Nghiệp vụ quản lý hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện. Một trong những nhánh quan trọng của quản lý nhà nước là quản lý hành chính nhà nước. Vậy quản lý hành chính là gì? Đặc điểm của quản lý hành chính là gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.

Quản lý hành chính là gì

Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực hiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Theo đó:

  • Quản lý hành chính nhà nước có tính quyền lực nhà nước;
  • Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực hiện hàng ngày, tổ chức và điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi hoạt động của công dân bằng việc ra các quyết định quản lý hành chính và thực hiện các hành vi hành chính.
  • Quản lý hành chính nhà nước được thực hiện bởi các pháp nhân công quyền. Trong hệ thống này đứng đầu là Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương, các cấp quản lý hành chính nhà nước địa phương.

Quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm như sau:

  • Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước.

  • Quản lý hành chính nhà nước có mục tiêu chiến lược, có chương trình, kế hoạch để thực hiện mục tiêu

Mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước là mục tiêu tổng hợp, bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao… Các mục tiêu này mang tính trước mắt và lâu dài.

Để đạt được mục tiêu, hành chính nhà nước cần xây dựng các chương trình, dự án và hệ thống kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.

  • Quản lý hành chính nhà nước có tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt

Tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt này được thể hiện trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng chức năng, thẩm quyền.

  • Quản lý hành chính nhà nước có tính liên tục, tương đối ổn định và thích ứng

Nhiệm vụ của hành chính nhà nước là phục vụ xã hội và công dân. Đây là công việc hàng ngày, thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục.

  • Quản lý hành chính nhà nước có tính chuyên môn hóa và nghề nghiệp cao

Quản lý hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội, kiến thức quản lý hành chính và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức phải là tiêu chuẩn hàng đầu.

  • Quản lý hành chính nhà nước có tính hệ thống thứ bậc chặt chẽ

Nền hành chính nhà nước được xây dựng bởi một hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi cấp mỗi cơ quan, mỗi cán bộ, công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao.

  • Quản lý hành chính nhà nước ở nước ta không có sự tách biệt tuyệt đối giữa người quản lý và người bị quản lý

Trong chế độ ta, mọi công dân vừa là chủ thể vừa là khách thể của quản lý. Chúng ta chủ trương xây dựng nhà nước “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” [khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013], nhân dân là chủ thể quản lý đất nước nên không có sự tách biệt tuyệt đối giữa người quản lý và người bị quản lý.

  • Quản lý hành chính nhà nước không vì lợi nhuận

Quản lý hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích của toàn xã hội. Phải xây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao.

  • Quản lý hành chính nhà nước mang tính nhân đạo

Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống pháp luật, thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính. Cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức không được quan liêu, cửa quyền hách dịch, gây phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về quản lý hành chính là gì. Nếu bạn còn thắc mắc về quản lý hành chính là gì hay cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức dưới đây – ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Thuật ngữ hành chính nhà nước dùng để nói về các cơ quan nhà nước đảm nhiệm vai trò quản lý và điều hành xã hội. Vậy quản lý hành chính nhà nước có đặc điểm gì? Hình thức quản lý và phương pháp quản lý ra sao? Cùng Luận văn 1080 giải đáp mọi thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm các bài viết sau:

Quản lý Nhà nước về đất đai và vấn đề quy hoạch sử dụng đất đai

Một số vấn đề Lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo

Mục lục

Quản lý hành chính nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa nhà nước với các mối quan hệ xã hội khác. 

1.1 Khái niệm quản lý hành chính nhà nước

Quản lý nhà nước còn được biết đến với thuật ngữ quản lý hành chính nhà nước. Quản lý nhà nước là hoạt động quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ chính của xã hội.

Đó có thể là các vấn đề liên quan đến kinh tế xã hội, hành vi của công dân, hệ thống hành pháp,.. Mục đích của quản lý hành chính nhà nước nhằm đảm bảo và duy trì trật tự an toàn xã hội và phát triển kinh tế quốc gia.

Quản lý hành chính nhà nước

1.2 Ví dụ về quản lý hành chính nhà nước

  • Hoạt động làm tạm trú, tạm vắng cho sinh viên thuê trọ tại địa bàn phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • Quốc hội quản lý hành chính nhà nước bằng cách ban hành quyết định hành chính như: Quyết định bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc.
Quốc hội quản lý hành chính nhà nước bằng cách ban hành quyết định hành chính
  • UBND ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hành vi chiếm đoạt đất đai của người khác.
  • Các chiến sĩ công an thi hành nhiệm vụ tại chốt kiểm soát dân cư trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh. 
  • Cấp giấy khai sinh là hành vi hành chính thể hiện việc xác lập mối quan hệ giữa nhà nước và một công nhận mới ra đời.

2. Vai trò của quản lý hành chính nhà nước

Quản lý hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng đối với công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước.

Thứ nhất: Chấp hành là chức năng quan trọng chủ yếu quản lý nhà nước sở hữu. Để hiện thực hóa từng bước các mục tiêu, ý tưởng chính trị của đất nước hoặc cơ quan đại diện của nhân dân, quản lý nhà nước trở thành khâu tổng quát cho toàn bộ quá trình. Trên cơ sở đó, mục tiêu chính trị quốc gia được hoàn thành, lợi ích của nhân dân được cải thiện. 

Thứ hai: Cơ quan quản lý hành chính nhà nước có vai trò định hướng, điều chỉnh các mối quan hệ chủ đạo trong xã hội. Đây giống như kim chỉ nam để hướng dẫn và điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước.

Thứ ba: Quản lý hành chính nhà nước xúc tiến cơ hội phát triển của xã hội. Hoạt động quản lý góp phần làm sản sinh điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đó. Đồng thời, cho thấy tín hiệu tích cực từ mục tiêu phát triển nguồn tài nguyên và làm suy giảm đến mức tối thiểu sự xuống cấp của môi trường. 

Thứ tư: Dịch vụ công xã được đảm bảo cung cấp dưới sự quản lý hành chính nhà nước. Quá trình hình thành thói quen dân chủ hóa cuộc sống của người dân được đảm bảo duy trì và phát triển. 

3. Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước là những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo nhằm hướng tới mục tiêu đảm bảo sự diễn ra đúng định hướng của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. 

Nguyên tắc quản lý hành chính được phân chia như thế nào?

Nguyên tắc quản lý hành chính nhà nước được chia thành hai nhóm chính: 

3.1. Nhóm những nguyên tắc chính trị - xã hội

  • Nguyên tắc Ðảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước;
  • Nguyên tắc nhân dân tham gia vào quản lý hành chính nhà nước;
  • Nguyên tắc tập trung dân chủ;
  • Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;
  • Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;

3.2. Nhóm những nguyên tắc tổ chức kỹ thuật

  • Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ;
  • Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo chức năng.
  • Phân định chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với quản lý sản xuất kinh doanh.

4. Các hình thức quản lý hành chính nhà nước là gì

Hình thức quản lý hành chính nhà nước là những hình thức biểu hiện bên ngoài của hoạt động chấp hành, điều hành các chủ thể  của quản lý hành chính nhà nước thực hiện, như: ban hành các văn bản quản lý, áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp … Có các hình thức quản lý hành chính nhà nước sau:

4.1 Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Đây là hình thức pháp lý của hoạt động chấp hành điều hành của cơ quan hành chính nhà nước. Nó dựa trên chức năng cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước. Luật thường chỉ quy định những vấn đề cơ bản của đời sống xã hội, không quy định chi tiết việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể. Vì vậy trong quá trình thực hiện cần phải có những văn bản quản lý quy định chi tiết những vấn đề mà luật chưa quy định hoặc quy định chưa cụ thể.

Những văn bản này đảm bảo việc chấp hành luật bằng cách bổ sung những quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa, chi tiết hóa những quy phạm của luật, làm cơ sở cần thiết để các đối tượng quản lý có liên quan thực hiện luật một cách đầy đủ và đạt hiệu quả cao.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật của mình, các cơ quan hành chính nhà nước đặt ra các quy tắc xử sự chung để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan hành chính nhà nước được gọi là hoạt động xây dựng pháp luật, còn được gọi là hoạt động lập quy.

 Các hình thức quản lý hành chính nhà nước là gì

4.2 Hoạt động ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật hành chính:

Đây là hình thức hoạt động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước. Thông qua hình thức này các cơ quan có thẩm quyền áp dụng quy phạm pháp luật hiện hành của nhà nước để giải quyết những công việc cụ thể. Những hoạt động này trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. Ví dụ: việc ra quyết định bổ nhiệm, thuyên chuyển công tác, bãi miễn viên chức nhà nước là những hoạt động ban hành văn bản áp dụng pháp luật trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật giữa nhà nước và người lao động.

4.3 Áp dụng các biện pháp tổ chức trực tiếp:

Nội dung những hình thức hoạt động này không mang tính chất quyền lực nhà nước, không có tính chất bắt buộc cứng rắn như các hình thức ban hành văn bản quản lý. Những hoạt động mang tính chất tổ chức trực tiếp này rất đa dạng. Chúng thường xuyên được sử dụng và có vai trò rất quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước. Thông qua các hoạt động đó, các chủ thể của quản lý hành chính nhà nước kiểm tra, hướng dẫn các đối tượng quản lý trong việc thực hiện pháp luật, cung cấp thông tin, tư liệu tuyên truyền, giải thích pháp luật, tổng kết kinh nghiệm công tác thực hiện pháp luật.

4.4 Những hoạt động mang tính chất pháp lý khác như:

Cấp văn bằng, chứng chỉ, lập biên bản vi phạm, thu tiền phạt, …cũng là những hình thức quản lý hành chính nhà nước. Chúng có thể trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thể. Chúng được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông thường các hoạt động này gắn chặt với các hoạt động ban hành các văn bản quản lý hành chính nhà nước. Ví dụ: hoạt động lập biên bản về vi phạm hành chính của cấp có thẩm quyền đã tạo cơ sở cần thiết cho việc ra quyết định xử phạt đối với người vi phạm; quyết định xử phạt sẽ dẫn đến việc vào sổ, thu tiền phạt, …

4.5 Những tác động về nghiệp vụ kỹ thuật:

Đó là những hoạt động dung kiến thức nghiệp vụ, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình quản lý hành chính nhà nước. Những hoạt động này không mang tính chất pháp lý. Chúng ngày càng được chú trọng và góp phần quan trọng vào việc tăng cường hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Khoa học ngày càng phát triển thì hình thức hoạt động này càng được sử dụng rộng rãi. Ngày nay, ở nước ta, các cơ quan nhà nước sử dụng máy móc tự động vào một số việc như: điều khiển giao thông, lưu trữ hồ sơ, soạn thảo văn bản … Những hoạt động đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm cho bộ máy quản lý ngày càng tinh giản. 

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Tham khảo ngay dịch vụ viết thuê và giá viết luận văn của Luận Văn 1080.

Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Luanvan1080, nơi giúp bạn giải quyết khó khăn.

5. Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì?

Phương pháp quản lý là cách thức tác động của chủ thể quản lý đối tượng quản lý nhằm đạt được mục đích đã đặt ra theo kế hoạch định trước. Có các phương pháp quản lý hành chính nhà nước sau:

Quản lý hành chính nhà nước là gì? Các hình thức quản lý hành chính nhà nước

5.1 Phương pháp thuyết phục:

Thuyết phục là phương pháp quản lý bao gồm một loạt những hoạt động như giải thích, hướng dẫn, động viên, khuyến khích, trình bày, chứng minh, để đảm bảo sự cộng tác, tuân thủ hay phục tùng tự giác của đối tượng quản lý nhằm đạt được một kết quả nhất định. Trong chủ nghĩa xã hội, lợi ích của nhân dân lao động, của tập thể và của nhà nước về cơ bản là nhất trí với nhau. Sự thống nhất ấy thuộc bản chất dân chủ của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Do đó, mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhân dân là cơ sở để thực hiện phương pháp thuyết phục.

5.2  Phương pháp cưỡng chế nhà nước:

Cưỡng chế là biện pháp bắt buộc bằng bạo lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật chất hay tinh thần nhằm buộc cá nhân hay tổ chức đó thực hiện những hành vi nhất định do pháp luật quy định hoặc phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của cá nhân hay tổ chức hoặc tự do thân thể của cá nhân đó.

Phương pháp cưỡng chế đóng vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nếu không có cưỡng chế nhà nước thì kỷ luật nhà nước sẽ bị lung lay, pháp chế xã hội chủ nghĩa không được tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tệ nạn xã hội phát triển và kẻ thù giai cấp, kẻ thù dân tộc hoạt động chống phá nhà nước.

Có 4 loại cưỡng chế nhà nước:

+ Cưỡng chế hình sự

+ Cưỡng chế dân sự

+ Cưỡng chế kỷ luật

+ Cưỡng chế hành chính

- Phương pháp hành chính: Đây là phương pháp ra chỉ thị từ cấp trên xuống, nghĩa là ra những quyết định bắt buộc đối với các đối tượng quản lý. Nếu đối tượng quản lý không tuân thủ sẽ phải chịu trách nhiệm kỷ luật. Phương pháp này bao hàm cả hai nhân tố: thuyết phục và cưỡng chế. Nó dực trên nguyên tắc tập trung dân chủ, vừa thể hiện hoạt động chỉ đạo, điều hành đối với các đối tượng quản lý vừa tạo ra những điều kiện cần thiết, tối thiểu cho đối tượng quản lý để họ có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ.

5.3 Phương pháp kinh tế trong quản lý hành chính:

Đây là biện pháp dung đòn bẩy kinh tế, nhằm động viên cá nhân, tập thể tích cực lao động sản xuất, phát huy tài năng sáng tạo, hoàn thành nhiệm vụ được giao với năng suất chất lượng hiệu quả cao, bảo đảm kết hợp chặt chẽ lợi ích chung của xã hội và lợi ích riêng của người lao động. Ở phương pháp quản lý này, yếu tố lãnh đạo đơn thuần bằng chỉ thị không phải là yếu tố chính. Hoạt động quản lý được thực hiện trên cơ sở trách nhiệm vật chất của đối tượng quản lý.

Tìm hiểu thêm về khái niệm và các phương pháp quản lý nhà nước về công nghệ thông tin

Tất cả kiến thức trên Trung tâm luận văn 1080 đã giúp bạn trả lời “Quản lý hành chính nhà nước là gì?” "Phương pháp quản lý hành chính nhà nước là gì". Bài viết tổng quan hoạt động quản lý hành chính nhà nước cung cấp lượng kiến thức cơ bản giúp người đọc nhận thức rõ hơn về đặc điểm và cơ chế vận hành bộ máy. Mong rằng bạn sẽ thu hoạch được thông tin bổ ích cho bản thân. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

  1. Wikipedia , 29/7/2021. 
  2. Nguyễn Văn Dương [2021]. , 29/7/2021

Video liên quan

Chủ Đề