Nghị luận văn học bài tỏ lòng

Trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến Việt Nam, từ Triệu, Đinh, Lý, Trần, mỗi triều đại đều đạt được đến đỉnh cao hoàng kim của mình. Từ những chiến thắng lừng lẫy chống giặc ngoại xâm cho đến phát triển đất nước, chăm lo cho người dân. Trong đó, thời Trần là một trong những triều đại hưng thịnh nhất. Vẻ đẹp và sự hào hùng của thời đại Đông A vẫn còn vang vọng đến tận ngày hôm nay mà ta sẽ thấy được qua bài nghị luận văn học tỏ lòng

Tỏ lòng [Thuật hoài] là bài thơ được Phạm Ngũ Lão làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Phạm Ngũ Lão, sinh năm 1255 và mất năm 1320, là một danh tướng đời Trần. Không chỉ là một vị tướng tài ba, là cánh tay phải vô cùng đắc lực của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn mà ông còn là một nhfa thơ tài hoa. Thuật hoài [hay Tỏ lòng] là một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần

Tỏ lòng là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chuẩn mực, thể hiện được nỗi lòng cũng như tinh thần yêu nước mãnh liệt

1, Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học tỏ lòng – 2 câu thơ đầu: Tư thế hiên ngang, tầm vóc vũ trụ của trang nam nhi thời Trần trong không khí hào hùng của thời đại Đông A

Phiên âm:

Hoành sóc giang san kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Câu thơ đầu tiên đã vẽ nên hình ảnh con người cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông. Chữ “múa giáo” trong bản dịch thơ đã không thể hiện được vẻ đẹp của nội lực con người trong bản phiên âm “hoành sóc”.

Đang xem: Nghị luận văn học 10 tỏ lòng

Cụ thể, Phạm Ngũ Lão dùng từ “hoành sóc” là tư thế cầm ngọn giáo ngang, nó biểu thị tư thế sẵn sàng đánh trận chứ không phải biểu diễn hay luyện tập. Kích cỡ của ngọn giáo ở đây cũng thật đặc biệt khi được sánh với chiều dài, chiều rộng của non sông. Khi so sánh phiên âm và dịch thơ bài tỏ lòng ta mới thấy được tư thế của trang nam nhi thời Trần ở đây đã được sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ nhờ hình ảnh rộng lớn, kì vĩ ấy. Đó là tư thế thường trực với nhiệm vụ cứu nước.

Thời đại đã tạo nên kích cỡ con người lớn lao kì vĩ đó. Hình tượng trang nam nhi thời Trần chẳng những được thể hiện trong những chiều kích không gian, thời gian dài rộng, mà còn được tạo hình trên nền của khí thế hào hùng thời đại Đông A. Khí thế ấy tưởng như cuồn cuộn dâng lên qua câu chữ lời thơ:

“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” [Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu]

Sức mạnh của quân đội thời Trần cũng là sức mạnh, khí lực hùng hậu của toàn dân tộc. Câu thơ ấy gây ấn tượng mạnh cho người đọc bởi cách sử dụng hình ảnh so sánh vừa cụ thể, vật chất hóa sức mạnh, vừa khái quát được hào khí chung của ba quân. Đó cũng là khí thế mạnh mẽ, cuồn cuộn dâng lên như át cả trời xanh, làm nức lòng quân sĩ miệt mài không mệt mỏi trấn giữ biên cương suốt mấy thu ròng.

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng xuất sắc, là cánh tay đắc lực của Hưng Đạo Vương trong 3 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông

2, Hướng dẫn viết bài nghị luận văn học tỏ lòng – 2 câu thơ cuối: Vẻ đẹp hùng tâm tráng chí của trang nam nhi thời Trần [phân tích 2 câu thơ cuối]:

Quan niệm về “nợ công danh” của kẻ làm trai: Thời phong kiến, quan niệm về lập công danh trở thành lí tưởng sông của bậc nam nhi. Đó là món nợ kẻ làm trai phải trả để hoàn thành trách nhiệm với đời, với dân, với nước. Thời phong kiến, quan niệm đó đã cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường ích kỉ để vươn đến những khát vọng lớn lao “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong hia câu thơ cuối bài thơ Tỏ lòng

Phiên âm:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu

tỏ lòng dịch thơ hai câu cuối:

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu 

“Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu” là câu thơ được Phạm Ngũ Lão lấy từ điển tích Vũ hầu, tức Gia Cát Lượng. Trong Tam Quốc, đây là một nhân vật nổi danh, đã có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp khôi phục cơ đồ nhà Hán của Lưu Bị, được phong tước Vũ Lượng hầu.

Xem thêm: Giải Bài Tập Lịch Sử Lớp 6 Bài 28 Ôn Tập Lịch Sử 6 Bài 28: Ôn Tập

Đến nhà thơ – Phạm Ngũ Lão, một vị tướng, một gương mặt tiêu biểu của trang nam nhi thời Trần, có nhiều đóng góp lớn lao cho cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên của dân tộc vậy mà vẫn cảm thấy “thẹn” khi nghe nhắc đến Gia Cát Lượng. Nỗi thẹn ấy bắt nguồn từ khát vọng cống hiến cho dân cho nước của một bậc danh tướng. Nỗi thẹn ấy đã tô đậm vẻ đẹp con người và thời đại nhà trần qua bài thơ tỏ lòng

Tinh thần yêu nước mãnh liệt đã giúp quân và dân triều Trần 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông

Sau này Nguyễn Công Trứ cũng viết trong bài thơ Chí làm trai:

Vòng trời đất dọc ngang, ngang dọc,

Nợ tang bồng vay trả, trả vay.

Chí làm trai nam bắc, đông, tây,

Cho phí sức vẫy vùng trong bốn bể.

Xem thêm: Cách Dạy Con Tính Nhẩm Lớp 1 Tính Nhẩm Nhanh Theo Phương Pháp Của Người Nhật

Bài thơ Tỏ lòng được viết ngắn gọn, hàm súc, hình ảnh kì vĩ, giàu sức biểu cảm, tất cả đã góp phần đậm tô vẻ đẹp của trang nam nhi thời Trần có khí thế hiên ngang, tầm vóc lớn lao và khát vọng công hiến, lập công trong sự nghiệp cứu nước cao cả. Qua bài nghị luận văn học tỏ lòng, vẻ đẹp ấy đã lí giải với chúng ta đâu là nguyên nhân đã làm nên sức mạnh kì diệu giúp cho dân tộc Việt Nam ba lần chiến thắng quân Mông – Nguyên, một thế lực ngoại xâm hung hãn nhất bấy giờ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

   Phạm Ngũ Lão [1255-1320] là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Ông đã có công giúp cho hưng đạo đại vương biết bao nhiêu trận thắng cùng những chiến công lẫy lừng bảo vệ tổ quốc bình yên độc lập, dẹp yên lũ cướp nước. Có thể nói ông giống như một cánh tay đắc lực cho Hưng Đạo Đại vương vậy. tuy nhiên chúng ta không chỉ biết đến ông với tư cách là một vị danh tướng mà còn biết đến ông với tư cách là một nhà thơ. Nhắc đến ông là ta nhớ ngay đến bài thơ thuật hoài – một bài thơ thể hiện rõ nỗi lòng của ông cũng như chủ nghĩa anh hùng yêu nước, khí thế của quân dân nhà Trần.

Quảng cáo

   Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một bài thơ chỉ có bốn câu thơ thì tác giả đã làm thế nào để thể hiện hết quan điểm, tình yêu đất nước, trung quân được. thế nhưng Phạm Ngũ Lão đã rất tài năng khi chỉ qua bốn câu thơ ấy mà truyền đạt tới moi người những quan điểm tư tưởng của một con người của trời đất của vũ trụ, của một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. đồng thời tác giả còn thể hiện chủ nghĩa anh hùng yêu nước của bản thân qua những quan niệm của đại đa số những danh tướng yêu nước trung thành hồi bấy giờ.

   Hai câu thơ đầu tác giả tập trung thể hiện vẻ đẹp hiên ngang trong tranh đấu cũng như vẻ đẹp đoàn kết tinh thần vượt mọi khó khăn gian khổ của những binh lính nhà Trần:

Quảng cáo

    "Hoành sóc giang san kháp kỉ thu

    Tam quân tì hổ khí thôn ngưu"

    [Múa giáo non sông trải mấy thu

    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu]

   Hình ảnh con người nhà Trần hiện lên hiên ngang với ngọn giáo trong tay họ có thể đi bất cứ nơi nào có giặc, hành hiệp trượng nghĩa cứu giúp người nghèo kẻ yếu cũng như đánh đuổi quân xâm lược Mông Nguyên. Xét về vẻ đẹp hiên ngang ấy trong bản dịch chữ "hoành sóc" thành "múa giáo" không lột tả hết được sự hiên ngang ấy. Múa giáo thể hiện sự yếu ớt đồng nghĩa với việc không lột tả được sự hùng mạnh anh dũng của quân đội, con người nhà Trần. Hai chữ “hoành sóc" như khắc tạc lên những con người anh dũng lẫm liệt với ngọn giáo ngang trong tay đi khắp giang sơn để bảo vệ đất nước. tưởng chừng quân giặc cả thế giới phải công nhận là mạnh kia chỉ là một ngọn gió nhẹ trước khí thế ngút ngàn của họ. Chúng mạnh về số lượng cũng như chất lượng, đầy đủ về vật chất nhưng chúng lại thiếu đi sự đánh giá và ý chí vượt qua gian khổ nên chúng phải chuốc lấy thất bại vì đã đánh giá thấp con người nhà Trần. những con người ấy tuy có nhỏ bé về mặt thể chất hay không đông đảo như số lượng quân của nhà Mông nhưng ý chí của họ thì vượt qua hữu hạn về mặt thế chất và số lượng ấy. Và cứ thế với ngọn giáo ngang trong tay họ đã trải qua biết bao nhiêu mùa thu như thế để bảo vệ đất nước tổ quốc này. Họ góp phần tạo nên một đất nước tươi đẹp như xã hội ngày nay. Hình ảnh ngọn giáo trở nên thật đẹp khi được hiện lên trong cái rộng lớn của không gian và chiều dài của thời gian lịch sử. Hình ảnh ấy cũng như thể hiện được vẻ đẹp của chính tác giả trong những trận chiến nảy lửa, căng go vẫn ngang ngọn giáo để bảo vệ đất nước. không chỉ đẹp về mặt ngoại hình con người nhà Trần còn hiện lên với vẻ đẹp của khí chất cao ngất, mạnh mẽ lấn át hết cả sao Ngưu trên trời. Sức mạnh của quân đội Sát Thát giống như hổ như báo có thể nuốt trôi cả mọt con trâu mộng. Hay cũng chính là vẻ đẹp đoàn kết ba quân một lòng khơi dậy trong nhau một tinh thần thép để có thể vượt qua những khó khăn trông gai của cuộc chiến và đi đến một cái kết đẹp và có hậu cho cuộc chiên tranh chính nghĩa bảo vệ tổ quốc.

   Tiếp đến hai câu thơ cuối tác giả thể hiện quan niệm về chí làm trai của mình trong thời buổi ấy:

Quảng cáo

    "Nam nhi vị liễu công danh trái

    Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu"

    [Công danh nam tử còn vương nợ

    Luống thẹn tai nghe thuyết vũ hầu]

   Đã sống ở trên trời đất thì phải có công danh với núi sông, đó cũng là một tuyên ngôn khẳng định chí làm trai của Nguyễn Công Trứ, theo đó ta thấy quan niệm này không chỉ của riêng Phạm Ngũ Lão mà còn có cả tất cả những bậc nam nhi có chí thời bấy giờ. Đó là xu hướng chung, quan niệm chung của họ và cũng chính vì thế mà Phạm Ngũ Lão cũng không nằm ngoài quan niệm đó. Tuy nhiên ở đây tác giả nhấn mạnh thêm quan niệm ấy và mở nó ra với ý nghĩa của cá nhân tác giả mà thôi. Dù là một vị tướng trung thành giống như cánh tay phải của Trần Hưng Đạo, trải qua biết bao nhiêu trận đánh vào sinh ra tử nhưng đối với ông đó vẫn chưa được liệt kê vào những công danh của đất nước. Đối với Phạm Ngũ Lão thì công danh vẫn là một thứ mà còn vương nợ với ông. Và chính vì vương nợ nên ông thấy hổ thẹn khi nghe chuyện về Vũ Hầu. So sánh mình với Vũ Hầu để thấy những cái chưa được của mình, đây không phải là sự ngộ nhận thân phận của mình giống như Vũ Hầu mà đó là cả một tinh thần học hỏi của nhà thơ đối với người tài giỏi. Có một điểm chung là cả ông và Vũ Hầu đều giúp sức cho một người lớn hơn nhưng tác giả muốn nói ở đây là khi Vũ Hầu giúp được cho vị tướng của mình thì Phạm Ngũ Lão lại khiêm tốn nhận mình chưa giúp được gì cho Hưng đạo đại vương nên thấy hổ thẹn khi nghe chuyện Vũ Hầu. đồng thời qua đó ta thấy được sự trung thành và cống hiến hết sức mình của tác giả với Hưng Đạo đại vương. Tuy xuất thân từ một người nông dân nhưng Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được sức mạnh ý chí và trí tuệ của mình khiến cho người ta không thể vịn vào hoàn cảnh xuất thân ấy để mà chê trách được ông.

   Qua đây ta thêm yêu hơn những con người nhà Trần nói chung và Phạm Ngũ Lão nói riêng. Ông không những là một vị danh tướng với vẻ đẹp hiên ngang trừ gian diệt bạo, bảo vệ đất nước hòa bình yên ổn mà còn là một nhà thơ giỏi nữa. đối với ông mà nói những gì ông làm được vẫn chưa thỏa cái công danh đối với đất nước. Những chiến công mà ông đạt được vẫn chưa thấm vào đâu so với Vũ Hầu, nên khi nghe chuyện ông không khỏi thẹn thùng. Như vậy ta thấy được vẻ đẹp của một vị danh tướng không kể công những gì mình làm được mà còn khiêm tốn nhận còn "vương nợ". Và ở đâu đó trong những câu thơ của bài ta thấy rõ một tinh thần yêu nước anh hùng của Phạm Ngũ Lão.

Xem thêm các bài Văn mẫu phân tích, dàn ý tác phẩm lớp 10 khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Giới thiệu kênh Youtube VietJack

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

to-long.jsp

Video liên quan

Chủ Đề