Tại sao mỗi loại tế bào đều có hình dạng kích thước khác nhau

Tế bào được biết đến chính là một đơn vị nhỏ nhất của sự sống. Vậy tế bào là gì? Tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết của Kienthuctonghop.vn.

Tế bào là gì?

Tế bào là đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc và chức năng của tất cả các sinh vật sống. Theo đó, đối với sinh vật đơn bào – vi khuẩn chỉ gồm 1 tế bào; còn sinh vật đa bào có thể bao gồm 4 nghìn tỷ tế bào. Hầu hết tế bào thực vật và động vật đều nằm trong khoảng từ 1 – 100 Pha nên chúng ta chỉ có thể quan sát được chúng dưới kính hiển vi. 

Các chức năng chính của tế bào

Đối với sinh vật đơn bào, một tế bào có khả năng thực hiện tất cả chức năng cần thiết cho sự sống. Các chức năng gồm:

  • Cân bằng nội môi và sinh sản

Cụ thể, các tế bào này sẽ vận chuyển chất dinh dưỡng rồi thu – nhận và sử dụng năng lượng để xử lý chất thải nhằm đáp ứng liên tục môi trường của chúng. Đối với sinh vật đa bào thì tế bào cũng thực hiện các chức năng này nhưng còn có khả năng kết hợp giữa các tế bào với nhau. 

Cấu trúc chính của tế bào

Một tế bào gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận sẽ có các chức năng khác nhau. Cụ thể, cấu tạo của một tế bào của người như sau:

Cấu trúc cơ bản tế bào của người

1. Màng tế bào

  • Là ranh giới ngăn cách tế bào với môi trường bên ngoài gồm protein, lipid và một số carbohydrate,…
  • Các màng tế bào được sắp xếp thành 2 lớp lipid kép mang tính phân cực bên trong và bên ngoài màng.
  • Màng tế bào chính được xem là một cấu trúc sống bởi khả năng tự chuyển hóa, tự sản sinh, thích nghi và điều hòa để các tổ chức phát triển và tồn tại. 
  • Các chức năng chính của màng tế bào gồm: Là trung tâm chuyển hóa năng lượng sinh học; liên kết thông tin giữa các tế bào; ngăn cách tế bào với các bào quan bên ngoài để duy trì chức năng riêng biệt của mỗi bào quan.

2. Bộ khung tế bào 

  • Là bộ phận quan trọng, phức tạp và linh động của tế bào; có dạng hệ thống mạng sợi và ống protein.
  • Cấu thành và duy trì hình dạng của tế bào.
  • Là điểm bám cho các bào quan để hỗ trợ quá trình thực bào và cử động các phần của tế bào trong quá trình sinh trưởng và vận động.
  • Có nhiều loại protein với chức năng đa dạng như định hướng, neo bám, phát triển tấm màng,…

3. Tế bào chất 

  • Là không gian thực hiện các chức năng của tế bào; chứa đầy dịch thế bao gồm các  hỗn hợp như các ion, chất dịch bên trong tế bào và các bào quan. 
  • Thông thường, tế bào chất của sinh vật nhân sơ là thành phần tương đối tự do; còn tế bào chất trong tế bào sinh vật nhân chuẩn sẽ chứa nhiều bào quan và bộ khung tế bào.
  • Các muối trong tế bào chất là dạng chất dẫn điện tuyệt vời, tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động của tế bào. 

4. Vật liệu di truyền 

  • Gồm các phân tử nucleic acid [DNA và rRNA], là yếu tố duy trì thông tin giữa các thế hệ.
  • Đa phần DNA sẽ được lưu trữ dài hạn thông tin di truyền và một vài virus RNA sẽ được sử dụng cho mục đích này. 
  • Thông tin di truyền là mã di truyền sẽ quy định tất cả protein cần thiết của mọi tế bào trong cơ thể.

5. Các bào quan

  • Nhân: Là nơi diễn ra các hoạt động di truyền của tế bào.
  • Màng nhân: Có các hạt Riboxom bám ở mặt ngoài, là ranh giới ngăn cách nhân với bào tương giúp liên kết với lưới nội bào.
  • Dịch nhân: Gồm các nucleoprotein, glycoprotein và enzym chuyển hóa nucleotid.
  • Hạt nhân: Nơi diễn ra các quá trình tổng hợp RNA.
  • Chất nhiễm sắc: Được cho là cơ sở vật chất di truyền chủ yếu của tế bào DNA. Thông thường, người thường có 22 cặp NST thường và 1 cặp NST giới tính.

Các bào quan của tế bào

  • Ribosomes: Gồm các hạt nhỏ hình cầu hay dạng trứng nhiều kích thước với cấu trúc 2 phần không đều nhau là tiểu đơn vị lớn và tiểu đơn vị nhỏ; vị trí liên kết 2 phần này sẽ chứa RNA thông tin và RNA vận chuyển. Chức năng chính của Ribosomes là tổng hợp protein và enzym chuyển hóa các hoạt động sống của tế bào.
  • Ty thể: Gồm các hạt nhỏ hình cầu hoặc hình bầu dục gồm 2 màng bao bọc giống màng tế bào. Mỗi ty thể có 2 phần là đầu và chân, có nhiệm vụ sản xuất năng lượng ATP đảm bảo các hoạt động sống bình thường của cơ thể. 
  • Bộ máy Golgi: Là thành phần giàu protein, phospholipid, enzyme phosphatase kiềm và acid. Sản xuất các hạt chế tiết ở tế bào sắc tố da và mắt như melanosomes.
  • Lưới nội bào: Là thành phần có ở tất cả các tế bào bình thường, trừ hồng cầu trưởng thành. Nó là một hệ thống túi thông giữa khoang quanh nhân tế bào với màng tế bào và môi trường ngoài. Lưới tế bào gồm loại có hạt và loại không hạt.
  • Lysosome: Thành phần này dạng hình túi, hình cầu hoặc hình trứng có màng bọc gồm nhiều acid hydrolase, enzym tiêu hoá với chức năng chính là tiêu hóa các chất.

Tìm hiểu kích thước và hình dạng của các loại tế bào

Trong cơ thể con người có nhiều tế bào với hình dạng và kích thước khác nhau. Ví dụ, hình cầu – tế bào trứng; hình đĩa – hồng cầu; hình sao nhiều cạnh – tế bào xương và tế bào thần kinh; hình trụ – tế bào lót xoang mũi; hình sợi – tế bào cơ.

Trứng và tinh trùng là 2 tế bào lớn nhất – nhỏ nhất

Về kích thước, tế bào lớn nhất chính là tế bào trứng với đường kính khoảng 0,1mm; tế bào nhỏ nhất là tinh trùng và tế bào dài nhất là tế bào thần kinh. Số lượng tế bào lớn nhất trong cơ thể con người lên đến khoảng 75 nghìn tỷ tế bào. 

Các đặc tính của tế bào

Ngoài sự khác nhau về hình dạng và kích thước thì các tế bào sẽ có các đặc tính chung như sau: 

  • Sinh sản thông qua các phân bào.
  • Quá trình trao đổi chất của tế bào gồm việc thu nhận vật liệu thô; rồi chế biến thành các thành phần cần thiết cho tế bào cùng sản xuất các phân tử mang năng lượng và một số sản phẩm phụ.
  • Tế bào thực hiện các chức năng thông qua hấp thụ và sử dụng nguồn năng lượng được dự trữ sẵn trong các phân tử hữu cơ được giải phóng trong quá trình trao đổi chất.
  • Tế bào cho khả năng tổng hợp protein, mỗi tế bào động vật sẽ chứa khoảng 10.000 loại để đảm nhận các chức năng cơ bản của tế bào.
  • Tế bào có khả năng thích ứng với các kích thích hay sự thay đổi của môi trường bên trong cũng như bên ngoài như nhiệt độ, độ pH, các nguồn dinh dưỡng,… 
  • Tế bào có khả năng di chuyển các túi tiết chứa vật chất đào thải ra khỏi tế bào.

Lý giải tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau?

Mỗi tế bào sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau là vì để các tế bào có thể bám vào nhau một cách dễ dàng. Đồng thời, mỗi loại tế bào sẽ có hình dạng và kích thước khác nhau để tạo ra sự đa dạng các loài sinh vật.

Các tế bào liên kết duy trì các hoạt động và sự sống

Ngoài ra, sự khác nhau này còn để phù hợp với từng chức năng riêng biệt của chúng nhằm mục đích “tế bào không bị chết” ngày từ giai đoạn phôi giúp duy trì sự sống và các hoạt động được diễn ra bình thường.

Như vậy, nội dung của bài viết này thì chúng tôi đã chia sẻ đến bạn các thông tin cần thiết để trả lời câu hỏi tại sao mỗi loại tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau. Hy vọng sau khi đọc nội dung trên thì các bạn có thể hiểu cũng như tìm được đáp án chính xác nhất cho câu hỏi ở đầu bài.

Video liên quan

Chủ Đề