Nghĩa của từ phong sát là gì

"Phong sát" là cụm từ không quá xa lạ đối với giới showbiz Trung Quốc, Hàn Quốc. Ở Việt Nam, từ này cũng được giới trẻ sử dụng trên MXH để nói về các nghệ sĩ vướng bê bối, tha hóa về văn hóa, nhân cách sống.

Để giúp bạn hiểu rõ khái niệm, ý nghĩa của Phong sát và biết cách sử dụng đúng, Taimienphi.vn đã biên tập bài viết chia sẻ "Phong sát là gì?", mời bạn cùng tham khảo, tìm hiểu.

Phong sát nghệ sĩ là gì? Phong sát ngầm là gì? Chia sẻ khái niệm, ý nghĩa tổng quan của Phong sát
 

1. Phong sát là gì?

Theo tìm hiểu của Taimienphi.vn, "phong sát" là phiên âm của chữ tiếng Trung 封杀/ 封 殺 [fēng shā] và mới được du nhập vào Việt Nam. Phong ở đây là "phong tỏa" và sát có nghĩa là "giết hại".

Ở Trung quốc, phong sát được sử dụng nhiều trong các môn thể thao như bóng chày, bóng mềm hoặc trong ngành giải trí với ý nghĩa ngăn chặn, ngăn cấm. Cũng theo định nghĩa từ trang Baidu của nước này thì lệnh phong sát thường có hiệu lực vĩnh viễn hoặc có tính vĩnh viễn chủ quan và không nhân nhượng cho bất kỳ cá nhân nào.

Tại Việt Nam, "phong sát" được hiểu là là lệnh cấm vận dành cho những nhân vật có ảnh hưởng đến cộng đồng người hâm mộ, công chúng như ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên....Lệnh phong sát được sử dụng khi cá nhân người nghệ sĩ vướng phải scandal hoặc lỗi lầm cực nghiêm trọng về chính trị, văn hóa, nhân cách không thể tha thứ được. Một số từ có ý nghĩa tương tự với phong sát là tẩy chay, cấm lên sóng, cấm diễn hoặc đưa vào danh sách đen.

Lệnh phong sát có thể tồn tại dưới hai hình thái ngầm hoặc công khai. Khi áp dụng lệnh phong sát, hình ảnh, sự nghiệp, tiếng tăm của các nghệ sĩ sẽ bị xóa sạch sau một khoảng thời gian ngắn. Đây được xem là một "đòn trừng phạt" nặng nhất dành cho giới nghệ sĩ. Bất cứ ai nếu bị phong sát thì cơ hội quay trở lại showbiz sẽ rất khó khăn, nặng nề.

Hiện tại, phong sát chưa xuất hiện tại Việt Nam và cũng chưa được sử dụng như một từ có nghĩa chính thức.
 

2. Biểu hiện của phong sát.

Mặc dù chưa có quy định cụ thể, tuy nhiên, phong sát trong giới nghệ sĩ thường được biết đến với các biểu hiện như:

- Cơ quan chức năng, lãnh đạo đài truyền hình ban hành văn bản ngăn không cho ngôi sao, nghệ sĩ,..., tham gia các hoạt động liên quan đến nghệ thuật. Ví dụ: Ca sĩ bị cấm hát, cấm biểu diễn trong 1 khoảng thời gian, diễn viên bị cấm đóng phim hoặc cấm xuất hiện trên truyền hình trong một khoảng thời gian nhất định.

- Cấm các phương tiện truyền thông đại chúng phát các chương trình về nghệ sĩ bị phong sát. Các tin tức về nghệ sĩ xuất hiện trước và sau khi bị phong sát trên internet cũng dần bị gỡ, xóa bỏ.

- Tất cả các trang MXH của người bị phong sát cũng sẽ được cơ quan chức năng kiểm soát một cách chặt chẽ.

- Các thương hiệu, nhãn hàng dừng hợp tác với nghệ sĩ bị phong sát. Tất cả các biển quảng cáo, hình ảnh liên quan đến họ trên đường phố, phương tiện truyền thông, MXH đều bị gỡ sạch. Nếu lệnh phong sát là vĩnh viễn, hình ảnh của nghệ sĩ sẽ bị cấm tuyệt đối trước công chúng.

Các hoạt động đi kèm với phong sát, những biểu hiện của phong sát trong giới Cbiz, nghệ sĩ


3. Ví dụ về các nghệ sĩ nổi tiếng bị phong sát.

Có rất nhiều ngôi sao trong giới Cbiz của Hoa ngữ đã bị công chúng áp lệnh phong sát. Cụ thể như:

- Trịnh Sảng: Scandal mang thai hộ]
- Lý Tiểu Lộ: vướng nghi vấn ngoại tình
- Phạm Băng Băng: Phạm tội trốn thuế
- Ngô Diệc Phàm: Dính bê bối với con gái vị thành niên
- Triệu Vy: Phong sát ngầm vì lừa đảo, trốn thuế, sỉ nhục Trung Quốc.

Như vậy, Taimienphi.vn đã cùng bạn tìm hiểu khái niệm phong sát, ý nghĩa và những biểu hiện ngầm, biểu hiện công khai trong thực tế. Hy vọng những thông tin này hữu ích với bạn, giúp bạn hiểu rõ phong sát là gì, phong sát nghệ sĩ là gì và sớm bắt nhịp với những tin tức về giới showbiz trên MXH.

Cùng với cụm từ phong sát, avartar vịt vàng, từ MTR là gì cũng là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ hiện nay. Vậy Avatar con vịt vàng là gì? vì sao có trend đổi avatar vịt Psyduck? hay từ MTR là gì cũng được mọi người quan tâm. Câu trả lời đã được Taimienphi.vn giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: MTR là gì

Sau khi một loạt các ngôi sao Hoa ngữ bị áp lệnh "phong sát" thì thuật ngữ này cũng xuất hiện nhiều trên MXH, báo chí. Vậy phong sát là gì? có nguồn gốc từ đâu? Các biểu hiện của phong sát thế nào? Dưới đây là câu trả lời chi tiết cho bạn.

Lời chúc đầu tháng cho người kinh doanh Tamodo là gì? Có lừa đảo không? OGN là gì? tìm hiểu về Token Origin Protocol Docademic là gì? Crowd1 là gì? Có lừa đảo không? Blockmax là gì? có lừa đảo không?

Phong sát là gì?

Phong sát được hiểu là một lệnh cấm dành cho những nhân vật có ảnh hưởng đến công chúng như diễn viên, ca sĩ, nghệ sĩ,… không được tham gia các hoạt động nghệ thuật do vướng phải scandal hoặc mắc một lỗi lầm cực lớn, không thể tha thứ được. Lệnh cấm này cũng yêu cầu toàn bộ các phương tiện truyền thông không được phép phát sóng chương trình hoặc phim, ảnh có mặt họ.

Các ngôi sao, nghệ sĩ bị phong sát sẽ bị chặn tất cả các hoạt động nghệ thuật, không thể lên truyền hình, không đóng phim, không được phép mở concert. Sự nghiệp vì thế cũng đóng băng và khó có cơ hội vực dậy được. 

Nguồn gốc của phong sát

Phong sát thực chất không phải là một từ tiếng Việt mà nó có nguồn gốc từ tiếng Trung. “Phong” là phong tỏa, bao vây, “Sát” nghĩa là giết hại. Theo như Từ điển tiếng Trung hiện đại thì phong sát sẽ được dịch là “dùng lệnh cấm hoặc phong tỏa để ngăn một người tiếp tục xuất hiện trong một lĩnh vực nhất định”.

Phong sát bao gồm:

1. Ngăn không cho các nhân vật như ngôi sao, nghệ sĩ,… tham gia hoạt động nghệ thuật hoặc một số công việc nhất định. Diễn viên bị cấm đóng phim, ca sĩ thì bị cấm ca hát, cấm biểu diễn.

2. Cấm các phương tiện truyền thông phát sóng chương trình, tin tức về họ. 

3. Tất cả bài đăng trên các trang mạng xã hội của người bị “phong sát” cũng sẽ được kiểm soát chặt chẽ. 

4. Gỡ sạch sẽ tất cả biển quảng cáo, hình ảnh có liên quan ở nơi công cộng —> CẤM tuyệt đối xuất hiện trước công chúng.

5. Theo Baidu, phong sát thường là một lệnh cấm vĩnh viễn do các cơ quan thẩm quyền áp đặt lên một số nghệ sĩ nhất định.

Thuật ngữ này được sử dụng phổ biến trong giới giải trí Hoa Ngữ. Trước khi đưa ra lệnh phong sát, cơ quan thẩm quyền phải cân nhắc rất nhiều yếu tố như đạo đức, văn hóa, chính trị, pháp luật,… rồi đưa ra kết luận cuối cùng. Theo như định nghĩa từ Baidu thì lệnh phong sát thường có hiệu lực vĩnh viễn và không có bất kì một sự nhân nhượng cho bất kỳ cá nhân nào.

Tại Việt Nam, chúng ta không có khái niệm phong sát mà chỉ có lệnh cấm diễn trong thời gian ngắn. 

Một vài nghệ sĩ bị “phong sát” của giới giải trí Hoa Ngữ

Phạm Băng Băng

Được mệnh danh là “Nữ hoàng Cbiz” nhưng sự nghiệp của Phạm Băng Băng nhanh chóng kết thúc khi vướng phải scandal trốn thuế vào năm 2018 với khoản tiền lên đến 883 triệu tệ. Sau scandal, Phạm Băng Băng đang cố gắng trở lại giới giải trí nhưng có vẻ dường như con đường ấy quá khó khăn bởi công chúng vẫn tiếp tục tẩy chay nữ nghệ sĩ. 

Trịnh Sảng

Sau khi vướng phải lùm xùm xoay quanh việc mang thaai hộ, cô đã bị rất nhiều người hâm mộ và các nhãn hàng nổi tiếng quay lưng. Tệ hơn nữa, cô cũng bị Quảng Điện cấm hoạt động tại tất cả các chương trình truyền hình của Trung Quốc [bao gồm cả livestream] bởi việc mang thai hộ là một điều cấm kỵ ở quốc gia tỉ dân này. 

Ngô Diệc Phàm

Hình tượng soái ca của Ngô Diệc Phàm bỗng chốc tiêu tan sau một đêm khi bê bối “săn gái” của anh bị tiết lộ. Theo đó, danh sách bạn gái của anh ước tính có trên 20 người; điều đáng nói ở đây là những cô gái này còn rất trẻ, đa phần đều là trẻ vị thành niên. Chỉ trong vòng 3 ngày anh đã mất 15 hợp đồng quảng cáo với các công ty lớn và bị Uỷ ban Công tác Thanh niên đã ra văn bản phong sát. 

Cersei [Tổng hợp]

Đó là chuyện của xứ người. Vấn đề của chúng ta, sao phải là "phong sát"?

"Phong sát" là gì?

Phong sát [封殺], theo nghĩa đen: phong là đóng kín, bao vây, sát là giết hại.

Trong lĩnh vực thể thao, người Trung Quốc dùng từ "phong sát" để nói đến một chiến thuật trong môn bóng chày [tương đương với force out trong tiếng Anh].

Còn trong trường hợp đang bàn đến, Baidu [mạng tìm kiếm lớn nhất Trung Quốc] định nghĩa "phong sát": "Việc cấm một nhân vật được chỉ định [ngôi sao, nghệ sĩ...] tham dự vào các hoạt động hay tham gia một công việc nào đó, hoặc cấm một số phương tiện truyền thông được chỉ định truyền phát các tiết mục hay xuất bản các ấn phẩm nào đó, hoặc cấm việc tung ra một số tin tức nào đó. Đây là hành vi cấm đoán mang tính vĩnh viễn hoặc có tính vĩnh viễn chủ quan".

Nói dễ hiểu hơn, "phong sát" là không cho phép một người nổi tiếng [ca sĩ, diễn viên, vận động viên…] tiếp tục tham gia hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao hoặc xuất hiện trước công chúng do đã có hành vi vi phạm về chính trị, đạo đức, pháp luật nghiêm trọng.

Xuất hiện tại Trung Quốc từ khoảng 5 năm trở lại đây, từ này ngày càng trở nên phổ biến trong giới giải trí Hoa ngữ và được coi là "đòn trừng phạt" nặng nề nhất đối với giới nghệ sĩ, ai đã bị "phong sát" thì sự nghiệp mất trắng, cơ hội quay trở lại là bằng không.

Luật pháp phương Tây cũng có các biện pháp hình sự và dân sự để xử lý các trường hợp tương tự, nhưng không có kiểu "xóa sạch mọi vết tích" của một cá nhân như vậy! Việt Nam chúng ta thường xử lý có thời hạn và cũng không "truy cùng giết tận"!

Rõ ràng, đây là một "đặc sản" của Trung Quốc. Và "phong sát" là một từ tiếng Trung, mới được du nhập vào nước ta. Các từ điển tiếng Việt [kể cả từ điển Hán - Nôm] hiện nay đều chưa thấy ghi nhận mục từ này.

Các từ ngữ gần nghĩa với "phong sát" trong tiếng Việt như: tẩy chay, cấm sóng hoặc đưa vào danh sách đen, đều không nêu được hết các nét nghĩa mà từ này chứa đựng, đặc biệt không thể hiện được "cường độ" cực mạnh của chính sách này: "diệt cho đến không còn đường sống "!

Do đó, có thể có khả năng "phong sát" rồi sẽ được tiếng ta chấp nhận, hoặc cần thêm thời gian để một dịch giả, một nhà văn, một nhà báo hay một ai đó chuyển ngữ thành công một từ mới cho tiếng Việt hôm nay!

Tiếng Việt là tiếng Việt, tiếng Trung là tiếng Trung

Cũng gần đây, lại thấy rất nhiều trang báo mạng đã dùng cách nói: "nhóm nhạc lưu lượng", "nữ ca sĩ lưu lượng", "nam idol lưu lượng"... khi đưa tin về giới giải trí Hoa ngữ.

Trong trường hợp này, các tờ báo đã sao chép chữ "lưu lượng" [流量] từ tiếng Trung - "lưu lượng minh tinh", "lưu lượng nghệ nhân": chỉ những ngôi sao, những nghệ sĩ có lượng người hâm mộ lớn, có sức hút mạnh mẽ với công chúng bình dân, thường có ngoại hình ưa nhìn, cực kỳ nổi tiếng, chiếm vị trí tìm kiếm và tiêu đề giải trí quanh năm, có mức độ thời sự cao trên mạng xã hội, nhưng thực chất không có tác phẩm gì đặc biệt.

Đáng tiếc thay, nghĩa phái sinh đó trong tiếng Trung không có trong tâm thức tiếp nhận của người Việt. Trong tiếng Việt, lưu lượng có nghĩa: [1] Lượng chất lỏng hay chất khí đi qua một nơi trong một đơn vị thời gian / [2] Số lượng người, vật đi qua hay vận chuyển qua một nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định [xem Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Hồng Đức, 2016, trang 761].

Với nghĩa thứ nhất, ta có lưu lượng nước, lưu lượng khí thải... Với nghĩa thứ hai, ta có lưu lượng xe qua cầu trong giờ cao điểm, lưu lượng người dân ra đường trong thời gian áp dụng chỉ thị 16...

Người xứ ta ai cũng đều hiểu như thế, không có cách hiểu nào khác hơn! Để diễn đạt theo cách hiểu trên [của tiếng Trung], có thể dùng một từ du nhập từ Mỹ hiện đã được Việt hóa: hot [với nét nghĩa: nóng bỏng, sốt dẻo, thu hút, được quan tâm theo dõi, chú ý...].

Và đây là một ngộ nhận có thực: một số người đã quên mất rằng từ Hán - Việt là... tiếng Việt! Lớp từ vựng Hán - Việt [từ âm tiết, từ ghép đến thành ngữ] do cha ông ta dày công tiếp nhận và sáng tạo ngàn năm qua, với cách đọc [ngữ âm], cách hiểu [ngữ nghĩa] và cách dùng [ngữ pháp] hoàn toàn là tiếng Việt của chúng ta! Đó không phải là chữ Hán, càng không phải là tiếng Trung!

Đến đây, cần phải nhắc lại một thực tế đã thành nguyên lý phổ biến: muốn dịch thuật tốt, muốn chuyển ngữ tốt không chỉ giỏi ngoại ngữ là đủ, còn cần thông thạo, thậm chí điêu luyện tiếng mẹ đẻ.

Tháng 11-2020, Cục Quản lý nhà nước về phát thanh, điện ảnh và truyền hình Trung Quốc đã chính thức ban hành văn bản và sau đó Hiệp hội Công nghiệp biểu diễn Trung Quốc đã cụ thể hóa các quy định về "phong sát":

Ngăn cấm cá nhân bị phong sát tham gia hoạt động hoặc một số công việc nhất định: diễn viên bị cấm đóng phim, ca sĩ thì bị cấm biểu diễn...

Cấm các phương tiện truyền thông phát sóng chương trình, đưa tin tức về người bị phong sát.

Kiểm soát chặt chẽ bài đăng trên các trang mạng xã hội của đương sự.

Gỡ sạch biển quảng cáo, hình ảnh có liên quan ở nơi công cộng và cấm tuyệt đối xuất hiện trước công chúng.

Tiếng nước tôi: Khi sách giáo khoa bỏ quên dấu phẩy

DUYÊN TRƯỜNG

Video liên quan

Chủ Đề