Nâng ngạch là gì

Phân biệt nâng ngạch lương và chuyển ngạch lương trong quản lý viên chức

Phân biệt nâng ngạch lương và chuyển ngạch lương trong quản lý viên chức. Quy định về chế độ tiền lương của viên chức.

Phân biệt nâng ngạch lương và chuyển ngạch lương trong quản lý viên chức. Quy định về chế độ tiền lương của viên chức.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Ngạch viên chức được xác đinh là chức danh của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thể hiện cấp độ về chuyên môn, nghiệp vụ trong đó: nâng ngạch là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao trong cùng một ngành chuyên môn nghiệp vụ; chuyển ngạch là chuyển từ ngạch viên chức này sang ngạch viên chức khác có cùng cấp độ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

1. Cơ sở pháp lý:

Thông tư Số: 02/2007/TT-BNV.

2. Luật sư tư vấn:

Thông tư Số: 02/2007/TT-BNV xác định việc xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch lương đối với viên chức như sau:

Xếp lương khi nâng ngạch viên chức

+ Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

+ Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

+ Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới [kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu] và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.Hệ số chênh lệch bảo lưu [tính tròn số sau dấu phẩy 2 số] được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương [kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có] đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.

Xem thêm: Quy định về xếp bậc lương, tính hệ số lương khi chuyển ngạch

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức:

+ Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ [ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương], thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] đang hưởng ở ngạch cũ [kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ] sang ngạch mới.

+ Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ [ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1], thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch viên chức.

+ Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ [ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2], thì thực hiện như cách xếp như trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương [kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có] đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới.

Xem thêm: Hình thức kỷ luật đối với viên chức nghỉ làm không xin phép

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của Luật Dương Gia:

  • Điều kiện nâng ngạch công chức từ cán sự lên chuyên viên
  • Mục tiêu và chế độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức
  • Quyền và nghĩa vụ của viên chức về hoạt động nghề nghiệp
  • Tiêu chí đánh giá xếp loại viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ
  • Những việc phải công khai để cán bộ, công chức, viên chức biết

Chủ Đề