Vì sao tỉ trọng ngành công nghiệp chế biến của nước ta trong những năm qua tăng?

- Là ngành chiếm tỉ trọng cao trong giá trị sản lượng toàn ngành.
- Được phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động.
- Nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
- Có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
      b. Các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta và nơi phân bố chủ yếu:
     - Công nghiệp khai thác nhiên liệu:
 Khai thác than phân bố chủ yếu ở Quảng Ninh; Khai thác dầu khí chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía Nam
     - Công nghiệp điện:
 + Thủy điện: Có những nhà máy lớn như Sơn La, Hòa Bình, Trị An, Y-a-li…
 + Nhiệt điện có các nhà máy lớn như Uông Bí, Phả Lại, Phú Mỹ…
     - Công nghiệp cơ khí - điện tử: Các trung tâm lớn là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng,…
     - Công nghiệp hóa chất: Các trung tâm lớp là Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì,…
     - Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Hồng.
     - Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm: Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất là ở Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Biên Hòa, Đà Nẵng.
- Công nghiệp dệt may: Các trung tâm dệt may lớn nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định.
     c. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị công nghiệp Việt Nam là do những nguyên nhân sau đây:
     - Ngành nông nghiệp nước ta hiện giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Sản phẩm đa dạng, tạo nên nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.
     - Nước ta có nguồn lao động dồi dào, đáp ứng đầy đủ đối với nhu cầu của ngành này.
     - Sản phẩm của ngành Chế biến lương thực thực phẩm có thị trường tiêu thụ rất lớn ở trong nước và Thế Giới.
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì đây là ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác.

a] Ngành có thế mạnh lâu dài

*  Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú

- Nguyên liệu từ ngành trồng trọt:

+ Lúa: diện tích hơn 7,3 triệu ha [năm 2005], sản lượng khoảng 36 triệu tấn. Đây là nguồn nguyên liệu phong phú cho công nghiệp xay xát.

+ Cây công nghiệp [lâu năm và hàng năm]: Mía: 28 - 30 vạn ha; chè: 10 - 12 vạn ha; cà phê: gần 50 vạn ha. Đây là nguồn nguyên liệu tại chỗcho công nghiệp mía đường, chế biến chè, cà phê,...

+ Rau [trên 500 nghìn ha], đậu các loại [trên 200 nghìn ha], cây ăn quả, là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đồ hộp, hoa quả.

+ Chăn nuôi lấy thịt: lợn [hơn 27 triệu con, năm 2005]; gia cầm: khoảng 220 triệu con; bò: 5,5 triệu con,...

+ Chăn nuôi lấy trứng, sữa [gia cầm, bò].

+ Là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các sản phẩm chăn nuôi.

-  Nguyên liệu từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản:

+ Diện tích mặt nước rộng, có thể nuôi nhiều loại thủy sản.

+ Đường bờ biển dài [3.260km] với nhiều bãi cá, bãi tôm.

+ Sản lượng thủy sản khai thác đạt: 1.987,9 nghìn tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng: 1.478,0 nghìn tấn [năm 2005].

+ Là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp chế biến thủy, hải sản.

*  Thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Nhu cầu về các sản phẩm của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở các nước ngày càng tăng, đã thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp này.

- Các sản phẩm như gạo, cà phê, cao su, chè, điều, rau quả chế biến, cá tôm đông lạnh,... của nước ta đã và đang thâm nhập vào thị trường thế giới và khu vực. Thị trường này rất rộng lớn, đa dạng, tạo điều kiện đẩy mạnh ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm.

*  Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển khá mạnh

-  Một số ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ra đời từ lâu và đã có cơ sở sản xuất nhất định.

-  Các nhà máy, xí nghiệp lớn tập trung ở các thành phố lớn [Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh] hoặc ở các vùng nguyên liệu.

b] Mang lại hiệu quả kinh tế cao

-  Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm không đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh.

-  Hiệu quả kinh tế của ngành này thể hiện ở chỗ:

+ Chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu giá trị sản lượng công nghiệp của cả nước.

+ Sản lượng một số sản phẩm chính: khoảng 39 triệu tấn gạo, ngô/năm; khoảng 1 triệu tấn đường/năm; 12 vạn tấn chè [búp khô]; 80 vạn tấn cà phê nhân; 160 - 220 triệu lít rượu, 1,3 - 1,4 tỉ lít bia; 300 - 350 triệu hộp sữa, bơ, pho mát; 190 - 200 triệu lít nước mắm,...

+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu hàng xuất khẩu.

-Giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi.

c] Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

-Đối với các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm như: nông nghiệp [trồng trọt, chăn nuôi], ngư nghiệp.

-Đối với các ngành khác [dịch vụ,...].

Trang chủ » Lớp 12 » Địa lí 12

Trang 122 sgk Địa Lí 12

Hãy giải thích vì sao công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay?

Bài làm:

Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay vì:

Ngành có thế mạnh lâu dài, dựa trên nguyên liệu tại chỗ phong phú và thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.

Ngành mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.

Ngành có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác [trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản].

Từ khóa tìm kiếm Google: công nghiệp trọng điểm, công nghiệp chế biến lương thực, ngành công nghiệp trọng điểm.

Lời giải các câu khác trong bài

Gợi ý làm bài

Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm là ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta, vì

* Có thế mạnh lâu dài

- Nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú: nguyên liệu từ ngành trồng trọt, từ ngành chăn nuôi, từ ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...

- Có nguồn lao động dồi dào, rẻ tiền.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật phát triển với các nhà máy, xí nghiệp chế biến,...

* Mang lại hiệu quả kinh tế cao

- Về kinh tế:

+ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm có nhiều ưu thế: vốn đầu tư ít, thời gian xây dựng nhanh, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế cao, thu hồi vốn nhanh.

+ Hiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành công nghiệp nước ta.

+ Đóng góp nhiều mặt hàng xuất khẩu, đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.

- Về xã hội:

+ Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Tạo điều kiện công nghiệp hoá nông thôn.

* Tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các ngành kinh tế khác

- Thúc đẩy sự phát triển của các ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm như trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản,...

- Đẩy mạnh sự phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp năng lượng, hoá chất, cơ khí, đẩy mạnh hoạt động thương mại.

Page 2

Cho bảng số liệu sau:

Giá trị sản xuất công nghiệp [theo giá thực tế] phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010

[Đơn vị: tỉ đồng]

[Nguồn: Tổng cục Thống kê, Hà Nội]

a] Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta năm 2000 và năm 2010.

b] Nhận xét và giải thích sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành của nước ta trong giai đoạn trên

Video liên quan

Chủ Đề