Nên sinh 2 con cách nhau mấy năm

Sinh con và mang thai liên tục với khoảng cách thời gian quá ngắn sẽ làm tăng nguy cơ sinh non, thai nhi nhỏ, rủi ro tử vong ở cả mẹ và con. Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] khuyến cáo khoảng cách giữa lần sinh này với lần mang thai tiếp theo phải ít nhất 18 tháng, theo BBC.

Cuộc đời đầy nước mắt của người mẹ 40 tuổi sinh 44 đứa con

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho rằng khoảng cách đó không cần đến 18 tháng mà chỉ cần 12 tháng là đủ.

Kết luận trên được các nhà khoa học tại Đại học British Columbia [Canada] và Trường Y tế cộng đồng Harvard TH Chan [Mỹ] dựa trên phân tích dữ liệu thu thập từ 150.000 ca sinh ở Canada.

Nhóm nghiên cứu hy vọng phát hiện mới sẽ giúp ích cho những người phụ nữ kết hôn muộn, bắt đầu sinh con ở tuổi 35 và muốn nhiều con hơn trong khoảng thời gian ngắn.

Xác định khoảng thời gian ngắn nhất giữa lần sinh này với lần mang thai tiếp theo để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con là điều rất có giá trị với nhiều phụ nữ, tiến sĩ Wendy Norman, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện mang thai trong vòng 12 tháng sau khi sinh sẽ khiến thai phụ đối mặt với nhiều rủi ro hơn. Hiện tượng này xuất hiện ở mọi lứa tuổi.

Tỉ lệ tử vong mẹ hoặc con ở phụ nữ trên 35 tuổi, mang thai vào thời điểm 6 tháng sau khi sinh là 1,2%, tức trong 1.000 ca thì có 12 ca tử vong. Trong khi tỉ lệ này ở khoảng cách 18 tháng chỉ là 0,5%, tức 5 ca tử vong trên 1000 ca, nghiên cứu cho biết.

Với tình trạng sinh non, những người phụ nữ trẻ có thai vào thời điểm 6 tháng sau khi sinh sẽ đối mặt rủi ro sinh non là 8,5%, có nghĩa là cứ 1.000 ca sẽ có 85 ca sinh non. Tuy nhiên, nếu khoảng cách là 18 tháng thì tỉ lệ đó giảm rõ rệt xuống còn 3,7 %, tức 37 ca trên 1.000 ca, BBC trích dẫn nghiên cứu.

Tin liên quan

Những vấn đề có thể gặp của khoảng cách sinh con:

Sau con đầu lòng, việc sinh con thứ hai vào thời điểm nào tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó có thể là sức khỏe của mẹ, tài chính của gia đình, các kế hoạch phát triển sự nghiệp hay là tuổi tác. Thường những phụ nữ có tuổi cao [trên 35 tuổi] nên sinh con thứ hai sớm nhất trong khả năng cho phép để hạn chế các rắc rối cho thai nhi.

Tuy nhiên, việc sinh con quá gần [dưới 20 tháng], điển hình như “ba năm hai đứa” sẽ khiến mẹ khó có đủ sức khỏe để đảm đương, gây ra những hệ lụy về sau. Thời gian này quá ngắn để cơ thể mẹ hồi phục lại những tổn thương từ lần sinh con trước. Đặc biệt với những mẹ sinh mổ nếu vội vàng mang thai lại mẹ có thể đối mặt với nguy cơ nứt vỡ tử cung do vết mổ chưa hoàn toàn lành lặn.

Các bé lớn hơn nhau ít nhất hai tuổi sẽ khỏe mạnh hơn sinh quá gần anh , chị.

Bé được sinh quá cận anh chị mình cũng nhỏ con, nhẹ cân và dễ bị sinh non. Một nghiên cứu cho thấy bé sinh gần sát nhau còn dễ bị mắc bệnh tự kỷ sau này.

Hơn nữa, việc “một nách hai con mọn” sẽ khiến mẹ vô cùng vất vả khi phải chăm sóc cho các bé. Đó là chưa kể đến quá trình mang thai mệt mỏi hơn khi mẹ phải trông bé lớn vẫn còn quá nhỏ.

Ngoài ra, nếu khoảng cách sinh con quá dài [trên 6 năm] thì bạn đã vô tình tạo ra một “khoảng cách thế hệ” giữa hai trẻ. Đồng thời, các khảo sát cho thấy mẹ có khoảng cách mang thai càng lớn thì càng tỉ lệ thuận với lại nguy cơ tiền sản giật.

Những mốc sinh con lý tưởng cho mẹ: - 2 năm đến 2,5 năm:

Đây được xem như là thời gian tối thiểu để mẹ nên có em bé tiếp theo nếu mọi thứ đều ổn thỏa và mẹ không thích trì hoãn việc sinh nở.

Lúc này sức khỏe của mẹ đã hồi phục hoàn toàn. Và khoảng cách sinh 2 năm cũng cho thấy bé sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn khi học các môn học như toán và tập đọc.

Bạn cũng sẽ tận dụng được rất nhiều đồ của bé lớn dành cho bé nhỏ, tiết kiệm được không ít chi phí cho gia đình.

Tuy nhiên, có thể mẹ sẽ phải đối mặt với sự mè nheo của bé lớn suốt ngày vì tị nạnh với em đấy.

Bé lớn có thể giúp mẹ trông em.

- 3 năm:

Bé lớn lúc này đã biết “có em” là gì và sẽ giúp mẹ tích cực trong việc chăm sóc em như: lấy bình sữa giúp mẹ, lấy khăn lau cho em giúp mẹ hay ngồi nhìn em cười cả giờ đồng hồ và gọi mẹ nay khi thấy em mếu máo…

Đồng thời lúc này bé lớn cũng đã tự lập hơn nên mẹ cũng không phải vất vả nhiều khi chăm sóc hai con.

- 5 năm:

Đây là khoảng thời gian được xem như là tối đa để bạn nên sinh con lần hai. Việc sinh con muộn hơn thời gian này có thể khiến thai nhi gặp một số các bất trắc do bệnh tiền sản giật.

Lúc này bé cũng đã lớn, thậm chí bé có thể trông em giúp mẹ.

Mẹ sinh con vào khoảng thời gian này sẽ không bị mệt mỏi quá nhiều khi bé lớn đã tự biết chăm sóc mình trong những việc như ăn cơm, mặc quần áo, biết nghe lời dặn dò của bố mẹ… Ngoài ra mẹ còn được bé lớn “đỡ đần” trong việc chăm bé nhỏ nữa chứ.

Với khoảng cách 5 năm cũng là thời gian gia đình có thể hoạch định các kế hoạch dài hơi cho cuộc sống như thăng tiến trong sự nghiệp…

Yeutre.vn [Tổng hợp]

Khoảng cách tuổi tác giữa các con có ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tâm lý của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn khoảng cách giữa hai lần sinh hợp lý.

  • Những ca sinh con trong hoàn cảnh vô cùng đặc biệt
  • Hạnh phúc vỡ òa của những ông bố khi vợ vừa sinh con
  • Việc sinh con quá liền nhau có ảnh hưởng gì đến mẹ và bé?

Sinh con quá liền nhau gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và bé. Khi vừa mới sinh con trong một thời gian ngắn, cơ thể người mẹ chưa hoàn toàn phục hồi, do đó em bé tiếp theo sẽ có nhiều nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân và nhỏ bé hơn. Hơn thế nữa, mẹ sẽ vô cùng vất vả trong việc nuôi dạy các bé khi vừa phải bận rộn chăm sóc em bé lại vừa đối diện với những mệt mỏi trong quá trình mang thai.


Nhiều cặp vợ chồng sinh hai con trong thời gian quá liền nhau cũng chia sẻ rằng, họ có cảm giác như nuôi con sinh đôi, bởi phải đáp ứng gần như cùng lúc mọi đòi hỏi của hai bé. Sinh con quá xa nhau thì lại ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và cách chăm sóc con của mẹ, đồng thời làm giảm sự gần gũi giữa các bé.


Vậy thì con mấy tuổi mẹ có em bé nữa là chuẩn? Theo Tổ chức Y tế Thế giới, khoảng cách giữa các lần mang thai tốt nhất nên là từ 2 đến 5 năm.



Cho dù khoảng thời gian ấy là bao lâu đi nữa, hãy chắc chắn rằng cơ thể của mẹ đã hồi phục hoàn toàn, sẵn sàng tinh thần cũng như sức khỏe để chăm sóc và nuôi nấng hai đứa trẻ cùng một lúc.


- Sinh con cách nhau 2 năm


Từ 20 – 30 tháng là khoảng thời gian hợp lý đủ cho mẹ phục hồi sức khỏe cho lần sinh tiếp theo. Bạn cũng sẽ tiết kiệm được không ít chi phí vì có thể sử dụng lại hầu hết các vật dụng trẻ em của bé đầu cho bé thứ hai. Ngoài ra, theo các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Notre Dame, khoảng cách tuổi 2 năm tạo điều kiện thuận lợi cho bé lớn học tốt môn toán và tập đọc.


Tuy vậy, 2 năm cũng là khoảng thời gian vừa đủ để con đầu lòng phát triển tính cách và hình thành những nhận thức ban đầu. Điều này dễ dẫn đến khả năng bé sẽ ghen tị khi thấy mẹ chăm sóc em nhỏ hơn và có thể khóc lóc ầm ĩ, tủi thân khi phải chia sẻ tình cảm.


- Sinh con cách nhau 3 năm


Ở độ tuổi này bé lớn đã tương đối độc lập, không đòi hỏi mẹ phải “canh chừng” bé suốt cả ngày. Bé cũng biết thấu hiểu, thông cảm hơn với sự mang thai của mẹ và dường như thích thú với cảm giác sắp được làm anh, làm chị. Không những thế, ở độ tuổi lên 3, bé còn có thể giúp mẹ những việc nhỏ như lấy bình sữa cho mẹ hoặc ngồi chơi với em bé.


- Sinh con cách nhau 4 - 5 năm


Đây là sự lựa chọn của những gia đình muốn dành nhiều thời gian nhất có thể cho mỗi đứa trẻ. Bé lớn lúc này đã vững vàng hơn và có thể trở thành một “trợ thủ đắc lực” giúp cha mẹ để mắt tới em bé. Vì thế, cha mẹ sẽ không bị nhiều căng thẳng và mệt mỏi như khi phải chăm sóc hai con nhỏ sát tuổi nhau. Đồng thời, khoảng cách này cũng tạo cơ hội cho cha mẹ phát triển kinh tế gia đình và thực hiện những kế hoạch cuộc sống khác.


Mỗi gia đình đều có những lý do riêng trong việc lựa chọn khoảng cách giữa hai lần sinh. Cho dù khoảng thời gian ấy là bao lâu đi nữa, hãy chắc chắn rằng cơ thể của mẹ đã hồi phục hoàn toàn, sẵn sàng tinh thần cũng như sức khỏe để chăm sóc và nuôi nấng hai đứa trẻ cùng một lúc nhé.

Video liên quan

Chủ Đề