Nâng ngạch lương là gì

Đối với những kế toán viên, để xây dựng được một bảng lương chính xác và công bằng theo đúng quy định của pháp luật, họ cần có sự am hiểu nhất định về ngạch lương. Ngạch lương của từng cá nhân sẽ khác nhau và ảnh hưởng rất nhiều đến mức lương được hưởng của người lao động.

Mục lục [Hiển thị]

1. Ngạch lương được hiểu như thế nào?

Ngạch lương là gì? – Đó là cái để phân biệt trình độ và vị trí việc làm của mỗi cá nhân trong một tổ chức, công ty. Trong một ngạch lương thường được phân thành mức lương chuẩn và lương thâm niên.

Khi người lao động có ý định chuyển từ ngạch thấp lên cao thì cần phải trải qua kỳ thi nâng ngạch. Ngoài ra, việc nâng ngạch lương còn phụ thuộc vào mức độ hoàn thành công việc và thâm niên trong nghề.

2. Cách tính ngạch lương đối với công ty, doanh nghiệp

Đối với một số công ty hay doanh nghiệp, mỗi một nhân viên đảm nhận ở những vị trí khác nhau sẽ được sắp xếp mã ngạch lương tương ứng với trình độ chuyên môn đào tạo.

3. Cách tính ngạch lương đối với cán bộ Nhà nước

Đối với cơ quan Nhà nước, ngạch lương được chia theo ngạch lương chuyên viên; chuyên viên cao cấp; thanh tra viên; thanh tra viên cao cấp; kế toán viên; kế toán viên cao cấp.

Những cán bộ công nhân viên chức Nhà nước nếu muốn được nâng ngạch lương phải thỏa mãn những điều kiện nhất định.

Trong quy định tại Điều 29 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn và điều kiện nâng ngạch lương công chức như sau:

“1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định.

  1. Nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch được thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức.
  2. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
  3. a] Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;
  4. b] Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn;
  5. c] Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.
  6. Cơ quan quản lý công chức tổng hợp danh sách công chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự thi nâng ngạch, có văn bản gửi cơ quan tổ chức thi nâng ngạch theo quy định tại Điều 30 Nghị định này và chịu trách nhiệm về các tiêu chuẩn, điều kiện của công chức dự thi nâng ngạch.”

Những chuyên viên cấp cao và tương đương nếu có ý định thi nâng ngạch thì phải gửi hồ sơ đăng ký dự thi để cơ quan tổ chức cuộc thi nâng ngạch.

4. Cách xác định người trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức

Theo Điều 32 Nghị định 24/2010/NĐ-CP, xác định người được trúng tuyển trong kỳ thi nâng ngạch công chức phải đủ những điều kiện sau:

  • Thi đầy đủ tất cả bài thi của các môn đã được quy định
  • Bài thi phải đạt từ 50 điểm trở lên [tính riêng mỗi bài], các bài thi đều được tính theo thang điểm 100
  • Khi đã được được 2 yêu cầu trên, người trúng tuyển sẽ là người có tổng số điểm cao hơn lấy theo thứ tự từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu.
  • Kết quả thi nâng gạch không trúng tuyển lần này sẽ không được bảo lưu và tính có các kỳ lần sau.

5. Mã ngạch chuyên viên cao cấp và các ngạch công chức tương đương

STT

Ngạch 

Mã số

1 Kế toán viên cao cấp 06.029
2 Kiểm toán viên cao cấp thuế 06.036
3 Kiểm toán viên cao cấp 06.041
4 Chuyên viên cao cấp 01.001
5 Kiểm tra viên cao cấp hải quan  08.049
6 Kiểm soát viên cao cấp ngân hàng 07.044
7 Kiểm dịch viên cao cấp động thực vật 09.066
8 Kiểm soát viên cao cấp thị trường 21.187
9 Thẩm kế viên cao cấp 12.084
10 Chấp hành viên cao cấp 03.299
11 Thanh tra viên cao cấp 04.023

Hiểu được ngạch lương là gì và biết thêm những quy định nâng ngạch lương sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Nếu đang có ý định nâng ngạch lương lên một mức cao hơn, hãy gửi hồ sơ về cơ quan và chuẩn bị thật tốt cho bài kiểm tra nâng ngạch sắp tới. Chúc bạn thành công!

— HR Insider —
VietnamWorks – Website tuyển dụng trực tuyến số 1 Việt Nam

Post Views: 4,276

Phân biệt nâng ngạch lương và chuyển ngạch lương trong quản lý viên chức. Quy định về chế độ tiền lương của viên chức.

Phân biệt nâng ngạch lương và chuyển ngạch lương trong quản lý viên chức. Quy định về chế độ tiền lương của viên chức.

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Ngạch viên chức được xác đinh là chức danh của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, thể hiện cấp độ về chuyên môn, nghiệp vụ trong đó: nâng ngạch là nâng từ ngạch thấp lên ngạch cao trong cùng một ngành chuyên môn nghiệp vụ; chuyển ngạch là chuyển từ ngạch viên chức này sang ngạch viên chức khác có cùng cấp độ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.

1. Cơ sở pháp lý:

– Thông tư Số: 02/2007/TT-BNV.

2. Luật sư tư vấn:

Thông tư Số: 02/2007/TT-BNV xác định việc xếp lương khi nâng ngạch, chuyển ngạch lương đối với viên chức như sau:

– Xếp lương khi nâng ngạch viên chức

+ Trường hợp chưa hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ thì căn cứ vào hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính như sau: Nếu chênh lệch giữa hệ số lương được xếp ở ngạch mới so với hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ bằng hoặc lớn hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới; nếu nhỏ hơn chênh lệch hệ số lương giữa 2 bậc lương liền kề ở ngạch cũ, thì được tính kể từ ngày xếp hệ số lương đang hưởng ở ngạch cũ.

+ Trường hợp đang hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch cũ, thì căn cứ vào tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ để xếp vào hệ số lương bằng hoặc cao hơn gần nhất ở ngạch mới. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới và thời gian xét nâng bậc lương lần sau ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.

+ Trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới, thì xếp vào hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm nhiên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ. Thời gian hưởng lương ở ngạch mới [kể cả hệ số chênh lệch bảo lưu] và thời gian xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung ở ngạch mới được tính kể từ ngày ký quyết định bổ nhiệm vào ngạch mới.Hệ số chênh lệch bảo lưu [tính tròn số sau dấu phẩy 2 số] được hưởng trong suốt thời gian cán bộ, công chức, viên chức xếp lương ở ngạch mới. Sau đó, nếu cán bộ, công chức, viên chức tiếp tục được nâng ngạch hoặc chuyển ngạch khác, thì được cộng hệ số chênh lệch bảo lưu này vào hệ số lương [kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có] đang hưởng để xếp lương vào ngạch được bổ nhiệm khi nâng ngạch hoặc chuyển ngạch và thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu kể từ ngày hưởng lương ở ngạch mới.

Xem thêm: Hợp đồng 68 là gì? Hợp đồng 68 có phải là viên chức không?

>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568

– Xếp lương khi chuyển ngạch trong cùng loại công chức, viên chức:

+ Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ [ngạch cũ và ngạch mới có cùng hệ số bậc lương], thì xếp ngang bậc lương và % phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] đang hưởng ở ngạch cũ [kể cả tính thời gian xét nâng bậc lương lần sau hoặc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung nếu có ở ngạch cũ] sang ngạch mới.

+ Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc cao hơn ngạch cũ [ví dụ từ ngạch thuộc A2.2 sang ngạch thuộc A2.1], thì thực hiện như cách xếp lương khi nâng ngạch viên chức.

+ Trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới có hệ số lương cùng bậc thấp hơn ngạch cũ [ví dụ từ ngạch thuộc A2.1 sang ngạch thuộc A2.2], thì thực hiện như cách xếp như trường hợp được bổ nhiệm vào ngạch mới trong cùng nhóm ngạch với ngạch cũ và được hưởng thêm hệ số chênh lệch bảo lưu cho bằng hệ số lương [kể cả phụ cấp thâm nhiên vượt khung, nếu có] đang hưởng ở ngạch cũ. Hệ số chênh lệch bảo lưu này được thực hiện như trường hợp có tổng hệ số lương cộng phụ cấp thâm niên vượt khung đang hưởng ở ngạch cũ lớn hơn hệ số lương ở bậc cuối cùng trong ngạch mới.

Video liên quan

Chủ Đề