Nghiệp vụ kế toán tài chính là gì

Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin KT – TC bằng BCTC, tình hình hoạt động kinh doanh SX. Bài viết này Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ nội dung về kế toán tài chính và các công việc của kế toán tài chính trong doanh nghiệp.

1. Kế toán tài chính là gì

     Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán.

     Khi được phân công làm việc thì kế toán tài chính phải thực hiện các công việc chi tiết như sau:

– Kế toán tổng hợp phải thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Kế toán tổng hợp sử dụng đơn vị tiền tệ để phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị. Vậy công việc kế toán tổng hợp cần phải làm gì?

– Đối với kế toán chi tiết thì phải thu thập xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin chi tiết bằng đơn vị tiền tệ, đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động theo đối tượng kế toán cụ thể theo từng đơn vị. Công việc của một kế toán chi tiết là làm minh họa cho kế toán tổng hợp, số liệu mà một kế toán chi tiết tổng hợp được phải bằng đúng số liệu kế toán tổng hợp trong cùng một kỳ kế toán.

Xem thêm: Kế toán tài chính có quan trọng không

2. Đơn vị tính sử dụng trong một kỳ kế toán

     Đơn vị tính được sử dụng trong một kỳ kế toán gồm có:

– Đơn vị tiền tệ là tiền Việt Nam Đồng [ký hiệu VNĐ hay đ]. Trong nhiều trường hợp nghiệp vụ kinh tế phát sinh là đồng ngoại tệ; thì kế toán phải theo nguyên giá ngoại tệ và tiền VND; theo tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh. Đối với những đồng ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái đối với đồng Việt Nam; thì phải thông qua một loại tiền tệ thứ 3 có quan hệ với cả hai loại tiền tệ đó.

– Đối với đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ; thì được chọn một loại đơn vị tiền tệ làm căn cứ để kế toán khi lên BCTC; và sử dụng tại Việt Nam để quy đổi ra đồng tiền Việt Nam; theo tỷ giá liên ngân hàng công bố tại thời điểm khóa sổ lập BCTC.

– Đối với đơn vị hiện vật; và đơn vị thời gian lao động là đơn vị đo lường chính thức của nước Việt Nam. Trong trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác; thì phải thực hiện quy đổi theo đơn vị đo lường tại Việt Nam.

3. Kỳ kế toán tài chính

     Đối với chu kỳ kế toán của Việt Nam bao gồm các kỳ kế toán chính như kỳ kế toán năm; kỳ kế toán quý và kỳ kế toán tháng.

– Kỳ kế toán năm: bao gồm 12 tháng tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.

– Kỳ kế toán quý: tính theo năm dương lịch được chia thành 4 quý; và mỗi quý gồm có 3 tháng ví dụ Quý 1 gồm tháng 1, tháng 2, tháng 3; và tiếp tục như vậy cho đến hết quý 4 hay hết tháng 12.

– Kỳ tính thuế tháng: là một kỳ tính thuế theo tháng bắt đầu từ ngày 01 đầu tháng đến ngày cuối cùng của tháng đó.

– Kỳ kế toán của một đơn vị mới thành lập được quy định như sau.

Kỳ kế toán đầu tiên của doanh nghiệp mới được thành lập tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; đến hết ngày cuối cùng của kỳ kế toán năm; kỳ kế toán quý và ký kế toán tháng vẫn áp dụng như trên.

– Đơn vị kế toán khi chia tách, hợp nhất hay chuyển đổi quyền sở hữu; hay chấm dứt hoạt động kinh doanh; thì kỳ kế toán cuối cùng được xác định từ ngày đầu tiên khi ký quyết định.

Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là gì?

Nghiệp vụ kinh tế, tài chính là những hoạt động phát sinh cụ thể làm tăng, giảm tài sản, nguồn hình thành tài sản của đơn vị kế toán.

Nắm vững các nghiệp vụ kế toán cơ bản phát sinh hàng ngày giúp bạn giải quyết nhanh, gọn và hiệu quả công việc kế toán.

Để hiểu hơn về các nghiệp vụ kế toán, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Nghiệp vụ kế toán là gì?

Nghiệp vụ kế toán là những công việc mà kế toán thực hiện hàng ngày gồm các hoạt động như: nghiệp vụ kế toán thuế, thu/chi tiền bán hàng hóa, nhập/xuất quỹ tiền mặt, bút toán báo cáo tài chính…Nghiệp vụ kế toán cần thiết và vô cùng quan trọng nên bắt buộc kế toán nào cũng phải nắm vững.

2. Các nghiệp vụ kế toán thuế

Thực hiện nghiệp vụ kế toán thuế là công việc quan trọng hàng đầu cần làm đủ và đúng của mỗi doanh nghiệp. Đây không những là trách nhiệm mà còn là nghĩa vụ của một tổ chức khi sản xuất kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam. Sau đây là những công việc của một kế toán viên cần thực hiện khi thực hiện các nghiệp vụ kế toán thuế.

2.1 Nghiệp vụ kế toán thuế hàng ngày

  • Tiến hành thu thập, xử lý hóa đơn, chứng từ kế toán và lưu trữ.
  • Thực hiện kiểm tra tính hợp lệ, pháp lý của các chứng từ, hóa đơn.
  • Đảm bảo cất giữ hóa đơn, chứng từ cẩn thận, không để bị hư, rách. Đảm bảo cẩn thận để hóa đơn, chứng từ được cơ quan thuế chấp nhận.

Nghiệp vụ kế toán thuế mỗi tháng sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Thực hiện lập khai các loại thuế GTGT, TNCN hàng tháng
  • Theo dõi và lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn mỗi tháng.

Lưu ý: Trường hợp phát sinh số thuế phải nộp trong quá trình lập tờ khai thuế thì hạn nộp tiền thuế cũng là hạn nộp tờ khai thuế

  • Thực hiện lập tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp [TNDN] theo hàng quý
  • Lập báo cáo về tình hình sử dụng hóa đơn theo từng quý
  • Tiến hành lập tờ khai thuế TNCN, GTGT hàng quý

Đầu năm, bộ phận kế toán thuế cần lập bảng kê khai nộp thuế môn bài và thời hạn nộp là ngày 31/01. Tiến hành nộp tờ khai thuế TNCN và GTGT vào quý 4 hoặc tháng 12.

Nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý 4. Kiểm tra và nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn quý 4 của doanh nghiệp, thời hạn nộp là ngày 31/01.

Cuối năm, lập báo cáo quyết toán thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp năm, sau đó thực hiện lập báo cáo tài chính năm.

3. Hạch toán nghiệp vụ kế toán

3.1 Hạch toán nghiệp vụ mua hàng

Nghiệp vụ mua hàng xuất hiện nhiều trong thực tế công việc của một kế toán.

Kế toán gặp nghiệp vụ mua hàng hoá khá nhiều trong thực tế. Sau đây là hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo từng trường hợp cụ thể:

a/ Hạch toán nghiệp vụ mua hàng theo đơn giá

Khi mua nguyên vật liệu, hàng hóa về cho hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hạch toán như sau:

  • Nợ TK 152, 156, 611…: Giá mua chưa có thuế GTGT;
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có];
  • Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán;

Nếu mua hàng về đưa vào sử dụng ngay mà không nhập kho thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 621, 623, 641, 642… Giá mua chưa có thuế GTGT
  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [1331]
  • Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán

b/ Nghiệp vụ mua hàng theo lệnh sản xuất

Mua nguyên vật liệu về đưa vào phục vụ luôn cho hoạt động sản xuất và không qua nhập kho thì hạch toán:

  • Nợ TK 621, 623, 6272… Giá mua chưa có thuế GTGT
  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [1331]
  • Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán

c/ Các nghiệp vụ kế toán mua hàng trong nước về nhập kho

Trường hợp mua hàng trong nước về nhập kho thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 152, 156, 611…: Giá mua chưa có thuế GTGT
  • Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
  • Có TK 111, 112, 331…: Tổng giá thanh toán

d/ Nghiệp vụ mua hàng trong nước không qua kho

Hạch toán nghiệp vụ mua hàng trong nước không qua kho như sau:

  • Nợ TK 621, 623, 627, 641… Giá mua chưa có thuế GTGT
  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
  • Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán

e/ Nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu nhập kho

Trường hợp tính theo phương pháp khấu trừ, nghiệp vụ hàng nhập khẩu nhập kho hạch toán như sau:

  • Nợ TK 152, 156, 611… Nguyên vật liệu, hàng hóa [Giá có thuế nhập khẩu]
  • Có TK 111, 112, 331
  • Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu [chi tiết thuế nhập khẩu]

Ngoài ra thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ trong trường hợp này hạch toán:

  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp [33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu]

Trường hợp tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

  • Nợ TK 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hóa [Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu]
  • Có TK 111, 112, 331
  • Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu [chi tiết thuế nhập khẩu]
  • Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp [33312]

Trường hợp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thì số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp được phản ánh vào giá gốc nguyên vật liệu, hàng hóa nhập khẩu

  • Nợ TK 152, 156 Nguyên vật liệu, hàng hóa [giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu]
  • Có TK 331 Phải trả người bán
  • Có TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt

f/ Nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu không qua kho

Trường hợp  tính theo phương pháp khấu trừ hàng về sử dụng ngay cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT

  • Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642… Giá có thuế nhập khẩu
  • Có TK 111, 112, 331
  • Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu

Thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ

  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ
  • Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp

Trường hợp tính theo phương pháp trực tiếp

  • Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642… Giá có thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu
  • Có TK 111, 112, 331
  • Có TK 3333 Thuế xuất, nhập khẩu [chi tiết thuế nhập khẩu]
  • Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp [33312]

Trường hợp phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

  • Nợ TK 621, 623, 627, 641, 642… Giá có thuế TTĐB hàng nhập khẩu
  • Có TK 331 Phải trả người bán
  • Có TK 3332 Thuế tiêu thụ đặc biệt

g/ Nghiệp vụ mua hàng trong trường hợp có phát sinh chi phí mua hàng

Mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ thì hạch toán:

  • Nợ TK 152, 156, 641, 642…
  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
  • Có TK 111, 112, 331…

Trường hợp phát sinh chi phí mua hàng, kế toán cần hạch toán như sau:

  • Nợ TK 152, 156, 641, 642… Chi phí mua hàng
  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
  • Có TK 111, 112, 331… Tổng giá thanh toán

h/ Mua hàng có chiết khấu thương mại

Hạch toán như sau:

Đối với mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ

  • Nợ TK 152, 156…
  • Nợ TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]
  • Có TK 111, 112, 331…

Trường hợp phát sinh chiết khấu thương mại

  • Nợ TK 111, 112, 331… Tổng giá trị chiết khấu
  • Có TK 152, 156… Giá trị chiết khấu chưa có thuế
  • Có TK 133 Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

Ngoài ra, trong nghiệp vụ mua hàng còn bao gồm cả nghiệp vụ hàng về trước hoá đơn về sau, hoá đơn về trước hàng về sau, mua dịch vụ, giảm giá hàng đã mua về nhập kho, giảm giá hàng mua không qua kho, trả lại hàng đã mua về nhập kho, trả lại hàng đã mua không qua kho.

3.2 Hạch toán nghiệp vụ bán hàng

Nghiệp vụ kế toán bán hàng được chia làm nhiều trường hợp cụ thể.

a/ Nghiệp vụ bán hàng theo báo giá

Nghiệp vụ bán hàng theo báo giá hạch toán như sau:

  • Nợ TK 111, 131…: Phải thu khách hàng [tổng giá thanh toán]
  • Có TK 511, 512: Doanh thu bán hàng
  • Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp [nếu có]

Bút toán phát sinh:

  • Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán [tổng giá thanh toán]
  • Có TK 152, 156…

b/ Bán hàng theo hợp đồng

Định khoản nghiệp vụ bán hàng theo hợp đồng như sau:

  • Nợ TK 111, 131… Phải thu khách hàng [tổng giá thanh toán]
  • Có TK 511, 512 Doanh thu bán hàng
  • Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp [nếu có]

Bút toán phát sinh:

  • Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán [tổng giá thanh toán]
  • Có TK 152, 156…

c/ Bán hàng dịch vụ, trong nước chưa thu tiền

  • Nợ TK 131 Phải thu của khách hàng [tổng giá thanh toán]
  • Có TK 511, 512 Doanh thu bán hàng
  • Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp [nếu có]

Bút toán phát sinh:

  • Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán [tổng giá thanh toán]
  • Có TK 152, 156…

d/ Bán hàng trong nước thu tiền ngay

Định khoản nghiệp vụ bán hàng trong nước thu tiền ngay:

  • Nợ TK 111 Tiền mặt [tổng giá thanh toán]
  • Có TK 511, 512 Doanh thu bán hàng
  • Có TK 3331 Thuế GTGT phải nộp [nếu có]

Bút toán phát sinh:

  • Nợ TK 632 Giá vốn hàng bán [tổng giá thanh toán]
  • Có TK 152, 156…

Ngoài ra, nghiệp vụ bán hàng còn có bán hàng có chiết khấu thương mại, nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu, bán hàng thông qua các đại lý…

Bảng cân đối số phát sinh là gì?

4. Các nghiệp vụ kế toán công cụ, dụng cụ, NVL và thành phẩm

Nguyên giá của CCDC, NVL, TP = [Giá sản phẩm trên hóa đơn [chưa gồm thuế VAT] + Chi phí liên quan vận chuyển, lắp đặt… + Thuế nhập khẩu, Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt [Nếu có]] – Các khoản giảm trừ như chiết khẩu, giảm giá, hàng bán bị trả lại,…

4 phương pháp thông dụng khi tính giá xuất kho

PP1: Phương pháp bình quân gia quyền

Giá thực tế NVL, hàng hoá xuất dùng = Số lượng xuất dùng x Đơn giá bình quân gia quyền

Trong đó, có 3 loại phương pháp bình quân:

  • Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ
  • Phương pháp bình quân cuối kỳ trước
  • Phương pháp đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập

PP2: Phương pháp nhập trước xuất trước: Đây là phương pháp áp dụng cho những đơn hàng nào nhập kho trước sẽ được xuất đi trước.

PP3: Phương pháp nhập sau xuất trước: Đây là phương pháp áp dụng cho những đơn hàng nào nhập kho sau sẽ được xuất đi trước.

PP4: Phương pháp thực tế đích danh: Đây là phương pháp chỉ dùng cho những mặt hàng giá trị cao và bán nhỏ lẻ, đơn chiếc.

5. Hạch toán nghiệp vụ Tài sản cố định

Kế toán cần biết hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định.

Cách xác định nguyên giá tài sản cố định [TSCĐ] như sau:

Nguyên giá của TSCĐ = Giá mua ghi trên hóa đơn [chưa gồm VAT Chi phí liên quan [ Vận chuyển, bốc đỡ, lắp đặt…] + Thuế nhập khẩu [ nếu có] – các khoản giảm trừ [ CK thương mại, giảm giá, hàng bán bị trả lại]

Theo đó, hạch toán nghiệp vụ tài sản cố định theo các trường hợp cụ thể sau:

Trường hợp mua TSCĐ:

  • Nợ TK 211
  • Nợ TK 133
  •  Có TK 111, 112, 331

Bạn lưu ý: Khi mua tài sản phải kết chuyển nguồn, tức là kết chuyển đúng nguyên giá của tài sản. Trừ trường hợp mua tài sản bằng vốn vay dài hạn hoặc nguồn vốn kinh doanh thì không phải kết chuyển nguồn.

Tính khấu hao hàng tháng, thường sử dụng phương pháp đường thẳng

  • Nợ TK 154, 641, 642
  •  Có TK 214

Nếu thanh lý, nhượng bán tài sản trong quá trình sử dụng

Xóa sổ

  • Nợ TK 214 : Tổng giá trị khấu hao tính đến thời điểm thanh lý, nhượng bán
  • Nợ TK 811: Giá trị còn lại
  •  Có TK 211: Nguyên giá tài sản

Giá thỏa thuận

  • Nợ TK 111,112,131
  •  Có TK 711 : Giá thỏa thuận của 2 bên
  •  Có TK 3331: thuế GTGT bán ra của TS

Nếu sửa chữa, tân trang lại tài sản trước khi thanh lý

  • Nợ TK 811: Chi phí thanh lý
  • Nợ TK 1331: Thuế GTGT
  • Có TK 111,112, 331

>>> Tìm hiểu thêm: Bảng cân đối kế toán

6. Các nghiệp vụ kế toán tiền lương và những khoản tiền trích theo lương

Sơ đồ kế toán tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương

Nghiệp vụ kế toán tiền lương cũng vô cùng quan trọng.

Các khoản trích theo lương

Các khoản trích theo lương được biểu thị qua bảng dưới đây:

Chi tiêu BHXH [25.5%] BHYT [4,5%] BHTN [2%] KPCĐ [2%]
Trừ vào chi phí của doanh nghiệp 17.5% 3% 1% 2%
Trừ vào lương 8% 1,5% 1%

Hạch toán các nghiệp vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương như sau:

Lương phải trả các bộ phận của doanh nghiệp:

  • Nợ TK 154, 641, 642
  • Có 334

Tính vào chi phí của doanh nghiệp các loại bảo hiểm sau:

  • Nợ TK 154, 641, 642 [17.5 % x lương cơ bản]
  • Có TK 3383 [17.5 % x lương cơ bản]
  • Có TK 3384 [3% x lương cơ bản]
  • Có TK 3389 [1% x lương cơ bản]
  • Có TK 3382 [2% x lương cơ bản]

Trừ vào lương của người lao động các loại bảo hiểm, thuế TNCN:

  • Nợ TK 334
  • Có TK 3383 [ 8% x lương cơ bản]
  • Có TK 3384 [ 1,5% x lương cơ bản]
  • Có TK 3389 [1% x lương cơ bản]

Lương cho công nhân viên được thanh toán

  • Nợ TK 334: Lương thực lĩnh = Tổng lương [ Tổng bên Có TK 334] – các khoản giảm trừ vào lương [Tổng bên Nợ TK 334]
  • Có TK 111, 112

Các khoản Bảo hiểm phải nộp hạch toán như sau:

  • Nợ TK 3383
  • Nợ TK 3384
  • Nợ TK 3389
  • Có TK 111, 112

7. Hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm

Sơ đồ hạch toán nghiệp vụ tiêu thụ sản phẩm theo phương thức trực tiếp và gửi bán

7.1 Chiết khấu thanh toán

Nghiệp vụ chiết khấu thanh toán xảy ra trong trường hợp: thanh toán sớm trước thời hạn. Chiết khấu luôn tính trên tổng giá thanh toán. Thể hiện qua bảng sau:

Người mua Người bán
* Khi mua

Nợ TK 152,153,156

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

* Chiết khấu được hưởng

Nợ TK 111,112,331,1388

Có TK 711,515

* Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632

Có TK 152, 153,154,155, 156

* Phản ánh doanh thu

Nợ TK 111,112, 131

Có TK 511

Có TK 3331

* Phần chiết khấu cho khách hàng hưởng

Nợ TK 635

Có TK 111,112,131,3388

7.2 Chiết khấu thương mại giảm giá hàng bán

Xảy ra khi mua hàng với số lượng lớn, khách hàng quen/ hàng bị lỗi. Chiết khấu/ giảm giá luôn tính trên giá bán, chưa bao gồm thuế VAT.

Người mua Người bán
* Khi mua

Nợ TK 152/153/156

Nợ TK 133

Có TK 111, 112, 331

* Chiết khấu được hưởng

Nợ TK 111,112,331,1388

Có TK 152,153, 156

Có TK 133

* Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632

Có TK 152, 153,154,155, 156

* Phản ánh doanh thu

Nợ TK 111, 112, 131

Có TK 511

Có TK 3331

* Phần chiết khấu cho khách hàng hưởng

Nợ TK 5211, 5213

Nợ TK 3331

Có TK 111, 112, 131, 3388

7.3 Hạch toán hàng bán bị trả lại

Nguyên tắc tính hàng bán bị trả lại là giá vốn khi nhập lại số hàng trả bị trả lại tính theo giá vốn lúc xuất bán. Hóa đơn luôn tính trên giá bán [ chưa bao gồm VAT].

Người mua Người bán
* Khi mua

Nợ TK 152,153,156

Nợ TK 133

Có TK 111,112,331

* Chiết khấu được hưởng

Nợ TK 111, 112, 331, 1388

Có TK 152, 153, 156

Có TK  1331

* Giá vốn hàng bán

Nợ TK 632

Có TK 152,153,154,155,156

*Phản ánh doanh thu

Nợ TK 111,112,131

Có TK  511

Có TK  3331

* Phần hàng bị trả lại

Nợ TK 5212

Nợ TK 3331

Có TK 111,112,131,3388

* Nhập lại kho số hàng bị trả lại

Nợ TK 156

Có TK 632

7.4 Hoa hồng đại lý

Xuất kho hàng gửi đại lý hạch toán như sau:

Giá vốn hàng gửi bán:

Doanh thu:

  • Nợ TK 111, 112, 131
  • Có TK 511
  • Có TK 3331

Hoa hồng cho đại lý được hạch toán:

  • Nợ TK 641
  • Có TK 111, 112, 131, 3388

8. Hạch toán nghiệp vụ cuối kỳ

Khấu trừ thuế GTGT là nghiệp vụ hạch toán cuối kỳ.

8.1 Khấu trừ thuế GTGT

Có 3 bước mà kế toán có thể dùng để xác định số tiền thuế GTGT, đó là:

  • Tính tổng số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ [1331]
  • Tính tổng số tiền thuế GTGT phải nộp [3331]
  • Xác định tiền thuế GTGT được khấu trừ kỳ trước chuyển sang kỳ này [nếu có] [dư 133 của tháng trước]

Sau đó, lấy dư đầu kỳ của 133 + PS của TK 133 so sánh với TK 3331 số nào nhỏ thì lấy.

Bút toán khấu trừ thuế GTGT cố định làm theo tháng:

Ngoài ra, có thể xem qua nhiệm vụ của kế toán trưởng trong các loại hình doanh nghiệp là gì?

8.2 Đối với doanh nghiệp du lịch, vận chuyển, vận tải [Giá vốn hàng bán]

8.3 Các khoản giảm trừ doanh thu

  • Nợ TK 511
  • Có TK 521, 531,532

8.4 Những bút toán kết chuyển

Doanh thu thuần từ các hoạt động sản xuất kinh doanh: Nợ TK 511, Có TK 911

Doanh thu thuần từ các hoạt động đầu tư tài chính: Nợ TK 515, Có TK 911

Doanh thu thuần từ hoạt động khác: Nợ TK 711, Có TK 911

Giá vốn hàng bán: Nợ TK 911, Có TK 632

Chi phí bán hàng: Nợ TK 911, Có TK 641

Chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911, Có TK 642

Chi phí khác: Nợ TK 911, Có TK 811

Thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quý nếu có lãi: Nợ TK 821, Có TK 3334

Kết chuyển thuế thu nhập doanh nghiệp: Nợ TK 911, Có TK 821

Xác định lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp

  • Trường hợp doanh nghiệp lãi: Nợ TK 911, Có TK 421
  • Trường hợp doanh nghiệp lỗ: Nợ TK 421, Có TK 911

Quy trình tính lợi nhuận

  • Tập hợp chi phí: Nợ TK 154; Có TK 621, 622. 627; Có TK 155
  • Xác định giá vốn hàng bán: Nợ TK  632, Nợ TK  635, Nợ TK  641, Nợ TK  642, Có TK 911

Trên đây đều là các nghiệp vụ kế toán thuế, tiền lương, hạch toán bán hàng, … căn bản mà MIFI cung cấp. Công việc kế toán sẽ không quá khó khăn nếu bạn nắm vững những kiến thức trên và biết vận dụng vào thực tiễn cụ thể công việc của mình.

Mời bạn đọc thêm:

  • Hệ thống tài khoản theo thông tư 133
  • Quyết toán thuế doanh nghiệp

Video liên quan

Chủ Đề