Nếu gia đình em có người bị ngộ độc thực phẩm em sẽ xử lý như thế nào

Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Nguyễn Thị Diễm Hà, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM: Ngộ độc thực phẩm là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc.

Các thực phẩm chế biến sẵn, để lâu mà không bảo quản đúng cách sẽ dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố hoặc bị biến chất. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể của chúng ta sẽ bị ngộ độc. Vì vậy, trong dịp Tết, các trường hợp ngộ độc thực phẩm rất thường xảy ra.

Ngộ độc thực phẩm biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.

Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể do các độc tố của vi khuẩn [thường gặp vi khuẩn Salmonella, E. Coli]; do nhiễm vi rút hay ký sinh trùng; hay do thực phẩm bị nhiễm độc [chất hoá học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra].

Hậu quả của ngộ độc thực phẩm thường gặp trong trường hợp nhẹ là bị mất nước, mệt mỏi; trường hợp nặng gây sốc, tổn thương cơ quan và thậm chí tử vong.

Mọi người cần nhận biết triệu chứng và có những cách để xử trí khi người nhà hoặc chính bản thân bị ngộ độc thực phẩm.

Biểu hiện và cách xử lý

Các biểu hiện khi cơ thể bị ngộ độc thực phẩm bao gồm: buồn nôn, nôn nhiều lần hay nôn liên tục, đau bụng, tiêu chảy, tiêu ra máu, sốt.

Người bị ngộ độc thực phẩm có dấu hiệu mất nước bao gồm: mệt mỏi, khát nước, khô miệng, co rút cơ, chóng mặt, lú lẫn, nước tiểu vàng sậm, tiểu ít hoặc không đi tiểu trong nhiều giờ.

Ở giai đoạn nặng, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn và biểu hiện bằng các dấu hiệu báo động như: tiêu phân lỏng trên 6 lần ngày, đi tiêu ra máu, ói ra máu, sốt trên 38,5 độ C không giảm sau 24 giờ, đau bụng dữ dội…

“Ngay khi có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm, bệnh nhân nên bù đủ dịch sớm [nhất là ở người già và trẻ em] bằng uống dung dịch có chất điện giải, ăn thức ăn lỏng, nhẹ và ít chất béo. Khi các dấu hiệu mất nước hay dấu hiệu tăng lên đến mức báo động, phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được cấp cứu và điều trị kịp thời”, bác sĩ Hà cảnh báo.

Bác sĩ Hà khuyến cáo, để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong dịp Tết, mọi người nên lựa chọn thực phẩm tươi sống, mua ở nơi có uy tính và đã được kiểm định an toàn vệ sinh.

Đối với các loại thức ăn đã được chế biến sẵn, nên chọn mua những nơi có uy tín, đáng tin cậy, có nhãn mác đầy đủ, hợp vệ sinh và còn thời hạn sử dụng.

Bên cạnh đó, cần bảo quản thực phẩm trong điều kiện nhiệt độ thích hợp để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Các loại thịt, cá, hải sản cần phải được bảo quản ở ngăn đá tủ lạnh.

Cần nấu chín thức ăn với nhiệt độ thích hợp, các thức ăn như rau sống cần phải rửa thật kỹ nhiều lần trước khi ăn.

Nên sử dụng thức ăn trong vòng 2 giờ, tốt nhất là ăn ngay khi còn nóng, nếu để quá 2 giờ thì cần bảo quản lạnh và hâm lại trước khi ăn.

"Bỏ ngay các thức ăn dư thừa bởi đây là nguyên nhân thường gặp nhất của ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết. Bên cạnh đó, nên rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh", bác sĩ Hà nhấn mạnh.

Tin liên quan

Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6 tiếng thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.Gây nôn để giúp thực phẩm nhiễm độc ra khỏi cơ thể.

Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối [2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm] hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ. Đặt trẻ nằm nghiêng giúp trẻ dễ nôn

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6 tiếng đồng hồ, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

• Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành CO2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….Trường hợp ngộ độc nặng phải đưa đến gặp bác sĩ để được điều trị hiệu quả

• Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.

• Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại [chì, thủy ngân…] có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.

• Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

Ngộ độc thực phẩm [ngộ độc thức ăn] là hiện tượng mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải, thậm chí bị nhiều lần. Tình trạng này xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh… Đối với những ca bệnh nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày, nhưng nếu nặng hơn cần phải nhập viện điều trị. Chắc hẳn không ít người cảm thấy lúng túng, không biết xử trí thế nào khi gặp phải tình trạng này. Cùng theo dõi những thông tin sau đây để có kiến thức xử trí đúng khi bị ngộ độc thực phẩm nhé.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm [ngộ độc thức ăn, trúng thực] là hiện tượng khá phổ biến, nguyên nhân do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hay thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc…

Trường hợp có triệu chứng nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với các bệnh nhân ngộ độc nặng với triệu chứng dữ dội cần phải được nhập viện để theo dõi, điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để nhận biết và có cách xử trí:

  • Đau bụng: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể chườm ấm giúp giảm đau tạm thời. Nhưng trong trường hợp đau bụng không giảm sau 48 giờ hoặc đau bụng dữ dội thì cần phải tìm trợ giúp y tế ngay.
  • Buồn nôn: Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, sau đó thường kèm nôn.
  • Tiêu chảy: Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn: Trong trường hợp này người bệnh cần tìm hỗ trợ y tế gấp vì điều này báo hiệu mức độ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng
  • Sốt: Khi cơ thể chống lại chất độc khiến bạn bị sốt nhẹ, trường hợp đo nhiệt độ vượt quá 38 oC, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
  • Tình trạng chán ăn: Người bệnh cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp không ăn được gì quá 12 tiếng kèm theo các triệu chứng khác như mất nước hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức
  • Đau đầu: Khi cơ thể mất nước bạn dễ bị đau đầu khi ngộ độc thực phẩm
  • Triệu chứng thần kinh: Các triệu chứng về thần kinh như mắt mờ, yếu cơ và tê bì ở cánh tay có thể là dấu hiệu khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức
  • Thị lực thay đổi: Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc khó nuốt, hãy tìm sự chăm sóc y tế – đó có thể là ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
  • Hoàng đản: hay còn được biết đến là tình trạng vàng da, vàng mắt, có thể do nhiễm viêm gan A từ thực phẩm. Tuy ít gặp nhưng bệnh dễ lây và có thể lây từ người này sang người khác hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm bệnh.

Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến mà người ngộ độc thực phẩm dễ gặp phải.

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu cụ thể khi bị ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào từng nguyên nhân:

Nguyên nhân do vi sinh vật [virus, vi khuẩn] hoặc độc tố từ vi sinh vật [độc tố do vi khuẩn tiết ra]: Có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn, tiêu chảy. Có thể kèm theo dấu hiệu mất nước [như khát nước, khô môi], nhiễm trùng [thường là sốt, vã mồ hôi].

Nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Người bệnh có các dấu hiệu phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác như hệ thần kinh [gây chóng mặt, đau đầu], tim mạch [nhịp tim nhanh, trụy mạch].

Nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Xuất hiện ngay sau khi ăn các thực phẩm cố định mà trong tự nhiên được biết là có thể chứa độc tố như sắn, cá nóc, cóc,…

Với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Những trường hợp này cần tiến hành sơ cứu ngay.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị tiêu chảy kéo dài là bệnh gì? Phải làm sao?

Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?

Đối với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ ngộ độc thực phẩm mà bác sĩ đề xuất các trị ngộ độc thực phẩm sao cho phù hợp. Cần bình tĩnh thực hiện tuần tự theo các bước sơ cứu sau đây:

Gây nôn

Nếu người bệnh không có biểu hiện nôn, cần gây nôn. Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày của người bệnh. Nếu người bệnh tỉnh táo, cần kích thích để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt nhằm tống thức ăn ngộ độc ra ngoài. Kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng.

Cần rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để gây nôn. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá có thể gây sặc cho người bệnh. Không gây nôn khi người bệnh đã hôn mê, có thể gây sặc, ngạt thở.

Đối với trẻ em, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ cần chú ý móc họng trẻ khéo, tránh gây xây xát họng của trẻ. Để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra ngoài. Không nên để trẻ nằm ngửa, có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và dễ dẫn tới tử vong. Trong quá trình gây nôn, cần luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm sạch lau cho trẻ.

☛ Thông tin chi tiết: Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước lọc, nước oresol, nước gạo rang… để bù nước cho người bệnh. Cho người bệnh uống từng ngụm nước nhỏ, không dùng thức uống có chứa cồn hay caffein. Nghỉ ngơi nhiều hơn do cơ thể mất nước khiến bạn mệt mỏi và yếu đi.

Lưu ý, cần ngưng sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy bởi có thể làm chậm việc đào thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ việc dùng thuốc cầm tiêu chảy hay xảy ra hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm.

Gọi cấp cứu hoặc ra cơ sở y tế gần nhất

Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng người bệnh vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Hãy đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế.

☛ Đọc thêm thông tin: Điều trị nhanh khi bị ngộ độc thức ăn

Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì?

Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể yếu do mất nước, mất cân bằng điện giải. Nguyên tắc bù nước và điện giải để bù lại chất lỏng đã mất đi rất quan trọng. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục. Sau đây là những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh:

Nên ăn gì?

  • Uống nhiều nước như oresol, nước gạo rang, nước cháo loãng, nước canh, nước hầm, nước ép trái cây.
  • Bổ sung trái cây: Chọn loại trái cây làm dịu dạ dày và cảm giác buồn nôn như chuối. Do chuối có chứa nhiều kali, carbohydrate và đường tự nhiên. Ngoài ra, ăn táo nhằm giảm cảm giác ợ nóng, trào ngược dạ dày và giảm tiêu chảy.
  • Giấm táo: Làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp hồi phục nhanh tình trạng ngộ độc thực phẩm.
  • Thức ăn nhẹ, không gây kích thích cảm giác buồn nôn như cháo trắng, bánh mì…
  • Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc thực phẩm có thể ăn bánh quy mặn, khoai tây nghiền nấu chín hay các loại ngũ cốc nấu chín.
  • Bổ sung lợi khuẩn giúp hồi phục trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa như sữa chua.

Nên kiêng gì?

Cơ thể sau ngộ độc còn yếu nên người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau để tránh làm nặng thêm các triệu chứng như:

  • Các thực phẩm khó tiêu cần tránh bởi chúng có thể gây buồn nôn. Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, rau củ sống… là những đồ ăn khá khó tiêu.
  • Tránh ăn các thực phẩm từ sữa động vật như bơ, phô mai, sữa… trong khoảng vài ngày. Bởi lúc này cơ thể người bệnh chưa thể dung nạp lactose gây ra chứng chướng bụng, khó tiêu.
  • Đồ uống có ga, có cồn cần tránh vì chúng chứa các hợp chất lợi tiểu. Bên cạnh đó, rượu bia có thể làm nặng hơn tình trạng mất nước.

Người bệnh ngộ độc thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng trên để cơ thể sau khi ngộ độc sớm hồi phục trở lại.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu khi bạn hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để xử trí khi gặp phải tình trạng này. Thường xuyên ghé thăm webiste “Trangphuclinh.vn” để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé.

Page 2

Ngộ độc thực phẩm [ngộ độc thức ăn] là hiện tượng mà hầu như ai cũng đã từng gặp phải, thậm chí bị nhiều lần. Tình trạng này xảy ra khi bạn ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh… Đối với những ca bệnh nhẹ, người bệnh có thể hồi phục sau vài ngày, nhưng nếu nặng hơn cần phải nhập viện điều trị. Chắc hẳn không ít người cảm thấy lúng túng, không biết xử trí thế nào khi gặp phải tình trạng này. Cùng theo dõi những thông tin sau đây để có kiến thức xử trí đúng khi bị ngộ độc thực phẩm nhé.

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm [ngộ độc thức ăn, trúng thực] là hiện tượng khá phổ biến, nguyên nhân do ăn phải các thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh hay có độc tố mạnh hay thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc…

Trường hợp có triệu chứng nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe hơn sau vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, với các bệnh nhân ngộ độc nặng với triệu chứng dữ dội cần phải được nhập viện để theo dõi, điều trị. Dưới đây là một số dấu hiệu ngộ độc thực phẩm để nhận biết và có cách xử trí:

  • Đau bụng: Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của tình trạng ngộ độc thực phẩm, người bệnh có thể chườm ấm giúp giảm đau tạm thời. Nhưng trong trường hợp đau bụng không giảm sau 48 giờ hoặc đau bụng dữ dội thì cần phải tìm trợ giúp y tế ngay.
  • Buồn nôn: Buồn nôn và lợm giọng là triệu chứng thường gặp của ngộ độc thực phẩm, sau đó thường kèm nôn.
  • Tiêu chảy: Khi bị ngộ độc thực phẩm người bệnh thường dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể dẫn tới mất nước gây nguy hiểm tới sức khỏe người bệnh.
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc chất nôn: Trong trường hợp này người bệnh cần tìm hỗ trợ y tế gấp vì điều này báo hiệu mức độ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng
  • Sốt: Khi cơ thể chống lại chất độc khiến bạn bị sốt nhẹ, trường hợp đo nhiệt độ vượt quá 38 oC, hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ.
  • Tình trạng chán ăn: Người bệnh cảm thấy chán ăn khi bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp không ăn được gì quá 12 tiếng kèm theo các triệu chứng khác như mất nước hãy tới cơ sở y tế ngay lập tức
  • Đau đầu: Khi cơ thể mất nước bạn dễ bị đau đầu khi ngộ độc thực phẩm
  • Triệu chứng thần kinh: Các triệu chứng về thần kinh như mắt mờ, yếu cơ và tê bì ở cánh tay có thể là dấu hiệu khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức
  • Thị lực thay đổi: Nếu các triệu chứng ngộ độc thực phẩm bao gồm nhìn mờ hoặc nhìn đôi hoặc khó nuốt, hãy tìm sự chăm sóc y tế – đó có thể là ngộ độc botulinum, một dạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng và có thể gây tử vong.
  • Hoàng đản: hay còn được biết đến là tình trạng vàng da, vàng mắt, có thể do nhiễm viêm gan A từ thực phẩm. Tuy ít gặp nhưng bệnh dễ lây và có thể lây từ người này sang người khác hoặc do ăn phải thức ăn nhiễm bệnh.

Đau bụng tiêu chảy là dấu hiệu phổ biến mà người ngộ độc thực phẩm dễ gặp phải.

Bạn có thể nhận biết dấu hiệu cụ thể khi bị ngộ độc thực phẩm tùy thuộc vào từng nguyên nhân:

Nguyên nhân do vi sinh vật [virus, vi khuẩn] hoặc độc tố từ vi sinh vật [độc tố do vi khuẩn tiết ra]: Có các biểu hiện ở đường tiêu hóa như đau bụng, nôn, tiêu chảy. Có thể kèm theo dấu hiệu mất nước [như khát nước, khô môi], nhiễm trùng [thường là sốt, vã mồ hôi].

Nguyên nhân do thực phẩm nhiễm hóa chất, không có chất độc tự nhiên: Người bệnh có các dấu hiệu phức tạp, không chỉ ở đường tiêu hóa mà còn ở các cơ quan khác như hệ thần kinh [gây chóng mặt, đau đầu], tim mạch [nhịp tim nhanh, trụy mạch].

Nguyên nhân do chính các loại thực phẩm này vốn đã có độc tố: Xuất hiện ngay sau khi ăn các thực phẩm cố định mà trong tự nhiên được biết là có thể chứa độc tố như sắn, cá nóc, cóc,…

Với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Những trường hợp này cần tiến hành sơ cứu ngay.

☛ Tham khảo thêm tại: Bị tiêu chảy kéo dài là bệnh gì? Phải làm sao?

Người bị ngộ độc thức ăn nên làm gì?

Đối với những trường hợp ngộ độc thực phẩm nhẹ, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu không thể tự phục hồi, tùy thuộc vào từng nguyên nhân và mức độ ngộ độc thực phẩm mà bác sĩ đề xuất các trị ngộ độc thực phẩm sao cho phù hợp. Cần bình tĩnh thực hiện tuần tự theo các bước sơ cứu sau đây:

Gây nôn

Nếu người bệnh không có biểu hiện nôn, cần gây nôn. Khi ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng 6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày của người bệnh. Nếu người bệnh tỉnh táo, cần kích thích để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt nhằm tống thức ăn ngộ độc ra ngoài. Kích thích bằng cách ngoáy nhẹ họng hay cho uống nước muối loãng.

Cần rửa sạch tay rồi đặt vào lưỡi người bệnh để gây nôn. Trong lúc tiến hành gây nôn, cần đặt người bệnh nằm nghiêng, phần đầu kê hơi cao để chất thải khi nôn ra không bị trào ngược vào phổi, không kích thích quá có thể gây sặc cho người bệnh. Không gây nôn khi người bệnh đã hôn mê, có thể gây sặc, ngạt thở.

Đối với trẻ em, khi sơ cứu bằng cách gây nôn cho trẻ cần chú ý móc họng trẻ khéo, tránh gây xây xát họng của trẻ. Để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra ngoài. Không nên để trẻ nằm ngửa, có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và dễ dẫn tới tử vong. Trong quá trình gây nôn, cần luôn dùng khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm sạch lau cho trẻ.

☛ Thông tin chi tiết: Sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc thực phẩm

Uống nhiều nước và nghỉ ngơi

Sau khi người bệnh nôn và đi ngoài, cơ thể sẽ bị mất nước. Do đó, cần tiến hành bù nước cho người bệnh bằng cách uống nhiều nước lọc, nước oresol, nước gạo rang… để bù nước cho người bệnh. Cho người bệnh uống từng ngụm nước nhỏ, không dùng thức uống có chứa cồn hay caffein. Nghỉ ngơi nhiều hơn do cơ thể mất nước khiến bạn mệt mỏi và yếu đi.

Lưu ý, cần ngưng sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc. Không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy bởi có thể làm chậm việc đào thải các chất độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ việc dùng thuốc cầm tiêu chảy hay xảy ra hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm.

Gọi cấp cứu hoặc ra cơ sở y tế gần nhất

Dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu nhưng người bệnh vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Hãy đưa người bệnh tới trung tâm y tế gần nhất để được chăm sóc y tế.

☛ Đọc thêm thông tin: Điều trị nhanh khi bị ngộ độc thức ăn

Người bị ngộ độc thực phẩm nên ăn gì? Kiêng gì?

Nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm thường có dấu hiệu buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Do đó, cơ thể yếu do mất nước, mất cân bằng điện giải. Nguyên tắc bù nước và điện giải để bù lại chất lỏng đã mất đi rất quan trọng. Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho hợp lý để cơ thể nhanh hồi phục. Sau đây là những lưu ý trong chế độ ăn uống cho người bệnh:

Nên ăn gì?

  • Uống nhiều nước như oresol, nước gạo rang, nước cháo loãng, nước canh, nước hầm, nước ép trái cây.
  • Bổ sung trái cây: Chọn loại trái cây làm dịu dạ dày và cảm giác buồn nôn như chuối. Do chuối có chứa nhiều kali, carbohydrate và đường tự nhiên. Ngoài ra, ăn táo nhằm giảm cảm giác ợ nóng, trào ngược dạ dày và giảm tiêu chảy.
  • Giấm táo: Làm dịu niêm mạc dạ dày, giúp hồi phục nhanh tình trạng ngộ độc thực phẩm.
  • Thức ăn nhẹ, không gây kích thích cảm giác buồn nôn như cháo trắng, bánh mì…
  • Bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau ngộ độc thực phẩm có thể ăn bánh quy mặn, khoai tây nghiền nấu chín hay các loại ngũ cốc nấu chín.
  • Bổ sung lợi khuẩn giúp hồi phục trạng thái cân bằng của hệ vi sinh vật trong hệ tiêu hóa như sữa chua.

Nên kiêng gì?

Cơ thể sau ngộ độc còn yếu nên người bệnh cần kiêng một số thực phẩm sau để tránh làm nặng thêm các triệu chứng như:

  • Các thực phẩm khó tiêu cần tránh bởi chúng có thể gây buồn nôn. Thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, rau củ sống… là những đồ ăn khá khó tiêu.
  • Tránh ăn các thực phẩm từ sữa động vật như bơ, phô mai, sữa… trong khoảng vài ngày. Bởi lúc này cơ thể người bệnh chưa thể dung nạp lactose gây ra chứng chướng bụng, khó tiêu.
  • Đồ uống có ga, có cồn cần tránh vì chúng chứa các hợp chất lợi tiểu. Bên cạnh đó, rượu bia có thể làm nặng hơn tình trạng mất nước.

Người bệnh ngộ độc thực phẩm cần tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng trên để cơ thể sau khi ngộ độc sớm hồi phục trở lại.

Trên đây là các dấu hiệu nhận biết và cách sơ cứu khi bạn hoặc người thân bị ngộ độc thực phẩm. Hi vọng những thông tin trên giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích để xử trí khi gặp phải tình trạng này. Thường xuyên ghé thăm webiste “Trangphuclinh.vn” để cập nhật thêm nhiều thông tin về sức khỏe nhé.

Video liên quan

Chủ Đề