Uống kẽm trong thời gian bao lâu

Kẽm rất cần thiết trong giai đoạn phát triển của trẻ. Kẽm có tên tiếng anh là zinc, viết tắt là zin, một chất rất quan trọng với cơ thể con người.

Mẹ nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu và liều lượng như thế nào? Bài viết dưới đây của MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp vấn đề này rõ ràng hơn.

Kẽm rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, nhất là ở giai đoạn đầu đời. Nếu thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên bổ sung kẽm không đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng cho bé.

Có nên bổ sung kẽm cho bé?

Trước khi tìm hiểu bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu, bạn hãy tìm hiểu vai trò của kẽm với sự phát triển của bé.

Kẽm tác động đến hầu hết các quá trình sinh học bào gồm tăng trưởng tế bào, biệt hóa và chuyển hóa. Đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp axit nucleic, protein… Kẽm kích thích sự hoạt động của khoảng 100 enzyme; từ đó xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động hiệu quả của hệ thống miễn dịch; bảo vệ cơ thể trẻ trước bệnh tật; giúp vết thương mau lành; bảo vệ vị giác; khứu giác và cần thiết cho sự tổng hợp DNA.

Thiếu kẽm trẻ sẽ chậm tăng trưởng; chậm phát triển về trí não; dễ bị suy dinh dưỡng; rối loạn sự hình thành xương; chiều cao cân nặng kém; chậm dậy thì; giảm chức năng sinh dục; biếng ăn; mất ngủ… Vì thế, việc bổ sung đủ lượng kẽm cho con là rất quan trọng.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ chậm phát triển: Nhận biết thế nào?

Khi nào nên bổ sung kẽm cho bé?

Trên thực tế, trẻ rất dễ bị thiếu kẽm do chế độ dinh dưỡng hàng ngày không hợp lý hoặc hệ tiêu hóa kém hấp thụ.

Bên cạnh, việc bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu thì khi nào bổ sung kẽm cho bé mẹ cũng nên biết. Khi bé thiếu kẽm thì cơ thể sẽ phát sinh các biểu hiện bất thường hay các bệnh lý lâm sàng như:

  • Chán ăn, ăn không ngon, mất cảm giác về mùi vị, nôn không rõ nguyên nhân.
  • Rối loạn giấc ngủ như khó ngủ, ngủ ít, trằn trọc, hay thức giấc hoặc thời gian ngủ ngắn.
  • Bé chậm phát triển; thể lực kém; cơ thể không linh hoạt; cơ bắp nhão; teo hoặc bị suy giảm trí nhớ; khó tư duy; kém tập trung; chú ý.
  • Suy giảm miễn dịch, dễ bị tổn thương da, niêm mạc, bỏng, loét, chậm lành vết thương.
  • Trẻ chậm trưởng thành về giới tính, thiểu năng sinh dục, rối loạn cảm xúc.
  • Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy, bệnh về hô hấp.
  • Viêm lưỡi, bản đồ, viêm niêm mạc miệng, rụng tóc nhiều, rụng lông, quáng gà, sợ ánh sáng hay mất thích nghi với bóng tối.

Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu?

Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thời gian bổ sung kẽm phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe và trọng lượng cơ thể của bé. Cứ 1kg trọng lượng của con thì trẻ cần uống 0,5-1,5mg kẽm. Vì vậy, không quan trọng là bạn bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu. Quan trọng là bé hấp thụ được đủ lượng kẽm hàng ngày.

Ba mẹ không được tự ý bổ sung kẽm cho bé khi chưa biết được tình trạng sức khỏe của con. Nhất là, khi chưa được bác sĩ tư vấn chỉ định lượng phù hợp. Bởi tình trạng thừa hay thiếu kẽm ở bé cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của con.

Thời gian bổ sung kẽm tốt nhất là sau khi ăn 30 phút để tăng tình trạng hấp thu kẽm của cơ thể; giảm tình trạng đào thải. Mẹ không nên để bé dùng kẽm khi đói để tránh bị rối loạn tiêu hóa hay bổ sung kẽm vào buổi tối làm khó hấp thụ hoàn toàn.

Lưu ý thêm là mẹ cũng không nên bổ sung kẽm cho trẻ chung với các chất như canxi, sắt, magie… mà phải dùng cách nhau tối thiểu 2 tiếng.

Liều lượng kẽm mỗi ngày cũng quan trọng như cách bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu. Lượng kẽm cần bổ sung cho cơ thể trẻ sẽ khác nhau trong mỗi giai đoạn phát triển. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], nhu cầu kẽm của bé sẽ chia theo độ tuổi như sau:

  • Bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi: 2mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Trẻ từ 7 tháng – 3 tuổi: 3mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Trẻ từ 4-8 tuổi: 5 mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Trẻ từ 9-13 tuổi: 8 mg kẽm nguyên tố/ngày
  • Trẻ từ 14 tuổi trở lên: Bé gái cần 9mg/ngày, bé trai cần 11mg/ngày

Tuy nhiên, lượng kẽm cần thiết ở trẻ bị thiếu hụt kẽm trầm trọng vẫn chưa được biết rõ, cần nghiên cứu thêm. Trong trường hợp này và khi trẻ có bệnh lý đi kèm, việc bổ sung kẽm cần được tư vấn và hướng dẫn của bác sĩ.

Bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Ngoài việc, bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu thì bổ sung kẽm cho trẻ sơ sinh cũng cần được lưu ý. Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nguồn bổ sung kẽm tốt nhất và dễ hấp thụ nhất là thông qua sữa mẹ.

Tuy nhiên, hàm lượng kẽm trong sữa mẹ sẽ giảm dần theo thời gian. Do đó, không chỉ bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu; thì mẹ cần bổ sung thêm kẽm cho cơ thể thông qua thực phẩm giàu kẽm. Chẳng hạn như lươn; hàu; tôm đồng; gan lợn; thịt bò; sữa tươi; sò… Ngoài ra, mẹ cũng nên ăn nhiều rau xanh; hoa quả cung cấp nhiều vitamin giúp tăng khả năng hấp thu kẽm của cơ thể.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Chế độ dinh dưỡng lợi sữa cho mẹ sau sinh

Đối với trẻ từ 6 tháng đã biết ăn dặm thì mẹ nên bổ sung vào thực đơn của con một số thực phẩm dưới đây:

  • Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt heo, thịt cừu
  • Các loại thịt trắng: thịt vịt, thịt gà, cá
  • Các loại hạt: hạt dẻ, hạt hạnh nhân, hạt điều, hạt lúa mạch, ngũ cốc, sữa…

Mẹ cũng có thể sử dụng thêm một số thực phẩm khác như bánh quy; bột dinh dưỡng; cốm bổ sung kẽm… trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

Có nên dùng thuốc bổ sung kẽm cho bé?

Không chỉ thắc mắc nên bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu, nhiều ba mẹ cũng thường băn khoăn có nên dùng thuốc bổ sung kẽm cho bé.

Cách bổ sung kẽm cho trẻ phổ biến nhất là kết hợp thức ăn giàu kẽm vào khẩu phần ăn hàng ngày của con. Tuy nhiên, cách này mang lại hiệu quả chậm. Vì kẽm trong thực phẩm khi đi vào cơ thể sẽ bị phân tán và chỉ có thể hấp thu tối đa 33%.

Mặc khác, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn chỉnh nên việc hấp thụ vi lượng kẽm; các khoáng chất thông qua thực phẩm sẽ khó hơn. Vì thế, chỉ cung cấp kẽm qua thức ăn sẽ không đủ cho cơ thể con, mẹ nên cho bé sử dụng thêm viên uống, thuốc uống bổ sung kẽm.

Khi bổ sung kẽm cho trẻ bằng dạng thuốc; hay thực phẩm chức năng thì mẹ nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ. Các bác sĩ sẽ tư vấn cách dùng và thời gian bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu để đảm bảo an toàn sức khỏe cho con.

Đồng thời, với trẻ đã có các dấu hiệu bệnh lý như chậm phát triển; còi xương; thiếu chất thì mẹ cần đưa con đến bác sĩ chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời.

Để trẻ được khỏe mạnh và phát triển toàn diện thì cung cấp đủ chất kẽm cho con là rất cần thiết. Bổ sung kẽm cho bé trong bao lâu và liều dùng như thế nào sẽ tùy thuộc theo tuổi và tình trạng sinh lý; bệnh lý của bé. Vì thế, mẹ nên lưu ý các biểu hiện trên cơ thể con và có chế độ dinh dưỡng phù hợp; tránh để bé bị thiếu hụt vi chất quan trọng này nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ Đề