Ctnkr nghĩa là gì

CTR hay CTR SEO, CTR Google Ads… là cụm từ quen thuộc được sử dụng rất nhiều trong marketing. Chỉ số CTR không chỉ giúp marketer nắm bắt và đo lường được độ hiệu quả của chiến dịch marketing mà còn giúp gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Vậy CTR là gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

1. CTR là gì?

CTR được viết tắt bởi cụm từ Click Through Rate hay được biết đến với tên gọi tỷ lệ lượt click hay tỷ lệ nhấp chuột. 

CTR sẽ cho bạn biết tỷ lệ khách hàng đã tiếp cận và click vào trang thông tin, quảng cáo của bạn là bao nhiêu. Từ đó, bạn sẽ có cơ sở để đánh giá mức độ hiệu quả của những chiến dịch quảng cáo marketing nói chung và của những từ khóa nói riêng.

Tỷ lệ CTR càng cao đồng nghĩa với việc bài viết, mẫu quảng cáo, kế hoạch SEO, từ khoá lựa chọn của bạn đang thực sự đem lại hiệu quả, thu hút được khách hàng click. Ngược lại, nếu tỷ lệ CTR thấp tức là mẫu quảng cáo, nội dung,...của bạn đang gặp vấn đề trong cách tiếp cận người dùng, cần có những phương án điều chỉnh lại nội dung để tăng CTR.

Trong digital marketing, CTR là một trong những chỉ số được quan tâm hàng đầu khi hoạch định chiến lược. CTR sẽ giúp doanh nghiệp/ cửa hàng đo lường được các chỉ số, độ hiệu quả. Vậy nên, tối ưu CTR là một trong những việc làm tất yếu mà bất cứ marketer nào cũng phải làm để cải thiện doanh số, thứ hạng và hiệu quả quảng cáo…

CTR là gì?

Từ định nghĩa CTR là gì, những chỉ số CTR SEO, Facebook, Google ads lần lượt có ý nghĩa như sau:

  • CTR SEO: Tỷ lệ khách hàng click vào website
  • CTR Facebook: Tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo trên Facebook
  • CTR Google AdWords: Tỷ lệ khách hàng click vào quảng cáo trên Google

2. Công thức tính CTR

Tỷ lệ CTR được tính dựa trên số lần nhấp chuột và số lần hiển thị. Các công thức tính CTR cho SEO, Google AdWords và yêu cầu truy vấn như sau:

  • Công thức tính CTR trong SEO

CTR =  Tổng lượt người nhấp vào link dẫn / Tổng số lần hiển thị

  • Công thức tính CTR trong AdWords

CTR =  Tổng lượt người nhấp vào quảng cáo / Tổng số lần hiển thị

  • Công thức tính CTR yêu cầu truy vấn

CTR = Click/ Hiển thị

Mỗi quảng cáo, từ khoá sẽ có tỷ lệ CTR khác nhau. Tỷ lệ CTR càng cao càng có nhiều người tiếp cận với quảng cáo/từ khoá.

3. CTR bao nhiêu là tốt?

Mỗi nền tảng khác nhau sẽ có mức đánh giá tỷ lệ CTR khác nhau. Ví dụ:

- Đối với Google AdWords thì đây là nền tảng quảng cáo có mất phí vì vậy nếu tỷ lệ CTR đạt từ 2% đã được đánh giá là tốt.

- Đối với Facebook ads thì chỉ số CTR trung bình rơi vào khoảng 0.9% [tuỳ thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực, dịch vụ mà bạn chạy]

- Đối với SEO thì một link được đánh giá là ổn khi có chỉ số CTR < hoặc = 5%. Tuy nhiên chỉ số này còn phải phụ thuộc vào volume và lượt hiển thị của từ khoá.

Mỗi nền tảng khác nhau sẽ có mức đánh giá tỷ lệ CTR khác nhau

4. Làm sao để tối ưu tỷ lệ CTR?

Mặc dù CTR không phải là điều kiện quyết định để thu được traffic và chuyển đổi. Thế nhưng tối ưu CTR lại là một trong những cách đơn giản và hiệu quả nhất giúp sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến được gần hơn tệp khách hàng tiềm năng. 

4.1 Kiểm tra CTR trên công cụ

Để biết quảng cáo, bài viết…của bạn có gặp vấn đề ở CTR hay không, trước tiên hãy truy cập Google Search Console để lấy dữ liệu phân tích từ Google. Tại đây, bạn có thể theo dõi những chỉ số cơ bản như: số lần hiển thị, số lần nhấp chuột, CTR, thứ hạng từ khoá…Sau đó tiến hành tối ưu CTR.

4.2 Lựa chọn từ khoá phù hợp

Có hai trường hợp CTR giảm do từ khoá:

 - Từ khoá chính không xuất hiện nhiều trong toàn bộ nội dung hoặc không xuất hiện những chỗ cần thiết vì vậy nội dung không được đánh giá cao, không được hiển thị nhiều, khách hàng sẽ không click

- Từ nguyên nhân đầu tiên khiến Google “bắt” nhầm cụm từ khóa phụ có lượt tìm kiếm thấp hơn.

Vậy nên điều bạn cần là rà soát lại từ khoá và tiến hành tối ưu lại sao cho lượng từ khoá chính chiếm từ 1 - 2% trong cả bài và được đặt ở vị trí quan trọng như các thẻ heading, đầu câu đầu dòng…

Tối ưu lại từ khoá giúp tăng tỷ lệ CTR

4.3 Tối ưu lại meta title, meta description

Thẻ meta title và meta description xuất hiện trong trang tìm kiếm chính là chìa khóa dẫn dắt khách hàng vào website của bạn. Bởi vậy, tại hai thẻ này cần chứa từ khoá và đặc biệt title phải hấp dẫn, mang tính dẫn dắt cảm xúc.

Xem thêm: Meta description là gì? Cách viết meta description chuẩn SEO cho website

4.4 Tối ưu lại URL

URL quá dài hoặc không chứa từ khoá SEO cũng là nguyên nhân khiến Google và khách hàng không đánh giá cao bài viết của bạn. Nhiều trường hợp, URL chứa nhiều ký tự lạ sẽ khiến khách hàng e sợ đây là link rác, không an toàn.

Vậy nên, hãy kiểm tra lại URL của mình đã chứa từ khóa hay cụm từ liên quan đến nội dung bài viết chưa. Mặc dù tối ưu lại URL sẽ khiến bài viết của bạn phải index lại một lần nữa, tuy nhiên trong trường hợp URL quá lỗi thì việc tối ưu để cải thiện CTR là điều nên làm.

4.5 Tối ưu lại nội dung

Viết lại những thông tin đã cũ để bài viết của bạn mới mẻ và hiện đại hơn. Bạn cũng có thể viết thêm vào bài những nội dung phù hợp với chủ đề của bạn trong thời điểm hiện tại.

Bên cạnh đó, đừng quên kiểm tra lại chất lượng ảnh thế nào, có bị mờ nhoè không, video còn chạy được không…để khách hàng thấy hài lòng tin tưởng website của bạn nhé.

Trên đây là những kiến thức về CTR là gì, công thức tính tỷ lệ CTR và cách tối ưu CTR đơn giản nhưng đem lại hiệu quả cao. Chúc các chiến dịch marketing của bạn sẽ thành công, có tỷ lệ click cao và thu được kết quả như mong đợi nhé.

Xem thêm: EAT là gì? Làm thế nào để cải thiện E-A-T trên website giúp tăng hiệu quả SEO?

Nếu là một Marketer hoặc làm công việc liên quan tới Marketing, không ai còn xa lạ với cụm từ CTR là gì?. CTR cao luôn đem lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng lưu lượng truy cập trang web, tăng chuyển đổi, tăng điểm chất lượng và giảm giá cho cost-per-click [giá mỗi lần nhấp chuột]. Vậy về cơ bản, việc cải thiện CTR là rất quan trọng vì nó đem tới một danh sách các lợi ích tuyệt vời.

CTR là viết tắt của từ Click Through Rate. Theo Google, CTR là tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn và nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp [CTR] có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn.

  • CTR là số lần nhấp vào quảng cáo được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị: số nhấp chuột ÷ số lần hiển thị = CTR. Ví dụ: nếu bạn đã có 5 lần nhấp chuột và 100 lần hiển thị, sau đó CTR của bạn sẽ là 5%.
  • Mỗi quảng cáo và từ khóa có CTR của riêng chúng mà bạn có thể thấy được liệt kê trong tài khoản của bạn.
  • CTR hiệu quả là chỉ báo tốt rằng người dùng nhận thấy quảng cáo của bạn hữu ích và có liên quan. CTR cũng đóng góp vào CTR dự kiến của từ khóa, chỉ số này là một thành phần của Xếp hạng quảng cáo. Lưu ý rằng CTR hiệu quả có liên quan đến những gì bạn đang quảng cáo và trên mạng nào.
  • Bạn có thể sử dụng CTR của trang để đánh giá những quảng cáo và từ khóa nào thành công cho mình và những quảng cáo và từ khóa nào cần phải được cải thiện. Từ khóa và quảng cáo càng liên quan với nhau và càng liên quan đến doanh nghiệp của bạn, thì càng có nhiều khả năng người dùng sẽ nhấp vào quảng cáo sau khi tìm kiếm theo cụm từ khóa của bạn.

CTR là gì? – What is CTR – CTR trong quảng cáo là gì? – Cách tính tỷ lệ nhấp chuột – click through rate là gì

Thông qua những chia sẻ trên chắc hẳn bạn đã hiểu được chỉ số CTR là gì? rồi phải không. Để tìm hiểu sâu hơn về loại chỉ số này chúng ta hãy cũng phân tích một số yếu tố chính của CTR.

CTR có tầm quan trọng vô cùng lới với tài khoản quảng cáo vì nó ảnh hưởng tới chất lượng. Dù cho google adwords hay các nền tảng marketing tìm kiếm đưa ra mức giá ưu đãi cho quảng cáo liên quan.

Điểm số chất lượng tỷ lệ thuận với tỷ lệ nhấp AdWords:

  • Tỷ lệ nhấp chuột cao sẽ dẫn tới điểm chất lượng cao
  • Điểm số chất lượng cho phép bạn cải thiện/duy trì vị trí quảng cáo với chi phí thấp hơn.

Nếu quảng cáo bạn được truy vấn cao, thì sẽ đạt được tỷ lệ nhấp cao. Điều này có nghĩa là bạn đang hướng một lượng lớn người tiếp cận với SP/DV của bạn.

Nói chung, CTR cao được chứng minh là tương quan với tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Điều này có thể liên quan đến thực tế là nếu mọi người nhấp vào quảng cáo của bạn, tức là chúng có CTA tốt, hoặc lời đề nghị của bạn đủ hấp dẫn. Ngoài ra, nếu có nhiều người nhấp vào thì tỷ lệ tương tác cao hơn, điểm chất lượng được cải thiện, giá mỗi nhấp chuột thấp hơn và tỷ lệ hiển thị cũng tăng. CTR tốt dẫn tới một loạt chuỗi kết quả tích cực.

Hãy nhớ rằng, CTR là thước đo số lượng người đã nhấp vào quảng cáo của bạn. Nó không trực tiếp phản ánh tỷ lệ chuyển đổi trên trang đích của bạn, chẳng hạn như số người đã hoàn thành biểu mẫu hoặc liên hệ với Sales bên bạn. Do chính nó thực hiện, CTR có thể cho bạn biết mức độ hấp dẫn của quảng cáo của bạn là bao nhiêu lần nhấp chuột tạo ra – nhưng nếu bạn đang nhắm vào mục tiêu chuyển đổi, chứ không chỉ người xem, thì CTR sẽ không cho bạn biết nhiều điều.

Ví dụ: nếu một quảng cáo có CTR rất cao nhưng tỷ lệ chuyển đổi thấp, đó có thể là dấu hiệu cho thấy đối tượng bạn đang tiếp cận quá rộng hoặc có lẽ thông điệp quảng cáo không được phù hợp với trang đích. Sử dụng CTR của bạn cùng với các số liệu khác để cung cấp cho bạn bức tranh toàn cảnh.

Những yếu tố để đánh giá CTR tốt rất khác nhau, vì nó cũng phụ thuộc vào nền tảng. Đối với tìm kiếm có trả tiền của AdWords, CTR 2% trở lên được coi là tốt. Tuy nhiên, đối với quảng cáo Facebook [ctr trong facebook ads], CTR trung bình là 0,9%. Và nó cũng khác nhau phụ thuộc loại ngành bạn đang phục vụ. Hình ảnh dưới đây trên biểu thị chỉ số CTR trung bình trên Adwords [CTR adwords] với từng ngành nghề các Marketer có thể tham khảo. 3 lĩnh vực có CTR cao nhất: Hẹn hò & Cá nhân; Tài chính & Bảo hiểm và B2B.

CTR là gì? – [Ảnh: codedesign.org]

Bên cạnh việc theo dõi mức trung bình của ngành, hãy nhớ – đối thủ cạnh tranh khó khăn nhất mà bạn phải đối mặt là chính bản thân bạn. Cố gắng đánh bại kỷ lục của riêng bạn và tập trung vào việc đạt được CTR cao hơn trong chiến dịch tiếp theo của bạn so với lần gần nhất.

CTR quảng cáo: CTR của quảng cáo = Số lần nhấp / Số lần hiển thị quảng cáo

CTR của trang: CTR của trang = Số lần nhấp / Số lượt xem trang

CTR yêu cầu truy vấn: CTR truy vấn = Nhấp chuột / Truy vấn

Thứ hạng của bạn trên các công cụ tìm kiếm một phần dựa trên mức độ phổ biến của trang web của bạn và theo page view [lượt xem trang]. Số lần nhấp chuột mà trang của bạn nhận được – hay nói cách khác, CTR của bạn càng cao – thì công cụ tìm kiếm càng có giá trị. Vì vậy, trang của bạn sẽ tự nhiên xếp hạng cao hơn. Tóm lại, CTR cao hơn tương đương với SEO tốt hơn.

Công cụ tìm kiếm nghiên cứu mức độ tương tác để xác định trang nào phù hợp nhất với truy vấn tìm kiếm. Vì vậy, hãy làm cho trang web của bạn trở thành “nơi mà ai cũng muốn tới” và cải thiện CTR của bạn để tăng cường SEO.

>>> Đọc thêm: CPC là gì?

Trừ khi số click là vô tình, mọi người clik vào quảng cáo của bạn vì họ thấy quảng cáo hấp dẫn hoặc thú vị. Quảng cáo CTR tốt là quảng cáo thành công trong việc ‘nói chuyện’ với đối tượng mục tiêu. Ngược lại, nếu quảng cáo của bạn có CTR thấp, bạn có thể cải thiện nó bằng cách thay đổi nội dung quảng cáo, tin nhắn hoặc thiết kế để làm cho quảng cáo hấp dẫn hơn với khán giả. Hãy xem các quảng cáo có hiệu suất cao hơn để so sánh. Bạn sử dụng từ hoặc cụm từ nào? Lời gọi hành động như thế nào? Điều gì nổi bật trong thiết kế? Cố gắng sử dụng những thứ làm cho quảng cáo của bạn hoạt động tốt, để có thể nhận được kết quả tốt hơn nữa.

Bạn cũng phải làm việc trên các từ khóa của mình. Và chìa khóa thành công ở đây là phải cụ thể. Đây là một ví dụ – giả sử bạn là một thợ làm bánh nhắm mục tiêu đến những người đang tìm kiếm các món ăn cupcake cho các sự kiện. Từ khóa ‘cupcake’ rất rộng, nhưng nếu bạn thu hẹp từ khóa của mình thành ‘cung cấp bánh cupcake số lượng lớn’, bạn sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng được nhắm mục tiêu hơn. Bằng cách chọn một từ khóa tập trung, bạn có thể hy sinh số lần hiển thị [impressions] và nhấp chuột [click], nhưng bạn có thể sẽ đạt được CTR cao hơn. Điều này là do quảng cáo của bạn đang thu hút lưu lượng truy cập chất lượng.

Như các chuyên gia PPC đã cho biết, PPC [Pay-per-click] cần đòi hỏi thử nghiệm xem yếu tố nào thực sự hoạt động và yếu tố nào không. Điều quan trọng là sử dụng thử nghiệm A / B trên quảng cáo của bạn để tìm cách tăng CTR. Đôi khi đó có thể là một cái gì đó rất nhỏ như dấu câu, sử dụng số thay vì từ, hoặc cách cách kêu gọi hành động của bạn. Hoặc có lẽ bạn cần một hình ảnh mang tính cảm xúc hơn.

Tỷ lệ CTR là gì? Cách tăng CTR

Bất kể nó là gì, ngay khi kết quả thử nghiệm của bạn kết thúc, hãy đảm bảo triển khai các thay đổi cần thiết cho quảng cáo của bạn để đạt kết quả tốt hơn. Sau đó, bắt đầu xuất bản và thử nghiệm lại chúng. Với sự kiên trì thử nghiệm, bạn có thể tối ưu hóa các chiến dịch của mình và gia tăng CTR.

Nếu bạn muốn cải thiện CTR của mình, hãy bắt đầu bằng cách thực sự hiểu đối tượng của bạn. Hãy nghĩ như họ nghĩ, nghĩ về cách mô tả dịch vụ hoặc sản phẩm mà họ đang tìm kiếm. Học ngôn ngữ của họ và sử dụng thuật ngữ của họ. Loại bỏ những thứ có vẻ quan trọng với bạn, nhưng không phải với họ. Điều này không hề dễ thực hiện vì chúng đòi hỏi việc hiểu biết sâu sắc về doanh nghiệp, cũng như khả năng phân tích các con số, và quan trọng nhất, là thấu hiểu khách hàng của bạn. Mỗi tương tác bạn có với khách hàng của mình là cơ hội để tìm hiểu thêm về họ. Đừng để thông tin quan trọng chưa được khai thác! Tìm hiểu xem hồ sơ khách hàng lý tưởng của bạn như thế nào và đảm bảo bạn đang tận dụng nó ở mọi cơ hội.

>>> Đọc thêm: agency là gì?

Trong SEO, để cải thiện CTR thì nội dung của bạn phải thật tốt và website của bạn phải đủ traffic tìm kiếm tự nhiên. Thứ hạng càng cao trên công cụ tìm kiếm google thì sẽ có những lượt Organic traffic tự nhiên nhất.

Tuy nhiên, không phải thứ hạng càng cao thì CTR sẽ cao vì có nhiều yếu tố khác giúp thu hút người dùng click chuột. Thống kê của google dựa trên CTR và thứ hạng website, và gần đây google cũng có thêm  rất nhiều tính năng vào trang kết quả của mình. Sau đây là các cách để tăng CTR và lượt truy cập tự nhiên cho website.

  1. Nghiên cứu kỹ từ khóa
  2. Meta description hấp dẫn
  3. Thực hiện “dữ liệu có cấu trúc”
  4. Thêm hình ảnh cho các bài viết
  5. Sử dụng URL mô tả
  6. Định dạng tiêu đề đơn giản
  7. Địa phương hóa nội dung của bạn
  8. Các bài đăng có cấu trúc dạng liệt kê
  9. Check lại các tiêu đề trên social media
  10. Sử dụng bản xem trước YoastSEO
  11. Sử dụng Google AdWord để xem trước [mạng phân phối nội dung khác –CDN]
  12. Xác định các trang có CTR cao nhất và thấp nhất
  13. Tối ưu hóa tốc độ website

Kết

Như vậy trên đây là những chia sẻ về chỉ số CTR là gì? Cũng như những điều cần biết về tỷ lệ CTR, từ đó giúp bạn hiểu và biết cách tăng CTR cao, hỗ trợ những chiến dịch marketing hiệu quả hơn.

Theo Outbrain

Video liên quan

Chủ Đề