 1979, việc ra đi ngừng lại một lúc, nhưng tiếp theo cuộc xâm lược của Trung Quốc, nổi lên một tâm lý chống Trung Quốc trên khắp nước, làm cho số người ra đi ở cả miền Bắc lẫn miền Nam tăng vụt lên như rocket. Nhiều người Hoa ra đi bởi vì họ biết rằng trong cuộc xung đột đang tăng lên giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì những người Trung Quốc ở Việt Nam sẽ không tránh khỏi số phận của món thịt kẹp giữa bánh sandwich. Những người khác thì bị quét đi vì khiếp sợ. Và nhất là từ giữa năm 1978 trở đi, một số lớn người, cả người Hoa lẫn người Việt Nam ở mức độ thấp hơn, muốn ra đi để tránh các điều kiện kinh tế đang xấu đi. Dù lý do muốn đi của họ là gì, tất cả đều biết rằng ra đi bằng con đường chính thức sẽ quá chậm và kéo dài, họ muốn ra đi ngay, chứ không phải trong vòng 5 năm, và ký giao kèo với cái mà các nhà báo gọi đùa là Công ty du lịch bằng thùng gỉ.

Nhưng thật ra không phải là đùa. Để được đi càng nhanh càng tốt, thuyền nhân sẵn sàng chịu những mạo hiểm hơn. Họ bị những chủ thầu vô lương tâm lừa lọc, và cái giá của sự thoát thân của họ chưa phải trả xong khi đã thanh toán bằng tiền và vàng. Họ thường ra đi trên những chiếc thuyền nhỏ, quá đông người và ọp ẹp dùng chạy sát bờ biển chứ không phải ra khơi. Ít người trong họ thạo nghề đi biển hoặc hàng hải. Họ thường thiếu lương thực và nước vì tính toán không đúng thời gian và khoảng cách, và nhiều thuyền bị đánh vỡ ở giữa đại dương. Nhiều người định đi đến các bờ biển Thái Lan hoặc Malaysia bị chết trong các cuộc tiến công tàn ác của những cướp biển hoạt động trong Vịnh Thái Lan.

Người ta rêu rao trong năm 1979 rằng khoảng 40 đến 70 phần trăm thuyền nhân đã chết trong cuộc chạy trốn của họ. Những con số như vậy đã được lấy làm cơ sở để buộc tội rằng chính phủ Việt Nam phạm phải tội diệt chủng đối với người Hoa, rằng chính phủ đó đã cố ý dùng đại dương như phòng hơi độc của người xấu số. Tất nhiên, chínhh tính chất của cuộc ra đi làm cho không có những con số chính xác được, nhưng rõ ràng là những con số đó đã bị thổi phồng quá đáng. Tỷ lệ chết thực sự của các thuyền nhân thấp hơn nhiều, khoảng dưới 10 phần trăm. Nhưng ngay sự ước tính đã giảm đi đó cũng còn là đáng sợ, nghĩa là trong bốn năm 1976-1979 hơn 300.000 sinh mạng đã chết một cách không cần thiết ở biển.

Có lẽ cuộc ra đi này của thuyền nhân làm tổn hại hình ảnh quốc tế của Việt Nam hơn là cuộc xâm lược Campuchia. Ngay trong năm 1978, dòng người ra đi đã làm tổn thương nghiêm trọng đến các quan hệ đang phát triển của Việt Nam với các nước ASEAN, là những nước phải chịu gánh chính. Tất cả các nước đó đều có vấn đề người Trung Quốc hải ngoại của riêng mình và vào năm 1979, nhiều người ở ASEAN xem các hành động của Việt Nam như là một âm mưu làm mất ổn định phần còn lại của Đông Nam Á.

Một trong những tác động quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng người tị nạn là nó đẩy các nước ASEAN cùng nhau phối hợp các chính sách đối với Việt Nam và Đông Dương của họ và do đó mà làm yếu đi nền ngoại giao của Việt Nam trong vùng.

Vào tháng 7 năm 1979, cuộc khủng hoảng người tị nạn trên thực tế đã đến đỉnh cao. Tại Hội nghị Geneva tháng đó, Tổng thư ký Liên hợp quốc đã có thể nói trong diễn văn bế mạc của ông rằng: Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã cho phép tôi báo với các bạn rằng trong một thời gian phải chăng nữa, chính phủ đó sẽ tìm mọi cách chấm dứt các cuộc ra đi bất hợp pháp. Trong ba tháng tiếp theo, số người tị nạn rời Việt Nam giảm xuống một cách hấp dẫn; việc đó đã làm cho người ta không tin như trước vào những lời phản đối chính phủ Việt Nam rằng Chính phủ đó đã không kiểm soát được cuộc ra đi, và từ đó các cuộc ra đi đã giảm đi một cách vững chắc. Vào giữa năm 1979 thuyền nhân rời Việt Nam với tỷ lệ gần 5 phần nghìn một tháng. Đến năm 1983, chỉ còn khoảng 3.000 mỗi tháng. Và càng về sau, họ ra đi ít vì lý do chính trị hơn là đi tìm sự giàu có của phương Tây.

ptlinh:
Đỉnh cao tiền định

Khi cuộc xung đột với Trung Quốc và cuộc khủng hoảng trong nước tăng lên thì cuộc chiến đấu với lực lượng Pol Pot cũng tăng lên. Tháng 6 năm 1978, khi ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định xác nhận dứt khoát Trung Quốc là kẻ thù chính của Việt Nam, họ cũng quyết định sẽ can thiệp ở Campuchia để tiêu diệt chế độ Pol Pot. Công cuộc chuẩn bị cho cuộc xâm chiếm đã bắt đầu. Trong khi đó thì Hà Nội khởi xướng một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng nhằm bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Ngày 11 tháng 7, thứ trưởng ngoại giao Phan Hiền công bố ở Tokyo rằng Việt Nam sẽ bỏ tất cả các điều kiện tiên quyết cho việc bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Chính quyền Cater không chịu thừa nhận sự thay đổi đó, nhấn mạnh rằng không được thông báo chính thức và đòi phải có văn bản viết.

Trên thực tế, một cuộc đấu tranh lớn đang xảy ra trong nội bộ chính phủ Mỹ về chính sách đối ngoại lúc đó. Cố vấn an ninh quốc gia của Cater, Brê-din-xki cho rằng Mỹ phải có đường lối cứng rắn chống Liên Xô bằng việc chơi con bài Trung Quốc" chống lại ảnh hưởng Xô Viết ở châu Á. Ở Đông Dương thì thái độ đó có nghĩa là ủng hộ Trung Quốc, và mở rộng ra, là ủng hộ Pol Pot trong cuộc tranh chấp của họ chống lại chính phủ thân Matxcơva ở Hà Nội. Còn ngoại trưởng của Cater, Xây-rớt Van-xơ thì bảo vệ một nền ngoại giao mềm dẻo hơn khi giao thiệp với Liên Xô, đặc biệt là duy trì hoà dịu chứ không phải cố ý làm trầm trọng thêm những căng thẳng chiến tranh lạnh. Tháng 3 năm 1978, Hôn-brúc, một người ủng hộ Van-xơ đã lập luận chống lại Brê-din-xki và cho rằng Mỹ không được cột mình quá chặt vào chính sách của Trung Quốc ở Đông Á và chính vì lợi ích của Mỹ mà phải tìm cách ổn định vùng Đông Nam Á bằng việc bình thường hoá quan hệ với Hà Nội. Nhưng vào giữa năm thì rõ ràng là Brê-din-xki chứ không phải Van-xơ định ra bước đi của chính sách đối ngoại Mỹ.

Vào giữa năm 1978 Việt Nam bị lún sâu vào khủng hoảng kinh tế và một lần nữa ở trong tình trạng chiến tranh, và nhu cầu viện trợ từ thế giới bên ngoài trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Ngày 29 tháng 7 năm 1978 Việt Nam trở thành thành viên của Hộí đồng tương trợ kinh tế [COMECON]. Trong tuân tiếp theo sau đó, Trung Quốc chậm dứt tất cả viện trợ kinh tế và kỹ thuật cho Việt Nam, gọi số nhân viên kỹ thuật còn lại về nước và xi vả hết lời giới lãnh đạo Hà Nội, nào là theo đuổi bá quyền khu vực, nào là đóng vai trò Cu-ba của phương Đông và nào là bạn nhỏ cùng hội trong mưu đồ Xô-viết kiểm soát Đông Nam Á.

Tại Mỹ Brê-din-xki lợi dụng bước đi đó của Việt Nam đề lâm cơ sở cho lấp luận về sự lệ thuộc của Việt Nam vào Liên Xô. Cố vấn của ông ta về Trung Quốc, Michael Oksenberg [nổi tiếng về nhận xét của ông ta rằng Việt Nam là hầm chứa phân của nền văn minh], gợi ý rằng Việt Nam có thề bi mật bị buộc phải cho người Xô-viết các quyền dặt căn cứ tại vịnh Cam Ranh. Hôn-brúc nhanh chóng, bằng một báo cáo của CIA, bác bỏ lời tố cáo đó, và kết quả là Hôn-brúc được phép bắt đầu hội đàm với thứ trưởng bộ ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch. Những cuộc hội đàm đó bắt đầu ngày 16 tháng 9: Việt Nam một lần nữa đòi viện trợ xây dựng lại, nhưng nhanh chóng gạt bỏ ý kiến đó để bình thường hóa mà không cần điều kiện trước; rõ ràng đây là một có gắng thăm dò cuối cùng: Cả hai bên đã đồng về nguyên tắc việc bình thường hóa. Rồi ông Thạch thúc việc ký vào tháng 11, rõ ràng nhằm đi trước bật kỳ hành động nào của Việt Nam chống Cam-pu-chìa. Hôn-brúc trì hoãn, nói rằng cần phải đợi các cuộc bầu cử nghị viện và việc ký có thề tiến hành vào tháng 11, chừng nâo không có thay đổi gì trong các quan hệ của Việt Nam với Liên Xô và không có hành động nào chống Cam-pu-chia.

Nhưng Việt Nam không thề chấp nhận những cam kết mơ hồ như vậy Việt Nam đang chịu sức [ép bên trong và bên ngoài đòi hỏi phải đẩy nhanh biếu thời gian ngoại giao quân sự đã được quyết định hồi tháng 6. Vào tháng 10, Việt Nam thấy rõ ràng phái cứng rắn đang khống chế chính quyền Mỹ và mọi trì hoãn thêm nữa sẽ chỉ để cho Trung Quốc có thời gian tô vẽ hình ảnh quốc tế của Phnôm Pênh và để cho họ tiếp tục cuộc chiến tranh biên giới tai hại.

Ngày 3 tháng 11 năm 1978, Việt Nam ký Hiệp ước hữu nghi và hợp tác 25 năm với Liên Xô. Hiệp ước gồm 6 hiệp định kinh tế và một điều khoản quân sự yêu cầu các bên tham khảo ý kiến nhau khi có đe dẹa tiến công chống một trong hai bên. Điều này rõ ràng là một có gắng của Việt Nam nhằm chống lại một sự trả đũa của Trung Quốc tiếp theo cuộc phản công Phnôm Pênh mà Việt Nam định cho tháng 12.

Cùng ngây, Xai-rớt Van-xơ cuối cùng thừa nhận rằng Việt Nam đã xóa bỏ tất cá các điều kiện tiên quyết cho cuộc hội đàm với Mỹ. Nhưng việc này đã quá chậm để có thể ảnh hưởng đến sự diễn biến của các sự kiện: hiệp ước Xô-Việt đã bị Brê-din-xki vồ ngay lấy cho nên khi Hôn-brúc và Thạch gặp nhau cuối tháng đó đề tìm cách kết thúc cuộc hội đàm về bình thường hóa, thì ông Thạch phát hiện rằng Mỹ cửng rắn nêu các điều kiện tiên quyết. Việt Nam sẽ phải bảo đảm không xâm chiếm Cam-pu-chia, và, theo cách nhìn của Mỹ, không khuyến khích việc nhập cư bất hợp pháp vào các nước khác, và không gây ra một cuộc chiến tranh được Liên Xô ủng hộ, với Trung Quốc. Ông Thạch đã bác bỏ tất cá các điều nói bóng gió về các yêu sách đó. Trước tình hình như vậy, cả hai người cho những tài liệu không được ký kết vào cặp và với bộ mặt nghiêm nghị ở cả hai bên, cuộc gặp tan vỡ.

Rõ ràng là các kh hoà bình lạc quan của những năm 1975-1976 nhằm xây dựng lại Việt Nam sau chiến tranh đã bị thất bại. Nhưng không có bằng chứng rằng đó là do chủ nghĩa bành trướng cuồng tín của phía Hà Nội. Ưu tiên bao trùm của họ là phát triển một đất nước còn rất nghèo. Trong quan hệ của họ với phương Tây trong giai đoạn ngay sau chiến tranh, người Việt Nam cố dùng ngoại giao để giành lợi ích kinh tế lớn nhưng đã không thành công. Các quan hệ của họ với các nước ASEAN đã phát triển thuận lợi cho đến khi bị phá hoại vì cuộc khủng hoảng ghép đôi vấn đề Cam-pu-chia và vấn đề thuyền nhân trong những năm 1978-1979.

Navigation

[0] Message Index

[#] Next page

[*] Previous page

Video liên quan

Chủ Đề